Man City đạt thỏa thuận mua tiền đạo Erling Haaland và trả lương cực khủng
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!CEO Lê Minh Khoa chia sẻ chiến lược kinh doanh để vượt khó mùa dịch Covid-19
Theo quan niệm dân gian, màu đỏ được cho là sẽ mang lại sự may mắn. Thế nên vào những ngày này, khu vực đường Hải Thượng Lãn Ông, Q.5, TP.HCM lại đỏ rực các gian hàng bày bán các vật dụng trang trí tết.Các gian hàng nhộn nhịp với đủ loại sản phẩm từ hàng nội địa đến nhập khẩu, với nhiều mức giá khác nhau. Theo các tiểu thương, năm nay số lượng khách hàng có phần sụt giảm so với mọi năm. Các cửa hàng vẫn giữ giá bán đồ trang trí ở mức vừa phải, phù hợp với túi tiền của khách hàng.Một tiểu thương cho hay, năm nay mẫu thần tài gật đầu được ưa chuộng nhiều, khách hàng có xu hướng lựa chọn những mẫu có nhiều họa tiết bắt mắt. Các khách hàng cũng hài lòng vì mức giá năm nay không quá cao.Các khách hàng cũng cho biết năm nay nhiều sản phẩm mới lạ, giá cả lại phải chăng nên người dân rất hào hứng chọn những sản phẩm này về trang trí trong nhà. So với việc phải mua trực tuyến thì đến đường Hải Thượng Lãn Ông có thể chọn trực tiếp và cũng cảm nhận được không khí ngày tết đang đến gần.Tùy vào tình hình kinh tế mà người dân sẽ chọn những vật trang trí phù hợp với túi tiền của gia đình. Những câu đối, hình linh vật hay các vật dụng trang trí không chỉ là món đồ làm đẹp, mà còn thể hiện ước vọng của người dân về một năm mới may mắn, sung túc hơn.
Đỉnh Everest cao hơn chúng ta vẫn tưởng
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.
Với Đỗ Thành Đạt, học viên của chương trình thạc sĩ ngành tài chính - ngân hàng, Trường ĐH Tài chính – Marketing (TP.HCM), có mặt tại chương trình Talent Generation 2024 là một trải nghiệm đáng nhớ nhất mà Đạt có được trong hành trình sinh viên của mình. Đó là những câu chuyện trải nghiệm thực tế, bài học về kỹ năng dành cho sinh viên trong thời kỳ hội nhập đã trở thành nguồn cảm hứng sâu sắc cho bản thân. Những lời chia sẻ chân thành và truyền cảm đã trở thành nguồn động viên lớn lao, giúp Đạt tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão của chính mình.
Lựa chọn chống lão hóa thay thế cho làn da nhạy cảm không thể dùng Retinol
NSƯT Hữu Châu sinh ra trong một đại gia đình nghệ sĩ nổi tiếng của Sài Gòn, khi bà nội là bà bầu Thơ (chủ đoàn hát Thanh Minh - Thanh Nga lừng lẫy), ba là nghệ sĩ Hữu Thìn, cô ruột là NSƯT Thanh Nga, chú là NSƯT Bảo Quốc. Chính bởi cái nôi nghệ thuật đó đã đưa ông đến với nghề diễn một cách tự nhiên. Khi Hữu Châu sắp tốt nghiệp Trường Nghệ thuật sân khấu 2 (nay là Trường đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM), gia đình ông rơi vào biến cố.Ông kể: "Tôi từng là công tử gia đình danh tiếng Sài Gòn, ở nhà 5 tầng lầu mặt tiền ngay trung tâm đường Trần Hưng Đạo. Cuộc sống của tôi từng rất sung sướng cho tới khi gia đình gặp biến cố. Trước đó, cô ruột tôi là nghệ sĩ Thanh Nga mất. Sau đó, lần lượt anh trai, rồi đến cha và bà nội của tôi qua đời, gia đình sụp hết. Từ một căn nhà 5 tầng lầu, gia đình chúng tôi chuyển sang ở một căn nhà mà chưa thể gọi là nhà. Căn nhà mà trời mưa là tất cả những gì dơ nhất là nó trôi vô, trời mưa thì dột không có chỗ ngủ. Khoảng thời gian đó có thể coi là nghèo khổ nhất, đói nghèo nhất, tự ti nhất và cũng có thể nói là đẹp nhất. Bởi tôi đã học được rất nhiều điều, và căn nhà đó cũng làm cho tình thương tràn đầy".Từ một "công tử" chính hiệu, nghệ sĩ Hữu Châu đã phải bước vào đời, mưu sinh với công việc bán báo cùng những vai diễn nhỏ lẻ để nuôi mẹ và hai em. Nam nghệ sĩ kể ông sống trong nghèo khổ khoảng 12 năm và vượt qua được bằng chính thực lực, nghề nghiệp và cách nhìn cuộc sống không bi kịch. Nhìn lại khoảng thời gian đã qua, nghệ sĩ Hữu Châu không xem đó là thiệt thòi, mà ông còn thấy biết ơn vì chính khoảng thời gian nghèo khó đó khiến ông trở thành người tốt hơn, sống biết suy nghĩ và có trách nhiệm với gia đình. Nam nghệ sĩ 6X tâm sự: "Ngày xưa tôi là công tử con nhà giàu, đâu có phục ai. Ra nghề cũng tự kiêu dòng họ, gia đình, tự kiêu mình có gốc gác nghệ thuật nên diễn được. Nhưng biến cố ập đến, tôi từ trên cao rớt xuống. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi cảm ơn khoảng thời gian đó nhiều lắm. Tôi vượt qua hết tất cả, có lẽ vì trách nhiệm, tình thương đối với gia đình, đối với chính bản thân tôi. Tôi từng bước cố gắng, khi dành dụm được thì bắt đầu cất nhà, sắm đồ rồi cuộc sống cứ thế vượt qua".Cũng tại chương trình, NSƯT Hữu Châu dành thời gian để chia sẻ về nghề diễn. Nam nghệ sĩ kể năm 24 tuổi, ông tham gia hội diễn sân khấu và đoạt huy chương vàng. Từ đó, ông chợt nghĩ bản thân phải theo nghề, bắt đầu từ công việc tấu hề. Nghệ sĩ Hữu Châu nhớ lại: "Lúc đó người ta nói tấu hề là xàm, nhưng ai nói gì thì kệ, miễn mình được đứng trước đèn. Đứng trước đèn tức là mình còn được tồn tại, mình còn là diễn viên. Mình cứ diễn, miễn không làm gì sai trái, tục tĩu, đưa cái xấu đến khán giả thôi. Nhiều hôm trời mưa lất phất, bên dưới hàng ghế chỉ có hai khán giả, trên này Hữu Châu, Hữu Nghĩa, Minh Nhí vẫn diễn bình thường. Mình vượt qua hết và khá lên hồi nào không hay".Từ câu chuyện về cuộc đời mình, nam nghệ sĩ gửi gắm lời khuyên đầy ý nghĩa dành cho thế hệ diễn viên trẻ. NSƯT chia sẻ khi trải qua biến cố, ông nhận ra bản thân không được phung phí, không được tỏ vẻ ta đây mà phải sống sao cho mọi người thương. Ngoài việc phải rèn luyện chuyên môn nghề, ông cho rằng quan trọng là phải sống tốt, làm việc đàng hoàng, tử tế, dẹp bỏ sự nóng nảy, kiêu ngạo."Các em chỉ mới đóng một vai, chưa là gì cả. Bản thân tôi đây, có 200 vai, đã theo nghề 40 năm rồi mà nhiều lúc còn không được kiêu căng, ngạo mạn nữa mà. Mình có thể tự hào chứ đừng kiêu căng, ngạo mạn, đừng ra vẻ ta đây. Dù Hữu Châu có giỏi cỡ nào đi nữa mà tính tình kỳ cục thì cũng chẳng ai mời. Bên cạnh đó, các em nhỏ phải nhớ một điều, khi gặp những điều bất như ý, khó khăn trong cuộc sống thì đừng nản lòng mà hãy xem nó là một bài học cho chính bản thân mà mình phải vượt qua. Hãy luôn mang trong mình những suy nghĩ tích cực nhất lúc đang gặp khó khăn", ông nhắn nhủ.