Vì sao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu ngừng sử dụng robot đặt lệnh?
Chỉ ra những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, bác sĩ Lợi cho biết sẽ có những triệu chứng đặc trưng như: đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy, đau đầu do số độc tố có trong thực phẩm gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, mệt mỏi và chán ăn.Thi lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) năm nay có gì mới?
Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, Việt Nam vẫn giữ vững cục diện đất nước hòa bình, ổn định và phát triển. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã nhấn mạnh: "Việt Nam được dư luận quốc tế coi là một trong những điểm sáng của khu vực".Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2024, Việt Nam đã tiến hành tổng cộng 60 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực có nhu cầu và lợi ích.Trong năm nay Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Úc, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược với Brazil, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ và UAE. Bên cạnh đó, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, Việt Nam đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước"Các hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực, đạt nhiều kết quả thực chất, tạo nên tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Sơn khẳng định.Chia sẻ về đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, đối ngoại đóng vai trò quan trọng, định vị Việt Nam thuận lợi trong dòng chảy của thời đại và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phục vụ cho sự vươn mình của đất nước."Yếu tố bảo đảm cho sự vươn lên của dân tộc là môi trường chiến lược hòa bình, hữu nghị, hợp tác thuận lợi cho phát triển. Do đó nhiệm vụ của đối ngoại là làm thế nào củng cố, giữ vững cục diện này vững vàng trước các biến động, tạo điều kiện cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới", Phó thủ tướng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đối ngoại có thể đóng vai trò kiến tạo, động lực, mở ra các cơ hội mới cho đất nước vươn mình. Trong đó đối ngoại đóng vai trò kết nối nội lực với ngoại lực, trong đó nội lực là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá.'Việt Nam có khả năng, điều kiện tham gia nhiều hơn nhưng cũng được kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, phát triển và giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, góp phần xây dựng và bảo vệ trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng dựa trên luật pháp quốc tế", Phó thủ tướng khẳng định.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, tầm vóc lịch sử và văn hóa, vị thế chính trị và kinh tế của đất nước tạo điều kiện cho việc phát huy "sức mạnh mềm" của dân tộc. Đồng thời, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới đòi hỏi cần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao ngày càng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, ngoại giao kinh tế tiếp tục đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế chung của đất nước dù kinh tế thế giới còn trong giai đoạn khó khăn.Trong năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc kỷ lục mới hơn 800 tỉ USD; Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới; đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, gần 6 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hơn 130 quốc gia là bộ phận không thể tách rời của dân tộc.Nguồn đầu tư, kiều hối, tri thức của kiều bào thực sự là những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước với 421 dự án FDI và tổng vốn đăng ký 1,72 tỉ USD tại 42/63 tỉnh, thành; nguồn kiều hối dự báo đạt 16 tỉ USD năm 2024.
Hướng dẫn tích hợp bảo hiểm xã hội vào ứng dụng VNeID
Trong ba năm, Khiêm có hơn 50 bức tranh thêu tay thủ công hoàn toàn, giá thành từ 3 triệu trở lên. Mỗi tháng chỉ 2-3 sản phẩm “xuất xưởng” vì cần nhiều thời gian hoàn thiện.“Tôi đi tìm kiếm sự tự do” - Khiêm chia sẻ về lý do bắt đầu con đường này. Từng thử sức với nhiều công việc từ shipper, thợ xăm đến ngồi bàn giấy nhưng không hợp, chàng trai quyết định nghỉ ở nhà một thời gian, học thêm móc len, hội họa,... rồi nhận ra đam mê với bộ môn thêu tay.Bên cạnh xem các video thêu truyền thống trong nước, Khiêm tham khảo các tài liệu nước ngoài, từng bước cải thiện tay nghề của mình. Thời gian đầu, không khi nào mà đầu ngón tay anh “lành lặn” vì bị kim đâm chi chít do chưa thạo. Không chỉ vậy, vốn cơ địa đô con nên khi thao tác với cây kim nhỏ xíu, cầm khung thêu trong thời gian dài, bắp tay, vai của anh cũng trở nên mỏi nhừ.“Tôi học nhanh, cũng biết vẽ từ trước nên ba tháng đã nắm hầu hết kỹ thuật. Tuy nhiên, mục đích học thêu ban đầu của tôi chỉ nhằm để xả stress. Tôi mong mình được thỏa sức sáng tạo mà không bị gò bó như trong môi trường làm việc ở công ty trước kia”, Khiêm nói.Do đó, lần đầu có khách ngỏ lời khi thấy Khiêm đăng tải tranh vẽ trên trang cá nhân, anh đã rất bất ngờ nhưng lại từ chối. Chàng trai cho biết mình chỉ dám nhận đơn sau một năm vì muốn thạo nghề hơn để đem đến sản phẩm chỉn chu nhất.Trong quá trình tự học, Khiêm không ngại thử sức với nhiều chủ đề, phong cách khác nhau từ chân dung, cảnh vật đến hoạt hinh. Dần dần, anh đã có “chữ ký riêng” của mình giữa hàng loạt các sản phẩm thủ công trên thị trường. Khiêm đặc biệt chú trọng vào yếu tố mĩ thuật như hình khối, màu sắc, tả xa - gần, chính - phụ, hướng nhìn chứ không chỉ dừng lại ở kỹ thuật.Tác phẩm sư tử gần đây của Khiêm là một minh chứng thể hiện rõ nét độc bản. Bức tranh được hoàn thành trong vòng 10 ngày với hơn 100 tiếng làm việc. Khi đăng tải lên mạng xã hội, nhiều bình luận xuýt xoa khen vì độ sống động, lột tả thành công nét dũng mãnh của “chúa tể sơn lâm”.Nhớ lại những ngày đầu học thêu, Khiêm tâm sự từng bị nhiều người xung quanh trêu chọc “coi chừng biến thành nữ”, “đồ trang trí thu nhập không đủ sống”. Anh chàng bỏ ngoài tai những ý kiến tiêu cực, kiên trì với đam mê vì tìm thấy niềm vui thật sự khi đắm mình trong những mũi kim.“Không ít người cho rằng nghề này không phù hợp với nam giới. Điều này dễ hiểu vì con trai thích thể hiện bản thân, trong khi bộ môn thủ công cần thời gian lâu mới thấy tiến bộ nên đây là một thách thức lớn nếu thiếu kiên trì. Tuy nhiên chỉ cần qua giai đoạn đầu sẽ nhận ra nó không hề khó đến vậy, ai cũng có thể làm được”, Khiêm chia sẻ.Sợ “xuống tay”, chàng trai không ngừng luyện tập, thậm chí là livestream 8 tiếng chỉ để… ngồi thêu. Khiêm mong muốn mọi người nhờ đến sản phẩm của mình vì sự tỉ mỉ, độ chỉn chu cao chứ không phải một món hàng “mì ăn liền”. Theo anh, “đồ thủ công khó cạnh tranh vì thời gian hoàn thiện lâu trong khi giá thành cũng tương đối cao. Hơn nữa, nếu nghệ nhân dành thời gian dài luyện tập mới thành thạo nên sẽ ưu tiên kiếm tiền, chạy theo thị hiếu khiến tính sáng tạo bị hạn chế”.Do đó, Khiêm có thời gian “không dám nhận” những đơn hàng thêu đơn giản để thử sức với những chủ đề mới mẻ, yệu cầu kĩ thuật phức tạp hơn. Chứng kiến quá trình nỗ lực ấy, mẹ của Khiêm, bà Nguyễn Thị Lựu (47 tuổi) luôn dành những lời động viên cho con trai mình ngay từ khi thêu đối với anh chỉ là sở thích. “Tôi không biết thêu nhưng thấy Khiêm nghiêm túc theo đuổi nên rất mừng. Con điềm đạm hơn, được bay bổng với đam mê và cũng kiếm thêm thu nhập đỡ đần ba mẹ. Những lúc con hoàn thành xong một bức tranh nào đó, tôi vui đến nỗi mở tiệc gia đình. Tôi tự hào lắm vi có một cậu con trai “khéo tay hay làm” như vậy”, bà Lựu nói.Từng mua tranh của Khiêm, anh Nguyễn Hữu Tân (32 tuổi) nhận xét sản phẩm “có hồn còn hơn ảnh chụp”. Đó là bức tranh thêu chân dung con trai một tuổi của anh, rất giống với nguyên mẫu. Sau khi đợi hơn 8 ngày hoàn thiện, anh Tân rất hài lòng và dự định sẽ tiếp tục đặt Khiêm thêu chân dung cho cô con gái sắp ra đời.
Tại trận ra quân vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) giữa đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng và đội Trường ĐH Trà Vinh, khán đài sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng có sự hiện diện của Huỳnh Như, một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của bóng đá nữ Việt Nam.Bên cạnh đến sân để ủng hộ phong trào bóng đá sinh viên, Huỳnh Như còn có mặt vì lý do đặc biệt. Tiền đạo sinh năm 1991 muốn "tiếp lửa" cho đội bóng quê hương Trường ĐH Trà Vinh. "Tôi đã theo dõi giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam từ những ngày đầu. Đây là sân chơi ý nghĩa để thúc đẩy phong trào bóng đá sinh viên, tạo ra môi trường để cầu thủ rèn luyện bản thân và ý chí", Huỳnh Như chia sẻ. Huỳnh Như là cầu thủ giàu thành tích bậc nhất của đội tuyển nữ Việt Nam, khi giành 4 HCV SEA Games, vô địch AFF Cup 2019, hạng năm Asian Cup 2022, dự World Cup 2023 và cùng đội nữ TP.HCM thống trị sân chơi quốc nội. Tiền đạo sinh năm 1991 trở thành cầu thủ nữ Việt Nam xuất ngoại thành công nhất khi cống hiến 2 mùa giải cho Lank FC (Bồ Đào Nha). Hiện Huỳnh Như đã trở lại khoác áo CLB TP.HCM để chinh chiến tại Cúp C1 châu Á. Ở trận tứ kết diễn ra ngày 23.3, nữ TP.HCM sẽ đối đầu Abu Dhabi City trên sân vận động Thống Nhất. Huỳnh Như dành lời khuyên cho các cầu thủ bóng đá sinh viên: "Hãy quyết tâm trong từng đường bóng. Đừng bao giờ từ bỏ, mà cố gắng bằng cả trái tim. Đừng đặt nặng kết quả, mà hãy tập trung vào quá trình, vì đôi khi quá trình cùng nhau cố gắng chiến đấu còn ý nghĩa và đáng nhớ hơn kết quả". Ở trận ra quân bảng A, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã để đội khách Trường ĐH Trà Vinh cầm hòa với tỷ số 0-0. Đây là kết quả tốt với đội Trường ĐH Trà Vinh, bởi đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng là ứng viên hàng đầu cho chức vô địch.Ở trận tiếp theo diễn ra tối cùng ngày, cựu vương ĐH Huế sẽ đối đầu Trường ĐH Quy Nhơn.
Phương pháp quản lý sẹo lồi sau phẫu thuật thẩm mỹ ngực
Mới đây, tại xã Ia Krăi (H.Ia Grai, Gia Lai), 4 học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái bị thương do tự chế pháo nổ. Cụ thể, sáng 1.1.2025, nhóm học sinh này tụ tập tại nhà em Vũ Đức P. (15 tuổi, ở làng Doch Ia Krót, xã Ia Krăi - học sinh lớp 9) tự chế pháo thì xảy ra vụ nổ.Nghe tiếng nổ lớn, người dân xung quanh chạy đến, phát hiện P. và Nguyễn Thành D., Nguyễn Minh T., Tô Hoài Tr. bị thương. Các cháu được đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Tại hiện trường phát hiện nhiều vết máu, 1 hủ keo dán và giấy dùng để chế tạo pháo.Theo điều tra ban đầu, số nguyên liệu chế tạo pháo được P. lên mạng tìm mua, sau đó rủ 3 học sinh còn lại (các em đang học lớp 6 của Trường THCS Phạm Hồng Thái - PV) về cùng chế tạo pháo thì xảy ra vụ nổ trên.Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Hồng Thái, cho biết ngay khi xảy ra vụ nổ, ban giám hiệu nhà trường đã đến thăm hỏi, nắm tình hình và động viên phụ huynh, học sinh."Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã khuyến cáo học sinh toàn trường, nghiêm cấm việc tự mua nguyên liệu, chế tạo pháo và cũng phối hợp với phụ huynh giáo dục con em nhằm tránh xảy ra những vụ nổ pháo thương tâm", ông Tĩnh nói.Tại TT.Đăk Đoa (H.Đăk Đoa, Gia Lai) cũng xảy ra vụ pháo nổ khiến 2 anh em ruột bị thương. Theo đó, ngày 25.9.2024, em N.A.V. (16 tuổi - học lớp 10, Trường THPT Nguyễn Huệ, H.Đak Đoa) cùng em trai N.A.K. (12 tuổi - học lớp 6, Trường THCS Võ Thị Sáu, TT.Đak Đoa) rủ em P.A.K. (12 tuổi, ở TT.Đak Đoa) chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen (thuốc súng) tại nhà bà nội của V.Trong quá trình chế tạo, em N.A.V. nhồi thuốc nổ vào các cuộn giấy và đốt thử thì xảy ra nổ. Vụ nổ khiến N.A.V. bị dập nát bàn tay trái cùng nhiều thương tích khác. Em P.A.K. bị thương nhẹ ở mặt. Còn em N.A.K. không bị thương tích. Hai anh em V. và K. bị thương được đưa đi cấp cứu. Tại hiện trường, Công anH.Đăk Đoa thu giữ được 1 mảnh vỏ lon sữa bằng kim loại có bám dính thuốc nổ đen và một số dụng cụ như: kéo, dây và giấy cuộn dùng để nhồi pháo.Em V. cho biết đã xem video hướng dẫn cách chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen trên YouTube, sau đó lên mạng đặt mua nguyên liệu rồi về tự chế pháo. Ngày 15.12.2024, trong quá trình đi tuần tra, Công an xã Phú Cần (H.Krông Pa, Gia Lai) phát hiện 7 cháu nhỏ từ 9 - 14 tuổi đang đốt pháo nổ tự chế ở thôn Thắng Lợi (xã Phú Cần). Qua xác minh, công an đã thu giữ 2,9 kg hóa chất và một số vật dụng chế tạo pháo nổ. Em T.H.H.Đ. (ở xã Phú Cần) cho biết số nguyên liệu này được đặt mua trên mạng rồi về tự chế pháo nổ. "Cháu lên TikTok thấy có trang rao bán đồ chế tạo pháo nên đặt mua về. Việc chế tạo pháo cũng học trên mạng. Mua hết gần 500.000 đồng, sau đó rủ các bạn cùng làm", Đ. nói.Theo thống kê của Công an tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 trẻ em bị tai nạn thương tích do chế tạo pháo nổ, trong đó có một cháu 14 tuổi ở xã Dun (H.Chư Sê) bị tử vong khi đang chế tạo pháo thì xảy ra nổ. Cơ quan công an khuyến cáo: "Phụ huynh, nhà trường và xã hội cần chú trọng giáo dục cho các em có nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của việc chế tạo pháo. Việc này vừa nguy hiểm đến tính mạng vừa vi phạm pháp luật. Điều 5 Nghị định 137 năm 2020 của Chính phủ nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán pháo nổ. Mức xử phạt từ xử lý hành chính hoặc phạt tù từ 1 - 15 năm tùy tính chất, mức độ vi phạm".