Cuộc chơi ngoài, đối tác trong của Anh và Pháp
Theo TechRadar, thế giới công nghệ vừa kỷ niệm một dấu mốc lịch sử tròn 70 năm ngày ra đời của Director, hệ điều hành đầu tiên trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của điện toán hiện đại và định hình tương lai của các hệ điều hành sau này.Ngày 8.3.1955, Director ra mắt, đánh dấu nỗ lực đầu tiên của con người trong việc tạo ra một hệ điều hành tự động. Phát triển trên máy tính Whirlwind I tại MIT (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ), Director đã vượt qua giới hạn của các máy tính tiền nhiệm, vốn chỉ đơn thuần thay thế điện toán cơ học bằng các thành phần điện tử.Khác với các thế hệ máy tính trước, Whirlwind I xử lý dữ liệu bằng các phép tính bit song song, nâng cao đáng kể tốc độ và hiệu quả. Tuy nhiên, khi các tác vụ tính toán ngày càng phức tạp, sự can thiệp thủ công trở nên bất cập. Director ra đời để giải quyết vấn đề này, tự động hóa quá trình xử lý công việc và loại bỏ nhu cầu can thiệp liên tục của người vận hành.Director hoạt động bằng cách đọc một băng Director đặc biệt, chứa các lệnh được định nghĩa trước để tự động hóa việc thực thi công việc. Sự đổi mới này đã giới thiệu khái niệm xử lý theo lô (batch processing), sau này trở thành tính năng tiêu chuẩn trong các hệ điều hành.Ảnh hưởng của Director vượt xa thời đại của nó, đặt nền móng cho sự phát triển của các hệ điều hành như OS/360 của IBM và UNIX. Tầm ảnh hưởng của Whirlwind I còn lan rộng sang lĩnh vực điện toán quân sự, với vai trò quan trọng trong hệ thống phòng không SAGE của không quân Mỹ.70 năm sau ngày ra đời, Director vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và đóng góp to lớn cho sự phát triển của công nghệ. Ngày nay, mọi thiết bị thông minh chúng ta sử dụng đều mang dấu ấn của hệ điều hành tiên phong này.Kỷ niệm 70 năm Director là dịp để nhân loại nhìn lại những bước tiến vĩ đại của ngành công nghệ, đồng thời tri ân những nhà khoa học đã đặt nền móng cho kỷ nguyên số.Hai món 'quốc hồn quốc túy' Việt Nam nằm top món ăn nhẹ hấp dẫn nhất thế giới
Ngày 20.1, thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh Đắk Nông, cho biết địa phương có 6 phó giám đốc sở đăng ký nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.Cụ thể, 6 phó giám đốc sở đăng ký nghỉ hưu trước tuổi, gồm: ông Lưu Văn Đặng, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đăng ký nghỉ hưu trong tháng 4.2025. Hiện ông Đặng vẫn còn gần 8 năm công tác.Ông Phạm Văn Mạnh, Phó giám đốc Sở GTVT, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 11.2025 (thời gian công tác còn 5 năm 10 tháng); ông Nguyễn Văn Phò, Phó giám đốc Sở Tài chính, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 7.2025 (thời gian công tác còn 5 năm 7 tháng).Ông Lê Quy, Phó giám đốc Sở Nội vụ, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 3.2025 (thời gian công tác còn 4 năm 9 tháng); ông Trần Ngọc Lâm, Phó giám đốc Sở Xây dựng, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 5.2025 (thời gian công tác còn 3 năm 8 tháng). Ông Nguyễn Ngọc Lũy, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đăng ký nghỉ hưu từ tháng 5.2025 (thời gian công tác còn 3 năm 7 tháng).Tỉnh Đắk Nông đang tích cực triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW theo đúng lộ trình. Tỉnh này đã có chủ trương kết thúc hoạt động 10 tổ chức, cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh; sáp nhập 10 sở thành 5 sở.
Chàng thanh niên gieo 'nhân trí tuệ'
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Đầu tiên là dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long nối quận 7 với huyện Nhà Bè có tổng mức đầu tư 737 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp 168 tỉ đồng và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 515 tỉ đồng.Dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long được Sở GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 5230 năm 2017 với quy mô xây dựng mới cầu Phước Long bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 359m, bề rộng 10,5m. Xây dựng đường dẫn đầu cầu với tổng chiều dài 430m, trong đó phía quận 7 dài 156m và phía huyện Nhà Bè dài 274m. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh và tổ chức giao thông phù hợp với quy mô tuyến đường.Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu giao thông và tải trọng khai thác, tạo hướng kết nối cho đường Huỳnh Tấn Phát và đường Nguyễn Hữu Thọ, góp phần cải thiện tình hình giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khu vực.Công trình được khởi công phần cầu vào tháng 2.2020 đến tháng 1.2021 thì phải tạm dừng thi công do hết mặt bằng. Sau hơn một năm quyết liệt triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, với sự quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ của lãnh đạo Thành ủy TP.HCM, của UBND TP cùng các sở ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hai địa phương và sự ủng hộ, đồng thuận của người dân quận 7 và huyện Nhà Bè, 100% mặt bằng phục vụ thi công đã được bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 11.2023, tạo điều kiện để chủ đầu tư thi công trở lại và đẩy nhanh tiến độ thi công.Sau 13 tháng tập trung thi công kể từ khi nhận được 100% mặt bằng, đến nay công trình cầu Phước Long mới đã hoàn thành, được Sở GTVT kiểm tra, chấp thuận thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố đúng theo tiến độ đã đề ra vào ngày 31.12.2024.Cũng trong buổi sáng ngày 30.12, nhánh hầm HC1 thuộc công trình xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và đoạn song hành quốc lộ 50 (từ Trịnh Quang Nghị đến ngã 3 quốc lộ 50 - đường song hành) cũng sẽ được thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố. Ban Giao thông cùng các nhà thầu, đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục thi công hoàn thành các hạng mục bản quá độ tại khu vực giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và sẽ đưa toàn bộ nút giao này vào hoạt động trước ngày 20.1.2025. Đối với đoạn song hành quốc lộ 50 còn lại (từ Trịnh Quang Nghị đến giao lộ Nguyễn Văn Linh) hiện chưa thể hoàn thành và thông xe do vẫn còn 8 hộ dân nằm chắn ngang mặt cắt ngang tuyến đường (thuộc hai dự án Gia Hòa và Khang Phúc) đang trong quá trình vận động bàn giao mặt bằng. Ban Giao thông kiến nghị UBND huyện Bình Chánh, Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan tiếp tục hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ vận động và bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 31.1.2025 để chủ đầu tư hoàn tất khối lượng thi công, thông xe đoạn song hành còn lại trước 30.4.2025 và thông xe đoạn quốc lộ 50 từ ngã 3 đường song hành đến ranh Long An, hoàn thành toàn bộ công trình trước 31.12.2025. Ở phía tây thành phố, công trình nâng cấp mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý trên địa bàn quận Bình Tân, với tổng mức đầu tư 1.232 tỉ đồng (trong đó chi phí bồi thường 995 tỉ đồng do quận Bình Tân làm chủ đầu tư, chi phí xây lắp 237 tỉ đồng do Ban Giao thông làm chủ đầu tư), mặt cắt ngang tuyến đường sau nâng cấp là 30m cũng đã hoàn thành 100% khối lượng và chính thức thông xe phục vụ người dân thành phố trong sáng 30.12.Theo ông Trịnh Linh Phương, Phó Ban giao thông, việc thông xe, đưa các công trình cầu Phước Long, Hầm chui HC1, đường song hành quốc lộ 50 giai đoạn 1 vào phục vụ người dân thành phố hôm nay, cùng với việc thông xe cầu Rạch Đỉa vào tháng 11.2024 và Hầm HC2 vào tháng 10.2024 vừa qua đã góp phần tăng cường kết nối giao thông giữa quận 7 và huyện Nhà Bè; đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực phía nam thành phố, tạo không khí vui tươi, phấn khởi với chuỗi sự kiện hoàn thành, thông xe phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán khoảng 15 gói thầu, dự án như mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục 60 ngày đêm cao điểm của ngành giao thông thành phố, cùng với các công trình đường Tên Lửa, cầu Nam Lý, cầu Rạch Đỉa, Hầm chui HC2 thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và 4 công trình được thông xe sáng ngày 30.12 như đã nêu trên, trong thời gian tới Ban Giao thông với sự hỗ trợ của Sở GTVT và các đơn vị liên quan sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, tiếp tục hoàn thành, đưa vào phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán 2025 10 gói thầu, dự án gồm một đơn nguyên cầu Tăng Long, đường Dương Quảng Hàm (giai đoạn 1), đường Hoàng Hoa Thám, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (giai đoạn 1), cầu Tân Kỳ Tân Quý, cầu Bà Hom, cầu Bà Dạt, cầu Giồng Ông Tố 2 của nút giao An Phú, đường Lương Định Của (đoạn từ Nguyễn Hoàng đến nút giao Trần Não), kênh Hàng Bàng (quận 5). "Ban Giao thông mong lãnh đạo thành phố, các sở ngành, các địa phương, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Điện lực TP.HCM tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chủ đầu tư bàn giao dứt điểm các mặt bằng còn lại của các dự án đã thông xe giai đoạn 1 nêu trên trước ngày 31.1 để Ban Giao thông có thể hoàn thành 100% khối lượng thi công còn lại của các dự án nêu trên trước 30.4.2025", ông Phương kiến nghị. Tại sự kiện ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng vướng mắc hiện nay là giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thiếu đồng bộ của các bện. Bởi như cầu Long Phước, khi có mặt bằng sạch chỉ cần 12 tháng là xong hay nút giao thông Nguyễn Văn Linh -Nguyễn Hữu Thọ chỉ cần 24 tháng là xong. Trong khi đó, hiện nay các công trình hạ tầng không bao giờ thiếu vốn, năng lực nhà thầu, ban quản lý dự án ngày càng được nâng cao. Nên mấu chốt là làm sao bàn giao được mặt bằng sạch phải được đẩy nhanh. "Theo luật Đất đai mới thì cơ chế bồi thường tái định cư được rõ hơn và nhiều ưu việt hơn nên sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn này, từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ. Từ nay đến 20.1, nghĩa là trước Tết Âm lịch chủ đầu tư cam kết có 10 công trình đưa vào khai thác để phục vụ người dân. Trong khi đó, bước qua năm 2025 có nhiều công trình đầu tư công là kỳ cuối của trung hạn nên sẽ phải đua nước rút để giải ngân, để hoàn thành và chào mừng các ngày lễ lớn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang nảy sinh vướng mắc nhất là vật liệu cát đắp, đá mi, đá cấp phối công trình nào cũng phản ánh thiếu nên cần tháo gỡ vướng mắc này. Kiểm soát chặt năng lực nhà thầu, chế tài mạnh hơn nữa, thậm chí điều chuyển khối lượng cho các nhà thầu có năng lực. Lãnh đạo các địa phương còn đang vướng bồi thường hỗ trợ tái định cư, như huyện Bình Chánh cần tiếp tục đẩy mạnh bồi thường, di dời hạ tầng kỹ thuật… Nếu có khó khăn vướng mắc cần kiến nghị để thành phố kịp thời tháo gỡ", ông Bùi Xuân Cường chỉ đạo và nói thêm rằng, chính quyền thành phố biết ơn các hộ dân đã hy sinh quyền lợi cá nhân để dự án được sớm hoàn thành. Chính sách bồi thường đôi khi chưa đáp ứng được những yêu cầu của người dân, nhưng vì cái chung, vì sự phát triển của thành phố mong người dân đồng hành. Trong quá trình thi công sẽ không tránh khỏi việc sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh doanh, đi lại của người dân, nhưng cũng mong được thông cảm, chia sẻ.
Phạt 10 triệu đồng nam thanh niên đăng tin xuyên tạc trên mạng xã hội
Đội xã Quảng Thành đá phạt