QUNIMEX kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
Sáng nay 4.5, giá cà phê trong nước giảm cực mạnh, khoảng 12.500 đồng/kg. Đây được xem là mức giảm lớn nhất thời gian qua tại các phiên giao dịch. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây nguyên còn 118.100 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum ở mức giá 118.000 đồng/kg; tại Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 118.200 đồng/kg. Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với 117.500 đồng/kg.Khám phá những điểm đến nổi tiếng hút khách Việt tại Fukushima
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC 3 lần thay đổi giá vàng trong sáng 21.3, mỗi lần giảm từ 300.000 - 800.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm từ 900.000 đến 1,4 triệu đồng mỗi lượng. Tương tự, các đơn vị kinh doanh vàng khác như Bảo Tín Minh Châu, Doji, Phú Quý… cũng liên tục điều chỉnh giá đi xuống. Giá mua vàng miếng SJC xuống còn 96,4 triệu đồng, bán ra còn 98,9 triệu đồng.Cùng với đó, giá vàng nhẫn 4 số 9 của các đơn vị cũng lao dốc từ 200.000 - 600.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức mất giá trong sáng 21.3 lên 700.000 đến 1,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji là đơn vị giảm giá mua vàng mạnh nhất trên thị trường, lên 1,6 triệu đồng, xuống còn 96,9 triệu đồng, trong khi chiều bán ra còn 99,3 triệu đồng. Các công ty cũng giảm giá mua vào nhanh hơn so với bán ra. Công ty Bảo Tín Minh Châu là giảm giá mua vào còn 97,5 triệu đồng, bán ra 99,6 triệu đồng. Công ty Phú Quý mua vào với giá 97,3 triệu đồng, bán ra 99,3 triệu đồng…Ghi nhận trên thị trường, nhiều người mang vàng bán chốt lời, trong khi chiều mua vào giảm không bằng. Tại Công ty SJC, số khách hàng đến bán vàng khối lượng lớn hơn so với mua vào. Điều này khiến vàng trong nước giảm mạnh hơn so với giá thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ, giá vàng miếng SJC đã giảm 1,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra, còn mua vào giảm mạnh hơn lên đến 2,2 triệu đồng/lượng. Vàng trong nước giảm khoảng 2% chỉ trong một ngày, trong khi giá vàng thế giới giảm khoảng 0,5%. Kim loại quý thế giới giảm 15 USD/ounce, xuống còn 3.030 USD/ounce.
Bàn cách giải quyết hơn 10.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang
Ngoài ra, trong kỳ nghỉ, nhiều người có lịch sinh hoạt kiểu thức khuya, dậy muộn, ăn uống vô độ hoặc dùng quá nhiều rượu, bia có thể dẫn đến uể oải kéo dài. Đây còn gọi là "post-vacation depression" (hội chứng trầm cảm sau nghỉ lễ). Dấu hiệu là uể oải, khó ngủ, đau mỏi vai gáy, thắt lưng, khó tập trung công việc, tinh thần đi xuống”, thạc sĩ Thành chia sẻ.
Ngày 20.2, TAND TP.Hà Nội ban hành quyết định đưa ra xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, liên quan đến cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng một số cá nhân tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT-TT.Theo quyết định, cả 13 bị cáo đều bị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài bà Nhàn, còn có bị cáo Nguyễn Trọng Đường, thời điểm xảy ra sai phạm đang làm Giám đốc VNCERT, sau đó giữ chức Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ TT-TT.Nhóm bị cáo còn lại gồm: Ngô Quang Huy, cựu Phó giám đốc VNCERT; Trần Duy Hiếu, cựu Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính; Nguyễn Huy Hùng, chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính; Trần Nguyên Chung, cựu Trưởng phòng thuộc Cục An toàn thông tin; Nguyễn Thị Ánh Hồng, chuyên viên VNCERT...Phiên tòa dự kiến được mở vào 17.3 tới đây, kéo dài trong 8 ngày. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên, do thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm chủ tọa.Theo cáo trạng, năm 2016, VNCERT được TT-TT thông giao triển khai dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối internet quốc tế. Tổng mức đầu tư 95 tỉ đồng.Ngay từ giai đoạn xây dựng danh mục trang thiết bị và phần mềm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới tại Công ty AIC liên hệ với các hãng bán hàng, hỏi giá thiết bị theo danh mục của VNCERT, cộng thêm 40% vào giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.VNCERT sử dụng danh mục, dự toán trên, hợp thức các gói thầu tư vấn để Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình lãnh đạo bộ phê duyệt.Khi phát hành hồ sơ mời thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỉ đồng, đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) làm "quân xanh" nhằm thông thầu.Với chuỗi hành vi của bà Nhàn và các bị cáo, tài sản nhà nước bị thiệt hại hơn 17 tỉ đồng. Đến nay, bà Nhàn vẫn đang bỏ trốn.Vẫn theo cáo trạng, ông Nguyễn Trọng Đường là người đại diện chủ đầu tư trong quá trình triển khai gói thầu số 8. Ông này đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho AIC tham gia và trúng thầu.Sau khi đấu thầu, ông Đường nhận 1 túi quà tết của phía Công ty AIC, bên trong có 1 tỉ đồng. Bị cáo dùng 200 triệu chi tiêu cá nhân, còn lại chi tiền tết cho các nhân viên VNCERT tham gia dự án.Đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đây là vụ án thứ 5 cựu Chủ tịch Tập đoàn AIC bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Cuối năm 2022, bà Nhàn bị phạt 30 năm tù về 2 tội là vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.Tháng 10.2023, bà Nhàn bị tuyên 10 năm tù trong vụ án sai phạm cung cấp thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.Bà Nhàn còn bị tuyên 24 năm tù trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và 13 năm tù trong vụ án đưa hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh.
Bộ Quốc phòng diễn tập phòng chống Covid-19 quy mô toàn quân
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".