Nước mắt sau bão: Vợ bàng hoàng 'trắng tay rồi', chồng động viên 'còn người còn của'
Theo các chuyên gia khí tượng, hiện nay Nam bộ cũng đang dần đi đến những ngày cuối của thời kỳ nắng nóng đỉnh điểm trong mùa khô. Tuy nhiên, mùa khô vẫn còn kéo dài đến đầu tháng 5. Từ nay đến thời điểm đó, vẫn xảy ra tình trạng nắng nóng và nắng nóng gay gắt ở một số nơi. Trong suốt 3 tuần qua, nắng nóng gay gắt diện rộng ở Nam bộ đã khiến nước bốc hơi nhiều, độ ẩm không khí đang tăng và hình thành các đám mây giông nhiệt. Do đó trong những ngày cuối tháng 4, nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí cao gây nên tình trạng oi bức rất khó chịu. Các ổ mây giông cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, khiến các cơn mưa trái mùa có khả năng xảy ra nhiều hơn.Nam bộ khi nào có mưa?
Bà Mai Cẩm Linh - Giám đốc Kinh doanh YouNet Media đã có những chia sẻ về sự gắn bó lâu dài này.
Nắng nóng, nắng nóng gay gắt, nắng nóng diện rộng là gì?
Bàn chân có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe. Trên thực tế, một số bệnh nghiêm trọng sẽ dẫn đến những thay bất thường trên bàn chân. Đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh.Tim mạch và tiểu đường được xem là những "kẻ giết người thầm lặng". Nguyên nhân là vì chúng tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo những bệnh sau:Bệnh tim. Bàn chân là vị trí xa tim nhất. Các mạch máu ở ngón chân lại dễ bị tắc nghẽn do tích tụ cholesterol. Đây là lý do vì sao khi hệ thống tim mạch có vấn đề, người bệnh sẽ bị lạnh bàn chân, đôi khi kèm theo triệu chứng đau hoặc sưng phù.Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo bệnh tim, tiểu đường trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về bàn chân như: 4 bất thường bàn chân cảnh báo đang có bệnh âm thầm tiến triển; Tác hại không ngờ của thói quen không rửa chân...Testosterone là hoóc môn rất quan trọng với nam giới vì ảnh hưởng đến nhiều chức năng sinh lý và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, do tác động của tuổi tác, lối sống hoặc bệnh lý mà nồng độ testosterone sẽ suy giảm.Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sự suy giảm testosterone này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe lâu dài. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo giảm testosterone ở nam giới.Tăng mỡ bụng. Testosterone thấp có thể dẫn đến tăng cân, đặc biệt là tích tụ mỡ thừa quanh bụng. Tình trạng mỡ thừa tích tụ trên cơ thể quá nhiều sẽ ức chế khả năng tiết testosterone, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết. Không những vậy, các tế bào mỡ có thể chuyển đổi testosterone thành estrogen, khiến mức testosterone càng giảm nhiều hơn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài 4 thay đổi sức khỏe ở nam giới do bị giảm testosterone trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về nam giới như: Phát hiện sức mạnh kỳ diệu của nho đỏ đối với 'chuyện ấy' của nam giới; Dấu hiệu đi tiêu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt...Những người mà tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim sẽ dễ mắc bệnh này hơn. Do đó, họ cần bảo vệ sức khỏe tim bằng cách duy trì huyết áp, cân nặng, cholesterol khỏe mạnh và tránh một số thói quen có hại.Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Ngày mới với tin tức sức khỏe mời bạn xem tiếp nội dung bài 4 thói quen xấu người có tiền sử gia đình bị đau tim cần tránh trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 3.3. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về thói quen như: Bác sĩ chỉ thói quen hằng ngày âm thầm hủy hoại cơ thể bạn sau tuổi 50; Thói quen không ngờ đang gây hại cho tim của bạn...Ngoài ra, trong ngày thứ hai 3.3 còn có nhiều tin bài sức khỏe khác như: Chuyên gia cảnh báo triệu chứng ở cổ có thể là ung thư thận; Phát hiện mới về thời điểm tốt nhất để ngủ trưa...Ngày mới với tin tức sức khỏe xin kính chúc các bạn một tuần mới nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, làm việc hiệu quả.
Tiết lộ về mối lương duyên để cho ra đời ca khúc Đất nước (thơ Tạ Hữu Yên), nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn kể: "Cuộc đời làm văn nghệ mà có sáng tác hay về Bác Hồ và đất nước là ước mơ của biết bao người, tôi cũng vậy. Trước đây có nhiều người viết rất thành công và vì "sinh sau đẻ muộn" nên tôi mong ước lắm. Rất may năm 1984, tôi tìm gặp được bài thơ Đất nước tôi rất hay của anh Tạ Hữu Yên. Lời thơ dung dị, trữ tình, phản ánh độ dài hơn 4.000 năm của đất nước, phù hợp với suy nghĩ của mình nên qua sự gợi ý của nhạc sĩ Huy Thục, tôi bắt tay vào thực hiện ngay".
Giá vàng đạt mốc cao mọi thời đại trong lúc giá cổ phiếu suy yếu
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.