VN-Index rớt 60 điểm, vốn hóa HOSE mất gần 10 tỉ đô
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ hai ngày 13.1.2025.KQXS TP.HCM, Đồng Tháp, Cà Mau, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên... ngày 13.1.2025 Ký hiệu trúng đặc biệt: Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 47: Vợ chồng Đức Anh bị lộ chuyện ly thân
Viglacera hiện cũng đang là nhà phát triển khu công nghiệp hàng đầu với 11 khu công nghiệp tại Việt Nam và 1 khu kinh tế tại Cuba. Mới đây, Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp Sông Công II, giai đoạn 2, tỉnh Thái Nguyên và tại khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa, khẳng định hướng mở rộng trong lĩnh vực khu công nghiệp của Viglacera.
Con đường có giá thuê đắt đỏ nhất thế giới ế ẩm
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Dự và phát biểu tại lễ khai mạc, Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Lê Khắc Nam, cho biết giải chạy S-Race 2023 là dịp để ngành GD-ĐT thành phố có cơ hội biểu dương lực lượng, thể hiện kết quả công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao học đường trong những năm qua.
Vạn Lý Trường Thành và những điều kỳ thú của thiên nhiên
Với triết lý luôn đặt lợi ích và sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu, bác sĩ Sang đã trở thành người đồng hành đáng tin cậy của hơn 12.000 khách hàng trên hành trình tìm kiếm vẻ đẹp và sự tự tin.Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y khoa, bác sĩ Sang không ngừng trau dồi chuyên môn qua các chương trình tu nghiệp tại những quốc gia hàng đầu về thẩm mỹ như Pháp, Úc, và Hàn Quốc. Ông từng là bác sĩ cấp cao tại bệnh viện lớn tại TP.HCM, nơi ông đảm nhận hàng nghìn ca phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp. Hiện tại, bác sĩ Võ Thanh Sang giữ vai trò Trưởng bộ phận khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ tại Bệnh viện World Wide, tiếp tục hành trình kiến tạo vẻ đẹp và mang lại sự tự tin cho khách hàng.Nhưng điều làm nên sự khác biệt của bác sĩ Sang không chỉ là tay nghề mà còn là cái tâm của một người bác sĩ. Ông hiểu rằng, mỗi khách hàng không chỉ mong muốn có một diện mạo mới, mà còn cần sự an tâm và niềm tin vào quá trình thẩm mỹ. Vì vậy, mọi ca phẫu thuật của bác sĩ Sang đều được thực hiện dựa trên nguyên tắc: an toàn tuyệt đối, tối ưu kết quả, hạn chế tối đa rủi ro.Khách hàng đến với bác sĩ Sang không chỉ để thay đổi ngoại hình mà còn để tìm kiếm một vẻ đẹp phù hợp, hài hòa và tự nhiên. Ông luôn khuyến khích khách hàng lắng nghe nhu cầu của bản thân thay vì chạy theo các xu hướng nhất thời. Với phương châm: "Mỗi khách hàng là một tác phẩm nghệ thuật độc bản", bác sĩ Sang luôn cá nhân hóa từng giải pháp thẩm mỹ để mang lại kết quả tốt nhất.Bác sĩ Sang tin rằng, hành nghề y không chỉ là một công việc mà còn là sứ mệnh. Ông thường xuyên chia sẻ các kiến thức y khoa, những cảnh báo về nguy cơ từ các quảng cáo thẩm mỹ giá rẻ, giúp khách hàng tránh rơi vào những cạm bẫy "giá rẻ, chất lượng thấp"."Kinh doanh là vì lợi nhuận, nhưng tôi không bao giờ đánh đổi sức khỏe của khách hàng để đạt được điều đó. Tôi mong muốn khách hàng luôn nhận được những giá trị tốt nhất, dù lớn hay nhỏ," bác sĩ Sang chia sẻ.Qua nhiều năm cống hiến, bác sĩ Sang không chỉ giúp khách hàng đạt được vẻ ngoài mong muốn mà còn góp phần khơi dậy sự tự tin trong họ. Đằng sau mỗi câu chuyện thay đổi ngoạn mục là sự cố gắng không ngừng nghỉ của một người bác sĩ với tất cả tâm huyết và tình yêu nghề.