Giảm tác hại do 'thế hệ nicotin mới' ra sao?
Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024 đối với 107 hành vi vi phạm. Ví dụ: ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (với ô tô) tăng từ 30 - 40 triệu đồng lên 45 - 60 triệu đồng; chở hàng quá khổ tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 20 triệu đồng…Có 2 lý do được UBND TP.Hà Nội đề cập để giải thích cho đề xuất của mình. Thứ nhất, luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1.1.2025) giao cho HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Để triển khai luật này, Hà Nội phải bổ sung quy định về việc tăng mức xử phạt như đã nêu.Thứ hai, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội có nhiều điểm khác biệt: ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, nhiều vi phạm lặp đi lặp lại, nhiều thành phần tham gia giao thông và nơi cư trú không ổn định ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, số vụ tai nạn và số lượng phương tiện cao… Thực tiễn này đòi hỏi phải có một chế tài mang tính chất đặc thù của thủ đô, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.Theo danh mục tại dự thảo, 107 lỗi vi phạm giao thông bị đề xuất tăng mức phạt tiền tập trung vào 3 nhóm. Một là những vi phạm có tính chất phổ biến; hai là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông; ba là những vi phạm ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng.UBND TP.Hà Nội nhận định, tăng mức phạt tiền vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa tác động đến ý thức, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành, nếu không sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn mức phạt chung. Dẫu vậy, quá trình thực hiện ban đầu có thể có những khúc mắc và phản ứng của dư luận, vì mức phạt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.Đề xuất của UBND TP.Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 168/2024 (nâng mức phạt tiền lên nhiều lần với nhiều lỗi vi phạm) chỉ mới có hiệu lực thi hành khoảng hơn 1 tháng. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng cả 2 lý do cơ quan soạn thảo viện dẫn để đề xuất tăng mức phạt tiền đều chưa thực sự thuyết phục.Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không.Ông Hùng phân tích, điều 33 luật Thủ đô quy định HĐND TP.Hà Nội được áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực (văn hóa, quảng cáo, xây dựng, giao thông…) cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Mấu chốt ở đây là chữ "được", nghĩa là được phép áp dụng nếu thấy cần thiết, chứ không phải bắt buộc áp dụng. "Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không", ông Hùng nêu quan điểm.Tương tự, nếu mục đích tăng mức phạt tiền để cải thiện ý thức tham gia giao thông thì rõ ràng Nghị định 168/2024 đang "làm rất tốt". Như số liệu Cục CSGT Bộ Công an vừa công bố, sau 1 tháng áp dụng nghị định mới, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực: số vụ tai nạn và số trường hợp vi phạm đều giảm, người dân tự giác chấp hành ngay cả khi không có mặt CSGT, ùn tắc giao thông không kéo dài… "Ý thức đã tốt lên như vậy, liệu có cần thiết phải tiếp tục nâng mức phạt nữa không, nên chăng tìm kiếm thêm các giải pháp khác thay vì chú trọng vào phạt?", vị luật sư đặt câu hỏi.Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng kiến nghị Hà Nội nên cân nhắc đề xuất tại dự thảo. Đồng ý với lập luận của cơ quan soạn thảo về việc luật Thủ đô cho phép HĐND TP.Hà Nội được quyền tăng mức phạt cao hơn mặt bằng chung, nhưng ông Hòa cho rằng "tăng như vậy có phù hợp hay không thì phải xem tình hình thực tế, ý kiến người dân ra sao", nhất là khi Nghị định 168/2024 vừa mới tăng mức phạt lên rất cao.Vị đại biểu lo ngại một số tác động tiêu cực mang lại. Mức phạt quá cao, vượt quá khả năng kinh tế của người dân, khiến một số trường hợp người vi phạm sẵn sàng bỏ phương tiện cũ, giá trị thấp thay vì nộp phạt; gián tiếp tạo áp lực quá tải cho việc trông giữ phương tiện vi phạm - vốn là bài toán chưa thể giải quyết triệt để nhiều năm nay. Ngoài ra, mức phạt quá cao còn có thể phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm với lực lượng thi hành công vụ.Anh Xuân Lực (37 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội) ngày nào cũng đi và về trên quãng đường khoảng 15 km để vào nội thành làm việc. Với mức phạt hiện hành tại Nghị định 168/2024, và nếu tiếp tục tăng như đề xuất của chính quyền thủ đô, anh Lực lo lắng không may vi phạm sẽ "mất cả tháng lương".Nhưng điều khiến nhiều người e ngại hơn, đó là chất lượng hạ tầng giao thông. Cung đường anh Lực di chuyển mỗi ngày luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến người điều khiển xe mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về tinh thần. Nhiều đoạn xuống cấp, công trường thi công chắn mất phân nửa lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, chưa kể hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nhiều vị trí còn bất cập. "Phạt cao nhưng chất lượng đường sá cũng phải tương xứng, phải giảm áp lực cho tài xế thì mới có thời gian, tâm trí để chấp hành", anh Lực nói.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, cũng cho rằng giảm ùn tắc và tai nạn giao thông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội bằng việc cứ tăng mức phạt, "đổ hết lỗi" cho người dân. Hà Nội nên tập trung vào các giải pháp bền vững, thuộc về trách nhiệm của chính quyền, để giải quyết tận gốc rễ.Đó là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, mở rộng cửa ngõ TP; quy hoạch đô thị gắn với giao thông, hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại khu vực trung tâm để giảm áp lực lên hạ tầng. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt là hệ thống tàu điện metro, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, thì ủng hộ đề xuất của UBND TP.Hà Nội, nhằm xoay chuyển tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô đang phức tạp như hiện nay. Ông Thanh cho biết, Nghị định 168/2024 đã nâng mức phạt tiền lên nhiều lần so với trước đây, nhưng nhiều hành vi vi phạm với lỗi cố ý vẫn cứ diễn ra, như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều… Điều này cho thấy nhiều người "chưa thấy sợ", cần thêm sự nghiêm minh về chế tài, bao gồm cả việc nâng mức phạt tiền và xử lý triệt để, minh bạch, "đến nơi đến chốn", nhằm thay đổi bộ mặt giao thông của thủ đô.Tuy vậy, ông Thanh bày tỏ băn khoăn về số lượng hành vi vi phạm bị đề xuất tăng mức phạt tiền, lên đến 107 hành vi là quá rộng, "như thế còn gì là đặc thù nữa". Cơ quan soạn thảo nên chọn lọc những hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng, hoặc có yếu tố đặc thù ở thủ đô. Chẳng hạn cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng, vi phạm nồng độ cồn, đua xe trái phép…Diễn viên Ngọc Tưởng tiết lộ hôn nhân bên bà xã kín tiếng
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC 3 lần thay đổi giá vàng trong sáng 21.3, mỗi lần giảm từ 300.000 - 800.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức giảm từ 900.000 đến 1,4 triệu đồng mỗi lượng. Tương tự, các đơn vị kinh doanh vàng khác như Bảo Tín Minh Châu, Doji, Phú Quý… cũng liên tục điều chỉnh giá đi xuống. Giá mua vàng miếng SJC xuống còn 96,4 triệu đồng, bán ra còn 98,9 triệu đồng.Cùng với đó, giá vàng nhẫn 4 số 9 của các đơn vị cũng lao dốc từ 200.000 - 600.000 đồng mỗi lượng, nâng tổng mức mất giá trong sáng 21.3 lên 700.000 đến 1,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji là đơn vị giảm giá mua vàng mạnh nhất trên thị trường, lên 1,6 triệu đồng, xuống còn 96,9 triệu đồng, trong khi chiều bán ra còn 99,3 triệu đồng. Các công ty cũng giảm giá mua vào nhanh hơn so với bán ra. Công ty Bảo Tín Minh Châu là giảm giá mua vào còn 97,5 triệu đồng, bán ra 99,6 triệu đồng. Công ty Phú Quý mua vào với giá 97,3 triệu đồng, bán ra 99,3 triệu đồng…Ghi nhận trên thị trường, nhiều người mang vàng bán chốt lời, trong khi chiều mua vào giảm không bằng. Tại Công ty SJC, số khách hàng đến bán vàng khối lượng lớn hơn so với mua vào. Điều này khiến vàng trong nước giảm mạnh hơn so với giá thế giới. Chỉ trong vòng 24 giờ, giá vàng miếng SJC đã giảm 1,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra, còn mua vào giảm mạnh hơn lên đến 2,2 triệu đồng/lượng. Vàng trong nước giảm khoảng 2% chỉ trong một ngày, trong khi giá vàng thế giới giảm khoảng 0,5%. Kim loại quý thế giới giảm 15 USD/ounce, xuống còn 3.030 USD/ounce.
Suzuki Swift - Đẹp thôi chưa đủ!
Ngày 26.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) cho biết, đã ra quyết định tạm giữ hình sự 7 nghi phạm gồm: Phạm Nguyễn Ngọc Vũ (33 tuổi); Nguyễn Ngọc Sơn; Trần Tuấn Vũ; Nguyễn Quang Thái (cùng 22 tuổi); Lữ Văn Tằm (24 tuổi); Phạm Quang Minh (23 tuổi) và Lê Huy Tiến (18 tuổi, tất cả đều ngụ H.Xuân Lộc, Đồng Nai) để điều tra về hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Đây là 7 người vì có liên quan vụ cô gái bán hàng online bị bắt cóc ở cồn Chim.Theo điều tra ban đầu, khoảng 10 giờ 15 phút ngày 24.1, Công an TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) nhận được tin báo của ông L.N.L (49 tuổi, ngụ khóm 5, P.5, TP.Vĩnh Long) về việc con gái là L.N.H (19 tuổi, ngụ cùng địa chỉ) bị nhiều người lạ mặt bắt giữ tại khu vực bờ kè cồn Chim (P.Trường An, TP.Vĩnh Long) đưa lên xe ô tô BS 60A-406.09 di chuyển về hướng TP.HCM.Tiếp nhận tin báo, đến khoảng 15 giờ cùng ngày (24.1), Công an TP.Vĩnh Long, Phòng CSHS Công an tỉnh Vĩnh Long phối hợp Phòng CSHS Công an TP.HCM, Phòng 6 - Cục CSHS, Cục CSGT (Bộ Công an) khẩn trương truy vết, chặn bắt nhanh nhóm nghi phạm tại khu vực đường Chánh Hưng (xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, TP.HCM); đồng thời giải cứu cô gái an toàn.Qua làm việc, xác định nguyên nhân ban đầu do H. trong thời gian làm việc tại Đồng Nai có mượn tiền của nhóm người này nhưng không có khả năng chi trả. Đến khoảng đầu năm 2024, H. đã bỏ về nhà cha mẹ ruột tại P.5, TP.Vĩnh Long, sinh sống bằng nghề mua bán hàng online.Trong quá trình mua bán, H. bị những người này phát hiện nên đến sáng ngày 24.1, nhóm này đặt hàng và yêu cầu H. giao tại khu vực cồn Chim. Khi H. đến địa điểm trên thì bị nhóm nghi phạm khống chế H., đưa lên xe ô tô và chạy về hướng TP.HCM nhằm yêu cầu người nhà cô phải chuyển 150 triệu đồng tiền chuộc mới thả người.Ngoài ra, lực lượng công an còn tạm giữ 1 khẩu súng có ổ xoay bằng kim loại màu đen, 1 viên pháo tự chế, 1 túi ni lông chứa tinh thể màu trắng nghi là ma túy và nhiều vật dụng khác.Hiện, vụ cô gái bán hàng online bị bắt cóc ở cồn Chim trên đang được Cơ quan CSĐT Công an TP.Vĩnh Long tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
>>> Cô gái trẻ bị bao cao su mắc kẹt trong vùng kín
Làm việc, ứng xử thế nào khi sếp nhỏ tuổi hơn?
Động cơ trên Yamaha YZF-R15 2022 cho công suất lớn hơn động cơ Honda CBR150R khoảng 2 mã lực, lực kéo nhỉnh hơn 0,3 Nm