Làm sao để có được quyết định đúng đắn khi chọn ngành học?
Sau 5 năm hẹn hò, Vũ Cát Tường và bạn gái quyết định tổ chức lễ thành đôi vào ngày 12.2. Buổi lễ có sự tham gia của gia đình hai bên, bạn bè, nghệ sĩ thân thiết với Vũ Cát Tường và một số người hâm mộ. Không gian lễ thành đôi có màu sắc chủ đạo là trắng xanh và diễn ra trong không khí ấm áp, thân mật. Để đảm bảo sự riêng tư, phía Vũ Cát Tường không tiết lộ địa điểm tổ chức hôn lễ cũng như hạn chế giới truyền thông. Vũ Cát Tường sinh năm 1992, bắt đầu được biết đến sau khi giành vị trí Á quân tại The Voice 2013. Sau cuộc thi, Vũ Cát Tường ngày càng được yêu mến nhờ loạt hit Vết mưa, If, Em ơi, Từng là, Có người… Năm 2022, Vũ Cát Tường thừa nhận mình thuộc cộng đồng LGBT+ và công khai có bạn gái hồi tháng 3.2023.
Giá USD hôm nay 6.5.2024: Ngân hàng nhích nhẹ sáng đầu tuần
Chiều 18.2, Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Thanh Nghị và Bộ trưởng Bộ KH-CN nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Huỳnh Thành Đạt.Quốc hội cũng thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đối với bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, để nhận nhiệm vụ thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.Hôm 25.1, theo quyết định của Bộ Chính trị đã được công bố, ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Xây dựng; điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ngày 17.2, Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt, giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư.
Đá dăm lởm chởm trên đường
Trong buổi làm việc, đại diện chính quyền tỉnh có ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình; ông Phạm Văn Nghiêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách lĩnh vực Chuyển đổi số và Giáo dục; cùng đại diện lãnh đạo đến từ các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh. Về phía Tập đoàn FPT, có ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên.Tổng giám đốc FPT - ông Nguyễn Văn Khoa bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với tỉnh trong một số lĩnh vực trọng điểm, một trong những mục tiêu trọng tâm của FPT là xây dựng hệ thống giáo dục tại Thái Bình.Ông Nguyễn Văn Khoa đưa ra hai mô hình UniSchool (tổ hợp giáo dục) và MiniSchool (trường học quy mô nhỏ). Để phát triển các mô hình này, FPT đề xuất Lãnh đạo tỉnh có chính sách hỗ trợ tốt nhất để hai bên cùng chung tay phát triển giáo dục tại địa phương.Bên cạnh đó, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Khoa cũng đề xuất chiến lược chuyển đổi số toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình, tập trung vào bảy lĩnh vực chính: thể chế - chính sách, kinh tế số, chính quyền số, xã hội số, nhân lực số, dữ liệu số và nền tảng - hạ tầng số. Những đề xuất này hướng tới mục tiêu giúp Thái Bình xây dựng nền kinh tế số vững mạnh, quản trị chính quyền thông minh và nâng cao chất lượng sống của người dân thông qua công nghệ.Qua trao đổi giữa Tập đoàn FPT và lãnh đạo sở ban ngành, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhận thấy mục tiêu chung giữa tỉnh và Tập đoàn FPT. Chủ tịch UBND Tỉnh nhấn mạnh, hai bên sẽ ưu tiên triển khai các dự án giáo dục trước, trong đó tập trung vào đào tạo học sinh phổ thông và đào tạo nghề.Về đào tạo nghề, tỉnh nhận thấy nhu cầu rất lớn tại các khu công nghiệp. Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh sẽ có trách nhiệm khảo sát, xác định rõ nhu cầu đào tạo nghề giai đoạn 2025-2030, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp để đảm bảo học viên sau khi học nghề có việc làm ngay.Về chuyển đổi số, Chủ tịch tỉnh đề nghị FPT khảo sát thực tế, đưa ra đề xuất cụ thể trước khi triển khai, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đạt được kết quả tốt nhất.Qua buổi làm việc giữa hai bên về hợp tác về chuyển đổi số và đầu tư giáo dục tại Thái Bình, FPT tiếp tục khẳng định vai trò đồng hành cùng chính quyền địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hợp tác này không chỉ mở ra cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn góp phần đưa Thái Bình tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số, vì sự phát triển bền vững.
Ngày 25.1, thông tin từ Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương cho biết Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có quyết định phân công ông Nguyễn Lộc Hà giữ chức vụ Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, thay cho ông Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.11.2024.Trước đó, tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương (ngày 30.12.2024) đã bầu ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương làm Phó bí thư Tỉnh ủy với 100% số phiếu đồng ý (46/46).Ông Nguyễn Lộc Hà (50 tuổi, quê quán P.Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát, Bình Dương) có trình độ cử nhân kiến trúc, cử nhân kinh tế chính trị, cao cấp lý luận chính trị, được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 10.2020.Đến ngày 13.1, Tỉnh ủy Bình Dương đã công bố quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà, giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy và đến nay ông Nguyễn Lộc Hà được phân công giữ chức vụ Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương.Tỉnh ủy Bình Dương hiện gồm có: ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Lộc Hà, Phó bí thư thường trực và ông Võ Văn Minh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.Trước đó, HĐND tỉnh Bình Dương cũng tổ chức kỳ họp miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đối với ông Nguyễn Lộc Hà.
Cảnh báo nguy cơ ‘ngày tận thế của internet’ do bão mặt trời năm 2025
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Ngày 4.1, liên quan đến vụ nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, làm nhục gây xôn xao dư luận Cần Thơ, Cơ quan CSĐT và Viện KSND Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) cho biết đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ để khởi tố những người có liên quan theo quy định pháp luật.Theo lời khai ban đầu, chị H.N.B.T (ngụ P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, Cần Thơ) thừa nhận không có bằng chứng chứng minh mối quan hệ bất chính giữa chồng mình là ông N.M.Tr và chị N.N.N (30 tuổi, nữ nhân viên ngân hàng có chi nhánh tại Cần Thơ).Thời điểm xảy ra vụ việc, chị T. phát hiện chồng đi chung với chị N. giữa khuya dẫn đến ghen tuông, tức giận, không làm chủ được hành vi của mình. Trong lúc lời qua tiếng lại, T. cũng đã đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm thu hút người xung quanh, đồng tình đứng về phía mình.Hiện tại, chị T. đã nhận thức được hành vi phạm pháp của mình và đồng ý bồi thường chi phí nằm viện, thuốc điều trị và các khoản chi phí khác theo yêu cầu của chị N.N.N.Ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra tối 2.1, Đội tuyển Việt Nam với màn tỏa sáng rực rỡ của Nguyễn Xuân Son đã giành chiến thắng kịch tính 2-1 trước đội tuyển Thái Lan. Kết quả này giúp đoàn quân của HLV Kim Sang-sik nắm lợi thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đến chức vô địch giải đấu khu vực.Luật bàn thắng sân khách sân nhà đã không còn được áp dụng tại AFF Cup nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Do đó, việc Thái Lan có được 1 bàn trên sân Việt Trì (Phú Thọ) không quá quan trọng. Tại trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra trên sân Rajamangala vào 20 giờ ngày 5.1, đội tuyển Việt Nam sẽ đăng quang chức vô địch sau 90 phút thi đấu, nếu tiếp tục giành chiến thắng hoặc có kết quả hòa trước Thái Lan.Tuy nhiên, những trường hợp không mong muốn vẫn có thể sẽ xảy ra, khi đội tuyển Việt Nam để thua đội bóng xứ sở chùa vàng. Theo đó, nếu thầy trò HLV Kim Sang-sik thua Thái Lan với cách biệt 1 bàn tại chung kết lượt về (ví dụ: 0-1, 1-2, 2-3...), tổng tỷ số sau 2 trận chung kết là hòa nhau. Vào lúc này, hai đội sẽ bước vào 30 phút hiệp phụ. Nếu tỷ số vẫn là hòa sau hiệp phụ, Việt Nam và Thái Lan sẽ phân định thắng thua trên chấm luân lưu 11 m cân não, nhằm tìm ra nhà vô địch AFF Cup 2024.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.

Tuổi trẻ Quảng Ninh mang hơi ấm về vùng cao
Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 19: Lộ diện ‘trùm cuối’ hạ gục An Nhiên?
Hôm nay (20.3), Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức họp báo công bố "Giải pickleball Báo Phụ nữ TPHCM lần thứ 2 năm 2025 - 50 năm thống nhất non sông". Giải đấu hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Báo Phụ nữ TPHCM (19.5.1975 - 19.5.2025).Bà Lý Việt Trung, Tổng biên tập Báo Phụ nữ TPHCM cho biết: "Đây là một giải đấu mang ý nghĩa đặc biệt, bởi chúng tôi tin rằng pickleball là môn thể thao gắn kết gia đình. Câu chuyện về sự gắn kết này đã được minh chứng rõ nét tại giải đấu lần đầu tiên vào năm ngoái. Nhiều cặp đôi đã chia sẻ rằng, từ khi cùng nhau chơi pickleball, mối quan hệ gia đình của họ trở nên khăng khít hơn. Thay vì mỗi người một góc với chiếc điện thoại, họ cùng nhau ăn tối, chia sẻ về những trận đấu, những người bạn mới. Nhờ đó, không khí gia đình trở nên ấm áp và gắn bó hơn". Nét đáng chú ý của giải là có đến 9 nội dung tranh tài gồm đôi nữ 4.5, đôi nữ 6.0, đôi nữ mở rộng, đôi mẹ con, đôi cha con, đôi vợ chồng, đôi người nổi tiếng, đôi nam nữ cán bộ công chức, đôi nữ cán bộ công chức. Với nội dung đa dạng là cơ hội để nhiều đối tượng, nhiều VĐV các trình độ khác nhau có cơ hội tham dự giải. Về cơ cấu giải thưởng, giải có tiền thưởng cao nhất là dành cho nội dung đôi nữ mở rộng với mức 10 triệu đồng cho hạng nhất, 5 triệu đồng hạng nhì, 3 triệu đồng hạng ba. Các nội dung còn lại có mức thưởng như nhau là 3 triệu đồng cho hạng nhất, 2 triệu đồng cho hạng nhì và 1 triệu đồng dành cho hạng ba. Giải diễn ra vào ngày 19, 20.4 tại sân pickleball Tana (29 Đào Duy Anh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Báo Mỹ: Hamas dự tính tấn công sâu hơn vào Israel
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Các nhà khoa học phát hiện thêm tác dụng tuyệt vời của 'bữa cơm có cá'; 4 triệu chứng tưởng không liên quan nhưng lại là viêm khớp; Chuyên gia lưu ý việc chăm sóc bàn chân ở người tiểu đường...Tiểu đường là một rối loạn phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, trong đó có da. Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến một số biểu hiện bất thường trên da.Những bất thường này có thể là chỉ dấu để nhận biết tiểu đường. Khi đó, người mắc cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị, từ đó ngăn ngừa biến chứng.Những dấu hiệu sau trên da có thể là lời cảnh báo của tiểu đường.Đốm trên cẳng chân. Những người bị tiểu đường thường có các đốm ở chân. Tình trạng này gọi là bệnh da do tiểu đường. Người bệnh sẽ xuất hiện các đốm tròn hay hình bầu dục, có màu nâu hay nâu đỏ, thường xuất hiện trên cẳng chân. Các đốm này không gây hại nhưng là dấu hiệu cảnh báo cần kiểm tra tiểu đường.Mảng da sẫm màu hơn. Một dấu hiệu khác cảnh báo tiểu đường là da xuất hiện những mảng hay dải da sẫm màu và mịn. Những vị trí thường gặp nhất là trên cổ, nách và bẹn. Tình trạng này được gọi là acanthosis nigricans và được xem là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tiểu đường. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.3.Viêm khớp dạng thấp thường có các triệu chứng như đau, sưng và cứng khớp. Nhưng bên cạnh đó, bệnh cũng có những triệu chứng tiềm ẩn mà người mắc thường bỏ qua vì nghĩ không liên quan đến viêm khớp.Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh của cơ thể, đặc biệt là màng hoạt dịch của khớp. Hệ quả là gây viêm, sưng, đau và cứng khớp, có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.Do đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không chỉ đối mặt với đau khớp mà còn bị ảnh hưởng trên toàn cơ thể. Nhiều người bệnh xuất hiện các triệu chứng sớm của viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, những triệu chứng này dường như không liên quan đến viêm khớp, dẫn đến làm chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Những triệu chứng này gồm:Mệt mỏi dai dẳng. Cảm thấy mệt mỏi dai dẳng dù đã nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ từ 7-8 tiếng/ngày thì có thể là do viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này không chỉ là mệt mỏi mà gần như là kiệt sức, ảnh hưởng lớn đến hoạt động hằng ngày.Sụt cân không rõ nguyên nhân. Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng mà trọng lượng cơ thể sụt giảm mà không do ăn kiêng, tập thể dục hay bất kỳ nỗ lực giảm cân có chủ đích nào. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 5.3.Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry đã phát hiện thêm một tác dụng tuyệt vời của cá đối với sức khỏe.Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
ethan yau poker
Các tác nhân chủ yếu gây cúm là các vi rút cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Trong các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12.2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới; cùng với đó, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng gia tăng từ cuối năm 2024, nhất là tại các quốc gia trong khu vực Bắc bán cầu.Bộ Y tế lưu ý, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, thường xuyên tập trung đông người tại các địa điểm vui chơi, giải trí, khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.Để chủ động công tác phòng chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế ngày 8.2 đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác phòng chống bệnh. Theo đó, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14.11.2024 và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình.Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo ban quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục - đào tạo phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.Đồng thời, cần đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh. Bệnh cúm thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có nguy cơ gây biến chứng nặng và nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, tiểu đường, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong.Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và nguy cơ cao có biến chứng do bệnh cúm là: trẻ em từ 6 - 23 tháng tuổi và những người từ 65 tuổi trở lên; người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch; phụ nữ có thai trong mùa bệnh cúm; những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn; những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân…Bệnh cúm có thể nặng hơn ở những người có nguy cơ cao nêu trên. Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hằng năm, đặc biệt với những người có nguy cơ cao biến chứng khi mắc cúm.(Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư)
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư