Thăng hạng style mùa thu với những bản phối jumpsuit sang chảnh
Ở lần thứ 2 tham dự vòng loại Đông Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, đội bóng Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đã thể hiện bộ mặt rất khác, cho thấy sự tiến bộ chuyên môn rất rõ.Điều này thể hiện qua 2 chiến thắng ở vòng bảng, với tỷ số 3-1 trước Trường ĐH Bình Dương và 6-0 trước Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi để lọt vào vòng bán kết với ngôi đầu nhóm 1.Thậm chí, thầy trò HLV Vũ Đức Thanh Châu của Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu còn đang tự tin hướng đến trận chung kết vòng loại, để tranh tấm vé đáng mơ ước dự vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025 tại TP.HCM.Trong khi đó, Trường ĐH Lạc Hồng đã có hành trình hú vía, khi thua đậm 1-9 trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai và bất ngờ để Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 cầm hòa với tỷ số 1-1.Rất may ở lượt đấu cuối cùng, đội bóng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã thắng đậm Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2 với tỷ số 11-0, giúp thầy trò HLV Đèo Đăng Khoa lách qua khe cửa hẹp nhờ hơn hiệu số phụ.Dù bị đánh giá thấp hơn, nhưng trái bóng vốn tròn nên không ai có thể nói trước điều gì, vì nếu có chiến thuật tiếp cận trận đấu hợp lý, cộng thêm một chút may mắn thì Trường ĐH Lạc Hồng vẫn có thể hoàn toàn có thể tạo nên bất ngờ.
Hãy để Quang Hải, Công Phượng… xuất ngoại!
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.
Nhiều sinh viên TP.Đà Nẵng được tặng học bổng vượt khó
Các loại thực phẩm như thịt gà, trứng, thịt bò, sữa chua Hy Lạp chứa một lượng lớn protein - phần chính cấu tạo nên nang tóc - và sắt - giúp hỗ trợ quá trình mọc tóc.
Ngày 16.3, HĐND TP.HCM phối hợp Đài truyền hình TP.HCM tổ chức chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời tháng 3.2025, chủ đề Tinh gọn sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.Tại chương trình, cử tri Trần Thị Như Phương, thành viên hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) đặt vấn đề, TP.HCM có số lượng không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy đã được chăm lo theo Nghị định 178 năm 2024 của Chính phủ và Nghị quyết 01 của HĐND TP.HCM. "Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận vẫn còn sức khoẻ, có trình độ, năng lực. Do đó, mong muốn lãnh đạo TP.HCM quan tâm, có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ, giới thiệu việc làm mới để người lao động tiếp tục làm việc, được cống hiến cho sự phát triển của thành phố", bà Phương nêu ý kiến.Trả lời cử tri, ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết: "Hiện sở đã tham mưu UBND TP.HCM tiếp tục thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến Nghị quyết 178 của Chính phủ cũng như Nghị quyết 01 của HĐND TP.HCM về chính sách hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy. Bên cạnh đó, thành phố cũng huy động các doanh nghiệp nhà nước tại thành phố ưu tiên tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư, tạo điều kiện trưng dụng và khai thác hiệu quả nguồn lực".Với các cá nhân mong muốn tự khởi nghiệp, thông tin về các chế độ, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, chuyển đổi công việc, ông Nam cho hay, TP.HCM có chương trình hỗ trợ thúc đẩy vay vốn ưu đãi, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và kết nối với các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, TP.HCM còn tăng cường thông tin, giới thiệu việc làm đến các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận nhân sự. Đồng thời, tích cực phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao… để giới thiệu việc làm cho đội ngũ dôi dư sau sắp xếp.Còn cử tri Lý Kim Anh (Q.6) đề nghị TP.HCM sớm hoàn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy để đưa vào hoạt động và phục vụ người dân được liên tục, thuận lợi. Với những cán bộ tiếp tục công tác sau sắp xếp bộ máy, cử tri Kim Anh đề xuất chính quyền thành phố có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.Về vấn đề này, ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết hiện TP.HCM đã triển khai thực hiện hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị, cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp từ cấp thành phố đến quận, huyện và đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.3.2025. Như vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện, các hồ sơ, thủ tục vẫn được đảm bảo thông suốt và phục vụ tốt theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp."Hiện TP.HCM cũng đang tiếp tục chuẩn bị các dự thảo, đề án để thực hiện chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục sắp xếp một số tỉnh, thành, không tổ chức cấp huyện và tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã", ông Nam thông tin.Với các cán bộ còn tiếp tục công tác sau sắp xếp bộ máy, hiện TP.HCM tập trung thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ."TP.HCM đang xây dựng và triển khai đề án Xây dựng nền công vụ hiện đại, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Trung ương là ngày càng hiện đại và hội nhập. Tiếp tục triển khai đề án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn chuyên sâu và có tổ chức, giai đoạn 2026 - 2030. Năm 2025, thành phố sẽ tổ chức 55 lớp bồi dưỡng cho khoảng 32.000 cán bộ, công chức, kể cả trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, phục vụ người dân", lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM thông tin.Bên cạnh đó, TP.HCM cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động sắp xếp, bố trí các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại cơ quan, đơn vị và cử nhân sự tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo do Trung ương và thành phố tổ chức. Trong đó, ưu tiên đội ngũ cán bộ, công chức có tiếp nhận nhiệm vụ mới hoặc có chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ là từ đơn vị này sang đơn vị khác.
Tuyên dương 28 đảng viên trẻ tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên – Huế
Tham gia đoàn công tác với Tổng Bí thư Tô Lâm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các lãnh đạo một số số bộ, ban, ngành…Theo báo cáo của tỉnh Gia Lai, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 6,21%/năm, GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 75 triệu đồng. Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Gia Lai kiến nghị T.Ư quan tâm bố trí vốn cho các dự án hạ tầng quan trọng thúc đẩy liên kết vùng như: Dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; nâng cấp cảng hàng không Pleiku lên cấp 4C; bố trí nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; nâng tỷ lệ bổ sung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước…Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá: Giao thông kết nối địa phương ở Gia Lai còn khó khăn, nhất là các trục ngang kết nối Gia Lai với vùng duyên hải Nam Trung bộ; không có nhà đầu tư chiến lược, thu hút đầu tư hạn chế…Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Gia Lai cần sớm đầu tư các trục ngang kéo Tây nguyên về với biển, trong đó có tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã thống nhất chuyển dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sang đầu tư công, nếu có nguồn vượt thu trong năm 2025 sẽ bố trí làm ngay.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình thông tin thêm: Chính phủ đã giao 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định làm chủ đầu tư dự án này. Để đẩy nhanh tiến độ, phần giải phóng mặt bằng được tách thành dự án riêng, giao cho các địa phương làm trước để thuận lợi trong thực hiện dự án.Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao vai trò vị trí chiến lược quan trọng của Gia Lai về chính trị xã hội, an ninh quốc phòng ở khu vực Tây nguyên cũng như cả nước. Theo Tổng Bí thư, Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển như nguồn lực đất đai dồi dào, khí hậu tốt, là tiền đề của nông nghiệp quy mô lớn, du lịch, năng lượng tái tạo. Tổng Bí thư yêu cầu tỉnh Gia Lai đẩy mạnh phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột: Nông nghiệp, du lịch, thu hút đầu tư. Gia Lai phải tăng cường mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.Tổng Bí thư Tô Lâm cũng bày tỏ sự lo ngại và sốt ruột khi thời gian qua nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội Gia Lai đặt ra không hoàn thành, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tổng Bí thư chỉ đạo đưa định hướng quyết tâm phát triển Gia Lai thành tỉnh khá dựa trên nông nghiệp hữu cơ, đa dạng sinh thái và văn hóa. "Gia Lai cần nhanh chóng rà soát các chỉ tiêu chưa thực hiện được, tháo gỡ các điểm nghẽn phát triển để tạo bước đột phá mới trong thời gian tới", Tổng Bí thư lưu ý.Tổng Bí thư cũng yêu cầu tỉnh Gia Lai phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hạ tầng giao thông, thủy lợi; thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao đóng góp khu vực kinh tế này vào GRDP của tỉnh; nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân.Tổng Bí thư đề nghị các bộ, ban, ngành xem xét, nghiên cứu giải quyết cụ thể các kiến nghị của tỉnh, hỗ trợ tối đa cho Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả trong thời gian tới. Tổng Bí thư tin tưởng tỉnh Gia Lai sẽ có những bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo những nền tảng vững chắc để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện trong thời gian tới, nhân dân có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc, vững bước cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh.Dịp này, Tổng Bí thư đã tặng công trình trạm y tế trị giá 5 tỉ đồng cho xã Glar, H.Đak Đoa (Gia Lai) nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác tới thăm, làm việc với Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng).

Thương hiệu kinh dị 'Lưỡi cưa' có phần 11
Hé lộ căn penthouse triệu đô tại Mỹ của vợ chồng David Beckham
Ngày 1.3, theo ghi nhận của PV, mưa trái mùa đã khiến cho mực nước trên sông Krông Ana đang ở mức khá cao, hàng trăm ha lúa vụ đông xuân của nông dân ở xã Bình Hòa (H.Krông Ana) và xã Buôn Triết (H.Lắk, Đắk Lắk) ngập trong "biển nước". Họ gần như mất trắng.Đứng ở trạm bơm chống ngập úng, ông Phạm Văn Thêm (trú tại xã Buôn Triết, H.Lắk) than vãn, nhìn xa xăm về 2 ha lúa vừa mới gieo sạ đang ngập trong "biển nước" do mưa trái mùa gây ra. "Tôi đi kinh tế mới ở Đắk Lắk vào những năm 90 nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy có mưa vào tháng giêng. Khi nghe dự báo thời tiết có khả năng ngập úng do mưa trái mùa, bà con trong thôn, xã hết sức lo lắng về vụ lúa đông xuân mới gieo xong", ông Thêm nói.Ông Thêm cho biết, đêm đầu tiên nước lên, bà con trong vùng đã cùng nhau chuẩn bị tư trang để đắp đê, ngăn nước lũ thượng nguồn đổ về cánh đồng. Mặc dù, bà con đã thức suốt đêm, nỗ lực đắp đê nhưng vẫn phải chịu thua, bất lực nhìn ruộng lúa bị ngập úng do nước lên nhanh bất thường…Cách nhau một con đường nhựa, cánh đồng Bàu Năm Niên của nông dân xã Bình Hòa (H.Krông Ana) cũng bị ảnh hưởng do mưa trái mùa, nhấn chìm 6 ha lúa. Những ngày qua, bà con dùng cọc tre, bao cát, cùng nhau đắp đê chống nước lũ tràn vào ruộng lúa. Thức trắng nhiều ngày đêm để đóng cọc, gia cố đoạn đê trên cánh đồng, nhiều người dân cho biết họ phải chạy đua với thời gian để đắp đê ngăn nước lũ. Tuy nhiên, tình cảnh của họ cũng giống như người dân xã Buôn Triết (H.Lắk), ngậm ngùi nhìn nước lũ xâm lấn, nhấn chìm lúa vụ đông xuân. "Mấy ngày nay, chúng tôi thay phiên nhau trực cả ngày lẫn đêm, vừa đắp đê, vừa phải đi kiểm tra các đoạn đê, kiểm tra máy bơm. Nước lũ chảy xiết nhưng chúng tôi vẫn phải gồng mình đắp đê, cố gắng được chừng nào hay chừng đó…", ông Nguyễn Hùng (trú tại xã Bình Hòa, H.Krông Ana) nói. Theo đánh giá của người dân, nếu để nước rút hết thì phải mất thêm khoảng 15 ngày. Họ sẽ khó gieo sạ lại vì phải gặt muộn trong khi vài tháng nữa là mùa mưa lũ. Trận mưa trái mùa vào tháng hai âm lịch là trận mưa chưa từng xảy ra trong hàng chục năm qua…Theo báo cáo của UBND xã Buôn Triết (H.Lắk), đợt mưa trái mùa vừa qua đã khiến hơn 200 ha lúa trên địa bàn bị ngập úng. Đáng nói, cánh đồng thôn Kiến Xương bị "biển nước" nhấn chìm ngay tại công trình trạm bơm chống úng.Theo đó, nguyên nhân do công trình trạm bơm chống úng thuộc dự án Đê bao ngăn lũ phía nam sông Krông Ana tại khu vực họng Eo Đờn thôn Kiến Xương chưa phát huy được công năng, không thể kéo cánh phải lên và xuống, để ngăn nước sông Krông Ana tràn vào qua họng Eo Đờn. Hiện trạng công trình đã thi công hơn 3 năm nhưng vẫn còn dở dang chưa thể hoạt động.Theo kết quả thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN H.Krông Ana, diện tích lúa nước bị ngập úng trên địa bàn huyện khoảng 136 ha. Cụ thể, thiệt hại tại cánh đồng Bàu Cụt 30 ha; cánh đồng Bàu Đen 70 ha; cánh đồng Bàu Năm Niên (xã Bình Hòa) 6 ha; cánh đồng A (TT.Buôn Trấp) 30 ha.Theo đó, UBND xã Bình Hòa chỉ đạo HTX và người dân sử dụng 11 máy bơm các loại để chống úng cho sản xuất; huy động lực lượng và bố trí 6 máy múc triển khai gia cố khoảng 3 km bờ bao để bảo vệ cánh đồng sản xuất lúa của người dân. Đồng thời, UBND TT.Buôn Trấp huy động người dân và lực lượng xung kích gia cố 2 cống thoát nước và huy động 2 máy bơm để bơm nước chống úng.
Những ngày đẹp trời - Truyện ngắn dự thi của Ng.Uyên
Tối ngày 12.1.2025, tại Gala Vinh danh và Trao giải WeChoice Awards 2024, giải thưởng "Trái tim dũng cảm" đã gọi tên Trung uý Nguyễn Đức Tài, nhân viên kỹ thuật nhà trạm Viettel Construction. Giải thưởng là sự ghi nhận xứng đáng cho hành động quên mình, cứu người trong hành trình ứng cứu thông tin của anh khi cơn bão Yagi càn quét vào tháng 9.2024.Anh Nguyễn Đức Tài từng là nhân viên kỹ thuật nhà trạm tại Tổng Công ty Công ty Công trình Viettel, đảm nhiệm công việc bảo trì hệ thống và phát triển hạ tầng mạng lưới trên những cung đường hiểm trở. Công việc của anh không chỉ đòi hỏi chuyên môn cao mà còn cần bản lĩnh kiên cường, lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao. Chính những phẩm chất này, được tôi rèn qua công việc hàng ngày đồng thời đây cũng chính là tinh thần của một người lính Viettel - luôn lấy phương châm "vì dân phục vụ" làm kim chỉ nam cho hành động. Và cũng chính những điều ấy đã dẫn dắt anh vào một bước ngoặt đầy thách thức và kiêu hãnh trong cuộc đời.Vào rạng sáng ngày 13.07.2024, tại Km11, Quốc lộ 34, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, Hà Giang, một trận sạt lở đất kinh hoàng đã ập đến, cướp đi sinh mạng của 11 người và làm 4 người khác bị thương. Trong đêm tối đó, khi nhận được thông báo từ người dân về đường cáp quang bị đứt, anh Tài đã vội vàng xuất phát lên hiện trường. Khoảnh khắc nguy hiểm nhất xảy ra khi anh Tài phát hiện một bé gái 7 tuổi đang gào khóc giữa đống đất đá. Dù biết rằng việc làm đó chẳng khác nào liều mạng, anh không hề do dự. Lòng dũng cảm và bản năng tốt đẹp của con người thôi thúc anh lao vào vùng nguy hiểm để cứu sống đứa trẻ. Giữa lằn ranh sinh tử, anh không nghĩ ngợi gì ngoài việc cứu lấy sinh mạng bé nhỏ ấy. Với anh, cứu người không phải là trách nhiệm mà là lựa chọn, và anh lựa chọn trong giây phút sinh tử quên đi chính mình. Sau khi đưa bé gái tới nơi an toàn, anh Tài tiếp tục quay lại hiện trường để tham gia cứu người.Trong khi làm nhiệm vụ, chiếc xe máy của anh bị vùi lấp dưới lớp đất đá dày đặc. "Tài sản có thể kiếm lại được nhưng những mạng sống đã mất thì không thể hồi sinh. Nhìn những ánh mắt hy vọng, những giọt nước mắt mừng rỡ của người dân khi thấy người cứu hộ đến, tôi không thể nào quên được. Và tôi chỉ ước mình có thể làm được nhiều hơn thế." - Anh nghẹn ngào chia sẻ tại sự kiện về những giây phút sinh tử.Hành động dũng cảm ấy không chỉ cứu sống một mạng người, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân. Để biểu dương tinh thần cứu người cao cả của anh, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã quyết định tuyển dụng anh Nguyễn Đức Tài vào hàng ngũ quân nhân chuyên nghiệp, đồng thời không lâu sau đó, phong anh quân hàm Trung úy - một sự ghi nhận xứng đáng cho người lính mang trong mình trái tim "vì dân".Phát biểu tại buổi lễ, Trung uý Nguyễn Đức Tài đồng thời nhấn mạnh: "Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel; Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel, đã trao cho tôi cơ hội và vinh dự này, tôi sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách được giao phó và cống hiến cho đất nước nhiều hơn nữa".Việc nhận được giải thưởng "Trái tim dũng cảm" tại WeChoice Awards 2024 đã vinh khắc họa rõ nét phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tinh thần bất khuất và kiên cường của "người lính Viettel". Với anh Tài, việc cứu người không phải là một nhiệm vụ hay công việc, mà là trách nhiệm thiêng liêng, là bản năng tự nhiên của một người luôn sẵn sàng xả thân vì lợi ích của cộng đồng. Đó không phải là sự lựa chọn. Đó là một phần trong lương tâm và trái tim của anh. Giải thưởng này như là lời tri ân dành cho anh Tài, người sẵn sàng đánh đổi sự an toàn của mình để bảo vệ tính mạng của người khác.Chặng đường từ một nhân viên kỹ thuật đến người lính mang quân hàm Trung úy, từ một người bình dị trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, anh Tài là hình mẫu của những người lính Viettel, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn sẵn sàng "đứng mũi chịu sào", sát cánh cùng nhân dân trong những thời khắc hiểm nguy. Đồng thời, đây cũng là minh chứng rõ nét nhất cho những giá trị cốt lõi mà Viettel luôn hướng tới: Đặt con người lên hàng đầu và sẵn sàng cống hiến vì cộng đồng.Với giải thưởng "Trái tim dũng cảm" tại WeChoice Awards 2024, có thể nói Trung úy Nguyễn Đức Tài đã khẳng định và lan tỏa được nguồn cảm hứng sống động về một tinh thần "Việt Nam tôi đó" - một Việt Nam luôn sáng bừng trong mọi nghịch cảnh, dù nhỏ bé nhưng ẩn chứa những sức mạnh phi thường và luôn được sưởi ấm bởi những trái tim không ngừng đập.
medal tally 32nd sea games
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư