Phát hiện thành phố Maya cổ đại trong rừng rậm Mexico
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.'Hiện tượng nhí' Tin Tin giờ ra sao?
Trước đó, trong các ngày 1 và 2.1, Báo Thanh Niên đã thông tin về vụ việc đột kích giải cứu 12 cô gái trong quán karaoke Nice tại TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Vụ việc đã được Công an TP.Đồng Xoài khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 bị can gồm: Phạm Thanh Hùng (43 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước), Lê Thị Luyến (21 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu), Nguyễn Văn Vũ Linh (28 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) và Phạm Trần Thảo Phương (27 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) cùng về tội giữ người trái pháp luật.Trả lời phóng viên Thanh Niên về phương thức, thủ đoạn của Phạm Thanh Hùng liên quan đến vụ việc nêu trên, thượng tá Phạm Quốc Việt Hùng, Phó trưởng công an TP.Đồng Xoài, cho biết Phạm Thanh Hùng và những người giúp sức đã sử dụng quán karaoke và những cô gái không có nghề nghiệp ổn định, đặc biệt là những cô gái chỉ mới 13 tuổi để kinh doanh. Phạm Thanh Hùng cho các cô gái trẻ đã được giải cứu vay trước, sau đó lấy việc nợ tiền để quản lý và buộc họ tiếp khách. Với hành vi giữ người trái pháp luật tại quán karaoke Nice, Phạm Thanh Hùng có vai trò chủ mưu cùng sự giúp sức của 3 người khác là các quản lý."Đặc biệt, Phạm Thanh Hùng còn sử dụng iCloud của điện thoại, quản lý chung các cô gái trẻ này. Đã có trường hợp có dấu hiệu bỏ trốn và bị nhóm Phạm Thanh Hùng bắt lại đánh đập, từ đó khống chế những người còn lại không dám bỏ trốn", thượng tá Phạm Quốc Việt Hùng cho biết thêm.Theo những cô gái đang nợ tiền và bị buộc phải làm việc tại quán karaoke cho vợ chồng Phạm Thanh Hùng, sau khi họ bỏ trốn nhưng bị bắt lại đều phải đối mặt với các trận đánh đập và buộc nhận 2 lần khoản nợ, kèm số tiền công mà nhóm đối tượng nêu trên gọi là phí đi bắt họ trở lại."Một lần em trốn về được 2 tháng, sau đó có một người cùng làm tại quán nhắn tin cho biết đã trốn ra ngoài và cần tìm chỗ ở. Thương người, em ra gặp mặt thì bị những người bên ông Phạm Thanh Hùng bắt lại, bị tăng gấp đôi nợ lên kèm theo 20 triệu đồng phí tìm kiếm và còn bị đánh", T.H.V (16 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Ngãi) chia sẻ."Em mong cơ quan công an giúp đỡ, với mức nợ chỉ 35 triệu đồng, nhưng sau 3 năm làm việc vẫn chưa trả hết, giờ em mong muốn được về với gia đình. Cảm ơn lực lượng công an đã giải cứu chúng em", T.H.V xúc động chia sẻ.B.H.L (15 tuổi, quê tỉnh Gia Lai) chia sẻ: "Con chỉ mong muốn được về nhà, con xin cảm ơn các chú công an đã cứu chúng con ra, giờ chúng con đã được tự do, không phải làm những công việc không muốn nữa. Con cũng mong các bạn trẻ đi tìm việc hãy thận trọng tránh vướng vào những nơi làm việc như con, một công việc rất dễ dẫn đến con đường tội lỗi, xì ke, ma túy, có khi còn trở thành tội phạm", em B.H.L nói.Thượng tá Phạm Quốc Việt Hùng nói: "Qua vụ việc này, Công an TP.Đồng Xoài khuyến cáo các gia đình quản lý con em mình. Đặc biệt đối với khách đi hát karaoke, nếu chứng kiến người dưới 16 tuổi có những hành vi khiêu dâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm". Cũng theo Công an TP.Đồng Xoài, cả 2 quán karaoke (không tên tại H.Phú Giáo và karaoke Nice (TP.Đồng Xoài) đều do Phạm Thanh Hùng cùng vợ là Nguyễn Thị Thắm làm chủ. Ngày 15.11.2024, Nguyễn Thị Thắm cũng đã bị Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ, sau đó khởi tố bị can để điều tra về tội mua bán người (ở một vụ việc khác - PV).Như tin Thanh Niên đã đưa, ngày 22.12.2024, Công an TP.Đồng Xoài và Công an P.Tân Phú đã bất ngờ đột kích, kiểm tra quán karaoke Nice, giải cứu 12 cô gái trẻ là nhân viên của quán từ 13 - 20 tuổi bị ép làm phục vụ khiêu dâm cho khách khi có yêu cầu, với hình thức mặc đồ xuyên thấu.Các nhân viên này đều phải ghi giấy nợ tiền chủ quán và bị quản lý, kiểm soát 24/24, không cho ra khỏi quán nếu không có sự cho phép; người bỏ trốn nếu bị bắt lại thì bị đánh đập.Ngày 29.12, Công an TP.Đồng Xoài đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam chủ quán karaoke Nice cùng 3 quản lý để điều tra về hành vi giữ người trái pháp luật. Đồng thời tiếp tục củng cố chứng cứ, tài liệu, làm rõ hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Bí quyết làm giàu: Vườn ổi trái khổng lồ của lão nông miền Tây
Sáng 6.2, HĐND tỉnh Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 25 khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Hòa Bình đã thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự và bầu chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.Với số phiếu 53/53 (đạt 100%), bà Bùi Thị Minh, Phó bí thư Tỉnh ủy, được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình.Trước khi được bầu giữ chức vụ mới, bà Minh làm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình. Ngày 5.2, bà Minh được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình bầu giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy.Người tiền nhiệm bà Bùi Thị Minh giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình là ông Bùi Đức Hinh, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, đã được HĐND tỉnh Hòa Bình bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh thay ông Bùi Văn Khánh xin nghỉ hưu trước tuổi.Cũng tại kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Hòa Bình đã miễn nhiệm chức danh Trưởng ban, Phó trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh khóa XVII đối với ông Bùi Tiến Lực và bà Nguyễn Thu Hà; bầu Phó trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đối với bà Nguyễn Thu Hà với số phiếu tán thành 53/53, đạt 100%.HĐND tỉnh Hòa Bình cũng đã thông qua các nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; nghị quyết về việc quyết định biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước năm 2025; nghị quyết về việc kết thúc hoạt động Ban Dân tộc của HĐND tỉnh.
Trước đó, Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài về tình trạng đầu độc kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải. Trong đó, nước thải từ khu công nghiệp dệt may Phố Nối B là một trong những địa điểm đen về ô nhiễm. Nước thải từ khu công nghiệp này đổ ra kênh Trần Thành Ngọ (P.Dị Sử) rồi hòa vào dòng nước ở sông Bắc Hưng Hải.
Báo Mỹ gợi ý 5 quán ăn đường phố Hà Nội xứng đáng có mặt trong Michelin
Được tổ chức tại Việt Nam từ năm học 2011 - 2012, cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” đã trở thành sân chơi bổ ích, thu hút hàng triệu học sinh từ khắp các tỉnh thành tham gia và trở thành một trong những cuộc thi có quy mô lớn nhất Việt Nam. Sau 14 năm triển khai, ban tổ chức đã nhận được hơn 6,7 triệu bức tranh, chiếm gần 65% tổng số lượng tranh tham dự trên toàn thế giới và đã đạt được thành tích đáng kể bao gồm: 01 giải Vàng, 01 giải Bạc, 01 giải Đồng và 05 giải Khuyến khích tại cuộc thi cấp quốc tế được tổ chức ở Nhật Bản.Năm học 2024 - 2025, cuộc thi được diễn ra từ tháng 9 - 12.2024 đã thu hút hơn 520 nghìn bài dự thi từ các em học sinh trong độ tuổi dưới 15 tuổi trên cả nước gửi về. Ngày 12.1 vừa qua, lễ trao giải dành cho 60 thí sinh xuất sắc đạt giải nhất, nhì, ba đã được tổ chức với sự quan tâm và tham gia của đông đảo các em học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tại đây, 15 giải Nhất, 15 giải Nhì, 30 giải Ba và 90 giải Khuyến khích, trong đó có 10 giải do khán giả bình chọn online đã được vinh danh và trưng bày. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã lựa chọn 9 bức tranh xuất sắc nhất tham dự Cuộc thi quốc tế tại Nhật Bản sẽ diễn ra vào tháng 3.2025. Phát biểu tại Lễ trao giải, ông Keisuke Tokunaga - Giám đốc Khối Chiến lược kinh doanh, Toyota Việt Nam chia sẻ: “Tại Việt Nam, sau 14 năm, Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota “Chiếc ô tô mơ ước” luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của xã hội và sự tham gia của nhiều em nhỏ. Năm nay, nhờ sự hỗ trợ của Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, cùng với hệ thống Đại lý Toyota, Ban tổ chức đã nhận được hơn 520.000 tác phẩm dự thi, tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu về số lượng tranh tham dự. Tôi rất vui khi có cơ hội được xem lại nhiều tác phẩm thể hiện những ý tưởng sáng tạo và phong phú này.”Năm nay, các tác phẩm tham dự với đa dạng chủ đề trong cuộc sống, trong đó, các vấn đề môi trường, năng lượng sạch và thiên nhiên được quan tâm hơn cả. Thông qua trí tưởng tượng và góc nhìn trẻ thơ, bằng những nét vẽ và màu sắc tươi vui, các em muốn gửi gắm thông điệp về một thế giới hòa bình, tươi sáng và hạnh phúc. Nơi đó, con người có thêm nhiều giải pháp di chuyển xanh, dịch bệnh được đẩy lùi và sống hài hòa với thiên nhiên. Có thể kể đến các bức tranh nổi bật như “Trạm điều hành Toyota ngoài không gian tìm kiếm các năng lượng mới cho phát thải ròng bằng không” của em Quỳnh Chi đến từ Hải Dương, “Xe ô tô chó đa năng nhặt rác dưới biển” của em Anh Khôi đến từ Hải Phòng, “Xe Toyota đời mới chạy bằng năng lượng pin mặt trời được tích hợp vào vỏ xe” của em Minh Dũng, 5 tuổi đang học mầm non tại Hà Nội…Bên cạnh đó, các giá trị về văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc cũng được các em thể hiện trên những bức tranh như: “Ô tô tuyên truyền gìn giữ nét đẹp văn hóa nghề thêu, dệt vải thổ cẩm của người dân tộc miền núi” của em Lương Duy Bảo đến từ Sơn La, hay “Toyota khảo cổ học giúp các nhà khoa học khảo cổ nhanh chóng tìm ra những giá trị lịch sử của nhân loại” của em Đỗ Huy Hoàng đến từ Hải Phòng và được chọn là tranh tham dự cuộc thi quốc tế.Em Hoàng Anh, trường Tiểu học Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “Năm nào con cũng rất vui được tham gia nộp tranh về những chiếc ô tô. Bức tranh của con bằng màu sáp, là một chiếc ô tô có thể chữa được mọi bệnh tật trên thế giới, để tất cả mọi người đều khỏe mạnh, được đi học, đi chơi như con”.Cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota - chiếc ô tô mơ ước đã khép lại nhưng mang đến rất nhiều kỷ niệm đẹp cho cả các bậc phụ huynh và các em học sinh tham gia. Không chỉ là một sân chơi lành mạnh, bổ ích, khuyến khích các em học sinh sáng tạo và tái hiện thế giới theo góc nhìn riêng. Mà ở đó, các em còn được hiểu hơn về giá trị của những điều tốt đẹp, xây dựng tình bạn giữa các trường học và cả tình hữu nghị giữa các quốc gia. Hành trình gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Toyota luôn nỗ lực duy trì nhiều hoạt động ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Trong đó, cuộc thi vẽ tranh quốc tế Toyota - Chiếc ô tô mơ ước là một trong rất nhiều hoạt động thường niên bám sát tầm nhìn và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh gắn liền với sự phát triển bền vững của xã hội.