Nỗ lực đáng khen của các tay đua Việt Nam ở chặng 8 Cúp truyền hình
Những VĐV xuất sắc, nổi bật tại giải đấu năm nay sẽ được tuyển chọn vào đội tuyển trẻ quốc gia tham dự các sự kiện như giải trẻ và thiếu niên châu Á vào tháng 9 cũng như sẵn sàng bổ sung lực lượng cho đội tuyển quốc gia.Nhức nhối nạn mại dâm trá hình - Kỳ 1: Mua bán dâm trên mạng xã hội
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc
Sáng 12.2, ghi nhận của PV Thanh Niên, công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa (TP.Huế) đang gấp rút sửa chữa các điểm bị hư hỏng trên cầu đi bộ gỗ lim dọc bờ sông Hương (Q.Thuận Hóa).Cụ thể, nhiều thanh gỗ lát mặt cầu đã bị hư hỏng, mục nát được các nhân viên sửa chữa, thay mới. Điểm hư hại nhiều nhất là từ khu vực gần bến Tòa Khâm đến trước trụ sở UBND TP.Huế.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết, đã có 52 thanh gỗ lim bị hư hại do thời tiết. Gỗ lim được mệnh danh là loại gỗ quý, có khả năng chịu nước khá tốt nhờ đặc tính tự nhiên, tuy nhiên vẫn cần được xử lý và bảo quản đúng cách để duy trì độ bền trong môi trường ẩm ướt. Trải qua 7 năm vận hành, cây cầu này nhiều lần bị nước lũ nhấn chìm, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh gỗ của cây cầu bị mục nát.Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2018, với tổng kinh phí hơn 64 tỉ đồng, cầu đi bộ bằng gỗ lim này có chiều dài 400 m, rộng 4 m, mặt sàn lát 16.000 thanh gỗ lim từ Nam Phi.Ngoài phục vụ các hoạt động cộng đồng ngoài trời như đi bộ, ngắm cảnh, hoạt động nghệ thuật ngoài trời, cây cầu còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong nhiều năm qua.Đứng từ cầu gỗ lim du khách có thể ngắm được sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền và Kỳ đài trong Đại nội Huế... "Từ khi có cây cầu này tôi thường ra đây mỗi buổi chiều để đi bộ, ngắm cảnh, cây cầu rất đẹp và thơ mộng. Tôi nghĩ, gỗ lim dù có chắc đến mấy nhưng qua nhiều lần bị lũ nhấn chìm thì cũng phải hư hại đôi chút. Hy vọng đơn vị thi công sớm khắc phục để trả vẻ đẹp vốn có của cây cầu này", anh Lê Phan Bảo (30 tuổi, người dân Q.Thuận Hóa, TP.Huế) nói.Lãnh đạo Trung tâm Công viên cây xanh Q.Thuận Hóa cho biết việc khắc phục các thanh gỗ bị mục dự kiến sẽ hoàn thành trong hôm nay 12.2.
Theo TechRadar, ngay trước thềm sự kiện Galaxy Unpacked, Samsung vừa tung ra một chính sách hậu mãi hấp dẫn dành cho người dùng điện thoại Galaxy.Theo đó, khách hàng đăng ký gói bảo hành 'Care Plus Theft and Loss' sẽ được sửa chữa màn hình nứt miễn phí không giới hạn số lần. Ưu đãi này áp dụng cho cả điện thoại, smartwatch và máy tính bảng Galaxy.Trước đây, người dùng phải trả 29 USD cho mỗi lần sửa chữa màn hình. Đây được xem là một thay đổi đáng kể, giúp người dùng tiết kiệm đáng kể chi phí, đặc biệt là khi tất cả thiết bị Galaxy đều sử dụng màn hình cảm ứng bằng kính, dễ bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng.Với Care Plus Theft and Loss, người dùng có thể yên tâm sử dụng thiết bị mà không lo lắng về chi phí sửa chữa màn hình. Dịch vụ được thực hiện ngay trong ngày tại hơn 700 địa điểm ủy quyền của Samsung. Ngoài sửa chữa màn hình miễn phí, gói Care Plus Theft and Loss còn mang đến nhiều lợi ích khác như:Việc Samsung tung ra ưu đãi hấp dẫn này ngay trước thềm sự kiện Galaxy Unpacked khiến nhiều người tin rằng đây là một chiến lược nhằm thu hút sự chú ý của người dùng vào dòng sản phẩm Galaxy S25 sắp ra mắt. Nhiều khả năng Samsung sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi kết hợp gói Care Plus Theft and Loss với Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra.Sự kiện Galaxy Unpacked sẽ diễn ra vào ngày 22.1. Trước đó, người dùng đã có thể đặt hàng trước các mẫu Galaxy S25 trên trang web của Samsung.
Chặn đứng tin giả
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.