$580
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của iclick tiktok kiếm tiền. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ iclick tiktok kiếm tiền.Việc BTC SEA Games 33 ở Thái Lan bỏ thông lệ bổ sung cầu thủ quá tuổi sẽ giúp môn bóng đá nam trở thành sân chơi thuần túy dành cho các cầu thủ trẻ. Đội tuyển U.22 Việt Nam khi đó sẽ gồm toàn những gương mặt sinh sau ngày 1.1.2003.Đến lúc này, chúng ta có thể xác định được bộ khung cơ bản sẽ gồm bộ 3 người hùng vô địch AFF Cup 2024 vừa qua gồm thủ môn Trần Trung Kiên, tiền vệ Khuất Văn Khang, tiền đạo Bùi Vĩ Hào đều sinh năm 2003.Trung Kiên là cầu thủ duy nhất không thi đấu phút nào trong hành trình đội tuyển Việt Nam chinh phục thành công AFF Cup 2024. Tuy nhiên, anh chắc chắn đã có những trải nghiệm quý báu để tích lũy cho tương lai.Đặc biệt, Trung Kiên đang là sự lựa chọn số 1 ở CLB HAGL với 10 trận bắt chính, có nhiều pha cản phá thành công ấn tượng giúp anh đang ngày một cứng cáp hơn trong đấu trường V-League.Tương tự, Khuất Văn Khang đang là sự lựa chọn hàng đầu của HLV Nguyễn Đức Thắng trong vai trò tiền đạo lệch phải, tận dụng tối đa cái chân trái rất khéo léo của anh, thể hiện qua cú cứa lòng ghi bàn vào lưới CLB Hải Phòng khiến nhiều người tấm tắc.Tại CLB Bình Dương, Bùi Vĩ Hào mặc nhiên chiếm một suất đá chính bên cạnh đàn anh Tiến Linh. Dù chưa có bàn thắng nào ở V-League mùa này (phần vì anh kém may mắn khi bóng nhiều lần dội khung thành ra ngoài), Vĩ Hào vẫn gây ấn tượng bởi tốc độ và sự dẻo dai hiếm có của mình.Mở rộng ra, HLV Kim Sang-sik dường như cũng đã "chấm sẵn" những gương mặt có mặt ở đợt tập trung cuối cùng ở Hàn Quốc trước khi gút lại đội hình gồm Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Thái Sơn (2003) và Nguyễn Đình Bắc (2004).Trong số này, Đình Bắc và Thái Sơn đều nằm trong đội hình đá chính ở CLB Công an Hà Nội và Thanh Hóa, đảm bảo bổ sung khả năng cống hiến chuyên môn lẫn kinh nghiệm cho đội tuyển U.22 Việt Nam.So với 2 cái tên kể trên, tiền vệ Văn Trường ít thi đấu hơn, nhưng đã có 3 mùa chinh chiến ở đấu trường cao nhất Việt Nam, từng cùng Khuất Văn Khang chơi cực kỳ ấn tượng trong màu áo đội tuyển U.23 Việt Nam tại giải U.23 châu Á 2022.Bên cạnh đó, ông Kim có thể đặt kỳ vọng vào những cầu thủ trẻ đã và đang thường xuyên chinh chiến trong màu áo đội tuyển U.23 Việt Nam ở giải U.23 châu Á, U.23 Đông Nam Á hoặc ASIAD 2022 tại Hàng Châu (Trung Quốc). Lứa cầu thủ sinh năm 2003 có thể kể tên Hồ Văn Cường, Nguyễn Đức Phú, Nguyễn Hồng Phúc, Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Thanh Nhàn, Đinh Xuân Tiến, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Phi Hoàng, Nguyễn Nhật Minh, Hà Châu Phi…Ngoài ra Nguyễn Đức Việt, Trần Nam Hải, Nguyễn Ngọc Mỹ, Đoàn Ngọc Hà (2004), Lê Nguyên Hoàng, Nguyễn Mạnh Hưng, Thái Bá Đạt, Nguyễn Đăng Dương (2005), Lê Đình Long Vũ (2006)… đều sẽ là những sự bổ sung đầy hứa hẹn.Mới nhất, việc CLB TP.HCM vừa trình làng và nỗ lực lấy hộ chiếu Việt Nam cho trung vệ Việt kiều Zan Nguyễn (sinh năm 2006, cao 1,90 m) hứa hẹn sẽ giúp HLV Kim Sang-sik có thêm sự lựa chọn ấn tượng cho hàng thủ, trong cuộc cạnh tranh hứa hẹn sẽ rất khốc liệt với Thái Lan, Indonesia, Malaysia thậm chí là Lào tại SEA Games 33 tới. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của iclick tiktok kiếm tiền. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ iclick tiktok kiếm tiền.Sáng 4.1, tại Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng, Lê Dương Thể Hạnh (44 tuổi) ra mắt cuốn sách Hành trình xanh. Đây là cuốn sách thứ 7 của nữ tác giả khiếm thị được trình làng.Buổi giao lưu, ra mắt sách có sự tham dự của chị Trần Diệp Mỹ Dung, Phó bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng, ông Vũ Xuân Trường, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Lâm Đồng, lãnh đạo Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Giám đốc Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng. Bên cạnh đó, có sự hiện diện của các cô giáo dạy "mỹ nhân gạo lứt" thời niên thiếu ở Trường THCS Lam Sơn (Đà Lạt) và nhiều sinh viên.Như Thanh Niên đã thông tin, năm 2015 Lê Dương Thể Hạnh ra mắt cuốn sách đầu tiên - cuốn tiểu thuyết Có một mặt trời không bao giờ tắt. Đây là tự truyện Thể Hạnh kể về hành trình của chính cô - một con người sống trong ánh sáng suốt 27 năm cuộc đời đã vĩnh viễn không còn nhìn thấy mặt trời vì bệnh u não (vào năm 2007). Lúc đó, Thể Hạnh là một thiếu nữ xinh đẹp, làm thông dịch viên tiếng Nhật, trợ lý cho một giám đốc người Nhật, chuẩn bị được qua xứ sở mặt trời mọc để tu nghiệp. Bên cạnh đó, cô còn có một mối tình lãng mạn chuẩn bị sánh đôi để đi tiếp cuộc đời...Tất cả như sụp đổ. Có lúc Thể Hạnh muốn chấm dứt cuộc sống của mình, nhưng bằng nghị lực và tình yêu thương mà mọi người dành cho, Thể Hạnh đã vượt qua. Dù khuôn mặt biến dạng, mù cả hai mắt, tay chân bị liệt, co quắp, miệng phát âm không rõ... nhưng hằng ngày Thể Hạnh tập luyện để tay có thể cử động được. Hạnh học chữ braille (dạng chữ nổi dành cho người mù) và học vi tính chữ nổi với thầy Vũ Xuân Trường. Bên cạnh đó, được sự động viên, hướng dẫn của thầy Nguyễn Quốc Phong (Mái ấm Thiên Ân ở TP.HCM) Thể Hạnh đã tìm lại được niềm vui cuộc sống. Năm 2013, Thể Hạnh tham gia cuộc thi viết Gương nghị lực phi thường do Báo Thanh Niên tổ chức và đã đạt cùng lúc 2 giải. Giải nhì cho tác phẩm Ngày xưa ơi và giải phụ đặc biệt với bài viết Lẽ nào anh là người khiếm thị. Tiếp đó, vào tháng 5.2014, Thể Hành trở thành 27 gương mặt được vinh danh trong đêm gala Tỏa sáng nghị lực Việt cùng Nick Vujicic (chàng trai không tay chân đến từ Úc), tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội).Từ đó đến nay, Thể Hạnh luôn sống lạc quan và lan tỏa nghị lực phi thường ấy với nhiều dự án để giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ học tiếng Anh, tiếng Nhật, lập nhóm thiện nguyện Sắc màu hy vọng giúp đỡ những hoàn cảnh tật nguyền, bất hạnh.Không chỉ vậy, Thể Hạnh còn nỗ lực vượt khó phi thường tiếp tục ra mắt bạn đọc thêm 6 cuốn sách khác như: Bình yên sau bão giông, Sứ mệnh của hoa, Lặng thầm đưa khách sang sông, Hạnh phúc trong tầm tay, Trạm yêu thương, và cuốn sách tiếng Anh The sun of love - Mặt trời yêu thương.Lê Dương Thể Hạnh không chỉ viết để bộc lộ tâm hồn mình mà còn lan tỏa những năng lượng của yêu thương đến những người đồng cảnh ngộ và cả những người "sáng mắt". Mỗi cuốn sách đều lan tỏa niềm vui sống và truyền đi những thông điệp nhân văn.Thể Hạnh tự nhận mình là gạch nối giữa ánh sáng và bóng tối. "Tôi có 27 năm sống trong ánh sáng đã cảm nhận được những điều tốt đẹp của thiên nhiên và con người ban tặng, và 17 năm qua dù sống trong bóng tối nhưng tôi lại đón nhận được rất nhiều tình yêu thương của mọi người. Đó là động lực giúp tôi vượt qua nghịch cảnh và luôn mỉm cười, dù miệng tôi bị méo", Thể Hạnh bộc bạch.Tại buổi giao lưu, ra mặt cuốn Hành trình Xanh Thể Hạnh chia sẻ: "Tôi hoàn toàn tôn trọng sự an bài của Đấng sáng tạo, và điều mà mọi người có thể làm là thay đổi chính mình. Xuyên suốt quyển sách, bạn sẽ học cách chủ động đổi mới tư duy để phù hợp với vận hành của vũ trụ. Vì vậy, chúng ta cùng nhìn về những điều tươi sáng để đón chào cuộc sống".Kết thúc buổi giao lưu, Thể Hạnh gởi lời tri ân tự đáy lòng đến những bàn tay đã nâng bước đường đời đầy thử thách suốt 17 năm qua và nói lời cam kết thật xúc động: "Tôi sẽ đi trọn Hành trình xanh đến hơi thở cuối cùng". ️
Một ngày giữa tháng 2, chúng tôi có hẹn với người đàn ông Pháp Philippe Tougeron (61 tuổi) cùng con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) trong một quán cà phê trên đường Trương Định (Q.1), cách khách sạn nơi hai cha con ở không xa.Cuộc hẹn diễn ra không lâu, sau chuyến bay hơn 10.000 km của cha con ông Philippe từ Pháp về TP.HCM mang theo một nỗi niềm "tìm mẹ cho con" đầy da diết. Đường phố TP.HCM bên ngoài náo nhiệt, bên trong quán cà phê ông Philippe trầm ngâm kể về câu chuyện của gia đình mình.Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1994, vợ chồng người đàn ông Pháp có chuyến về Việt Nam để nhận con nuôi, bởi ông và vợ không thể có con. Định mệnh như sắp đặt để cô bé Vũ Thị Mai Anh đến với cuộc đời của 2 vợ chồng Pháp nhân hậu.Theo những hồ sơ mà người cha còn gìn giữ, Mai Anh sinh ngày 30.12.1994 tại Nhà hộ sinh Tân Bình. Trong giấy chứng sanh, ghi rõ thông tin vô cùng quan trọng về mẹ ruột.Mẹ Mai Anh tên Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 làm nghề may. Người mẹ tạm trú ở số 72 Sao Mai, P.6 (Q.Tân Bình). Bà sinh Mai Anh lúc 15 giờ 35 phút, mới chào đời cô bé nặng 2,6 kg. Trong hồ sơ của Nhà nuôi trẻ Mầm Non 2 thời điểm đó có thuật lại về câu chuyện của Mai Anh chi tiết, như sau: Ngày 31.12.1994, có cô Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 đem đến cho nhà nuôi trẻ chúng tôi một bé gái mới sinh ngày 30.12.1994 (có kèm giấy chứng sinh).Vì hoàn cảnh gia đình cô không thể nuôi con được nên giao phó cho trường nuôi dưỡng và định đoạt cho cháu. Chúng tôi xin quý ban cho cháu được nhập trường Mầm Non 2 để cháu được hưởng mọi chế độ như các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khác. Kèm theo hồ sơ nhận nuôi Mai Anh còn có tờ giấy cho con được lăn tay bởi bà Vũ Thị Hằng Nga ngày 30.12.1994, với những dòng chia sẻ xúc động của người mẹ: Tôi tên Vũ Thị Hằng Nga, 18 tuổi, có sanh một đứa bé gái ở bảo sanh Tân Bình ngày 30.12.1994. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và không thể nuôi đứa bé được. Vậy nay tôi bằng lòng cho trại Mầm Non 2 để nuôi dưỡng cháu bé. Tôi xin cam đoan không gây khó khăn cho trường...Sau đó không lâu, bé gái được bà Hằng Nga sinh ra đã được vợ chồng ông Philippe nhận nuôi và sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở nước Pháp với cái tên Oriane Mai Anh Tougeron. Đứa trẻ đến với vợ chồng ông như một món quà đã khiến cho cuộc sống của ông và vợ hạnh phúc hơn, căn nhà rộn rã tiếng cười. Họ thực sự hạnh phúc khi trở thành cha mẹ và cũng nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc một đứa con.Không chỉ nhận nuôi Oriane, năm 1997, vợ chồng ông Philippe cũng nhận nuôi thêm một người con trai Việt Nam được sinh ra ở Vũng Tàu để "vui cửa vui nhà" và để cô con gái mình có thêm một người em. Đó là anh Maxime. Cả gia đình lớn lên đầy hạnh phúc và yêu thương nhau.Oriane nói rằng tuổi thơ của cô đầy tuyệt vời khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ nuôi người Pháp, được họ dành những điều tốt đẹp nhất. "Gia đình chúng tôi giữ liên lạc và nhiều lần về thăm gia đình Việt Nam của em trai tôi. Chính sự gắn kết giữa 2 bên gia đình cũng là điều thôi thúc tôi muốn tìm lại mẹ ruột, tìm lại gia đình Việt Nam của mình", Oriane bày tỏ.Dẫu rằng từ nhỏ, Oriane chưa từng có ý định tìm lại gia đình ruột thịt của mình. Tuy nhiên ở độ tuổi này, khi nhận được câu hỏi của cha, rằng: "Con có muốn tìm lại mẹ ruột của mình không? Nếu con đồng ý, cha sẵn lòng cùng con về Việt Nam tìm lại cội nguồn", cô gái Pháp gốc Việt đã suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, cô gái thực sự đã quyết định tìm lại mẹ. Dù nhiều lần về lại Việt Nam, nhưng hành trình này của Oriane trở nên đặc biệt hơn khi lần đầu tiên cùng cha tìm lại mẹ ruột của mình. "Nếu có một điều muốn nói với mẹ ruột trong bài báo này, bạn sẽ nói gì?", nghe tôi hỏi, Oriane trở nên xúc động. Cô gái Pháp không nói giỏi tiếng Anh, cố gắng gõ vào điện thoại những dòng chữ trên ứng dụng phiên dịch, nhưng sự xúc động khiến tay cô cứng đờ. Thấy vậy, người cha Pháp vỗ về con gái an ủi, để con lấy lại bình tĩnh. "Con thực sự thấu hiểu được lý do vì sao mẹ bỏ rơi con và con sẽ không trách mẹ vì điều đó!", Oriane chia sẻ.Hành trình tìm mẹ của cô gái Pháp, bên cạnh sự giúp đỡ của cha nuôi còn có sự đồng hành của những người Việt Nam tốt bụng, là ông Huỳnh Tấn Sinh hiện sống ở Pháp và bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi), hiện làm việc ở TP.HCM.Dự theo địa chỉ của người mẹ, bà Hương tìm đến để dò hỏi thông tin. "Tuy nhiên qua thời gian, số nhà trong hồ sơ đã đổi thành số mới. Người ở nhà và cả những người xung quanh cho biết căn nhà đã qua nhiều đời chủ, trong đó có đời chủ đã sang nước ngoài định cư", chị Hương cho biết thêm.Ông Sinh và bà Hương hy vọng nếu bà Vũ Thị Hằng Nga hay người quen có đọc được những thông tin này, xin hãy liên lạc với cô gái Pháp để cô được đoàn tụ cùng gia đình ruột thịt.Ai có thông tin về bà Vũ Thị Hằng Nga xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0932.387.137 (gặp chị Hương). Gia đình cô gái Pháp vô cùng biết ơn!Ông Philippe tâm sự 2 người con nuôi gốc Việt chính là niềm tự hào lớn trong cuộc đời của ông. Nuôi nấng 2 con từ nhỏ, nay con lớn không, công việc ổn định cũng như hiếu thảo với cha mẹ nuôi khiến ông hạnh phúc."Con gái tôi hiện đang làm kế toán. Con bé là người tử tế, có phần nhạy cảm. Gia đình chúng tôi rất gắn kết, chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tôi thực sự hy vọng sẽ tìm thấy mẹ ruột của con trên hành trình này", người cha xúc động, chia sẻ. ️
Chiều 14.1, trận đấu derby phố biển giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Khánh Hòa đã thu hút hàng trăm sinh viên đến cổ vũ. Trong trận bóng tâm điểm xác định tấm vé thứ 2 vào bán kết, cả hai đội đã có màn trình diễn trên sân cỏ rất đẹp mắt, tôn trọng đối thủ. Hai đội bóng phố biển đã thể hiện và lan tỏa thông điệp "Chơi đẹp – Thắng đẹp – Cổ vũ đẹp" của giải đấu. Mặc dù thời tiết trong trận derby phố biển có mưa lớn gây ảnh hưởng đến việc triển khai bóng nhưng cả hai đội đều thể hiện tinh thần vì màu cờ sắc áo, thi đấu nhiệt huyết, cống hiến những pha bóng đẹp dành tặng khán giả đang theo dõi. Điều khiển trận derby phố biển là trọng tài chính Nguyễn Kim Việt Bảo. Ông cho biết, trận đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Khánh Hòa là trận bóng đẹp trong khuôn khổ bảng C (vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên). Cả 2 đội đều thể hiện tinh thần thể thao fair-play và các cầu thủ có chất lượng chuyên môn cao hơn năm trước. "Hai đội thể hiện đúng slogan của giải là "Chơi đẹp – Thắng đẹp – Cổ vũ đẹp". Các em thi đấu trên tinh thần quyết liệt nhưng tôn trọng mọi quyết định của trọng tài đưa ra trên sân. Cả hai đội thi đấu đều tập trung chuyên môn, không có những tình huống tiểu xảo, không có thẻ vàng nào được rút ra trong trận đấu", trọng tài Bảo chia sẻ.Ông Bảo thông tin thêm, các trận bóng diễn ra tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên đều là những trận bóng hay. Các bàn thắng tại giải đấu đều là những tình huống phối hợp, triển khai từ sân nhà đến khung thành đối phương và từ những pha sút phạt, chứng tỏ các cầu thủ đã tập luyện tốt chiến thuật của đội nhà. Trận derby phố biển là trận bóng với thế trận đôi công, cả hai đội đều có những pha phối hợp treo bóng bổng uy hiếp khung thành đối phương. Không thể không kể đến tinh thần cổ vũ của đội ngũ cổ động viên, bầu không khí tại SVĐ Trường ĐH Nha Trang luôn sôi động từ những tiếng hò reo, tiếng trống giòn giã trên khán đài.Kết thúc trận đấu, Trường ĐH Nha Trang giành chiến thắng chung cuộc 2-0 trước Trường ĐH Khánh Hòa, giành suất thứ 2 vào bán kết vòng loại. Mặc dù, Trường ĐH Khánh Hòa phải dừng chân tại giải đấu nhưng các cầu thủ vẫn chung vui, chúc mừng Trường ĐH Nha Trang vào bán kết. Với tinh thần thể thao fair-play, cả 2 đội nhận được những tràng pháo tay, tán dương của khán giả sau trận đấu derby kịch tính...Tại khuôn khổ bảng C (vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên) đã có 4 đội bóng vào bán kết, gồm: Trường ĐH Nha Trang, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Đà Lạt và Trường CĐ Du lịch Nha Trang. Trận bán kết 1 là trận đấu giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường CĐ Du lịch Nha Trang; trận bán kết 2 là trận đấu giữa Trường ĐH Quy Nhơn và Trường ĐH Đà Lạt sẽ diễn ra vào chiều 16.1.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025. ️