Thưởng thức sản vật núi rừng trong phiên chợ vùng cao A Lưới
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?Bảo Kun: Ảo tưởng sau 'Học viện ngôi sao', mang ơn Hòa Minzy vì 5 triệu đồng
Lẫy chuyển số trên vô-lăng giúp tài xế chủ động điều chỉnh cấp số, kiểm soát tốt hơn trong một số tình huống lái xe. Trước đây, trang bị này chỉ xuất hiện trên các dòng xe thể thao nhưng hiện đã phổ biến trên nhiều mẫu xe phổ thông. Tuy nhiên, phần lớn tài xế vẫn chưa tận dụng trang bị này.Tại Việt Nam, đa số tài xế điều khiển xe số tự động di chuyển trong đô thị nên để hộp số tự chuyển theo tốc độ sẽ thoải mái, nhàn nhã hơn. Trong khi đó, lẫy chuyển số chỉ phát huy tác dụng khi cần tăng tốc nhanh, đổ đèo hoặc điều khiển xe trên các cung đường dốc.Hơn nữa, nhiều mẫu xe phổ thông trang bị động cơ dung tích nhỏ cùng hộp số tự động có độ trễ nhất định. Vì vậy, trải nghiệm với lẫy chuyển số khó mang lại cảm giác phấn khích như trên các dòng xe thể thao.Dù đã trở thành trang bị phổ biến, lẫy chuyển số chưa thực sự hữu ích trong điều kiện giao thông hiện nay. Tuy vậy, trong một số tình huống cần kiểm soát tốc độ khi xuống dốc hay cần tăng tốc, sử dụng lẫy chuyển số vẫn giúp tài xế lái xe an toàn và hiệu quả hơn.
Đấu giá hàng loạt lô đất 'vàng' và gần 4.000 căn hộ tái định cư Thủ Thiêm
Theo clip, sau khi cùng ba mẹ lên sân khấu trao quà cho cô dâu, chú rể, bé gái nán lại gửi đôi lời đến nhân vật chính. Bé gái làm MC gửi lời chào nhiệt tình đến khách mời và đọc bài thơ dài tặng cô dâu, chú rể. Kết thúc phần phát biểu, MC nhí nhận được nhiều tràng vỗ tay của mọi người, ai nấy đều bất ngờ với món quà đặc biệt này. Dân mạng sau khi xem clip xuýt xoa gửi lời khen vì phong thái tự tin, chất giọng rõ ràng, mạch lạc của bé gái.Bé gái trong clip là Triệu Thảo My (10 tuổi, quê ở Thái Nguyên). Chị Trần Thùy Linh, mẹ Thảo My, là người đăng tải đoạn clip lên mạng xã hội.Chị Linh cho biết Thảo My đang học lớp 4. Hằng ngày, sau mỗi giờ lên lớp bé được ba mẹ cho xem điện thoại 30 phút. Phần nội dung đọc trong ngày cưới em trai chị được bé xem và học theo trên mạng xã hội. Trước ngày cưới cậu, bé nói muốn dành món quà đặc biệt là phần thể hiện lời chúc hạnh phúc theo phong thái của một MC. Dù được con đọc trước vài lần cho nghe nhưng người mẹ vẫn bất ngờ với màn thể hiện trên sân khấu. Bé dẫn một cách tự tin, trình bày câu từ rõ ràng, trôi chảy. Đám cưới vẫn có người dẫn chương trình chính, Thảo My chỉ tham gia một phân đoạn nhỏ."Việc làm MC trong đám cưới được con thể hiện một cách ngẫu hứng. Trước đó tôi cũng không cho con đi học ở trung tâm về kỹ năng này và đó cũng không hẳn là đam mê của con. Con yêu quý cậu nên không ngại nói chuyện trước đám đông, có nhiều người lớn tuổi", chị Linh nói.Thảo My có một em trai, năm nay 4 tuổi. Trong mắt người mẹ, con gái đầu luôn ngoan ngoãn, biết nghe lời người lớn. Ngoài giờ học, con thường phụ giúp ba mẹ trong những việc có khả năng như quét nhà, cắm cơm, lau nhà, rửa chén…"Mình chỉ có một em trai là chú rể mới cưới cách đây không lâu. Gia đình hòa thuận, yêu thương nhau nên các con ai cũng quý mến, thường xuyên chơi với cậu. Mình lấy chồng cách nhà mẹ đẻ khoảng 10 km nên các con được về bà ngoại chơi vào dịp cuối tuần", người mẹ chia sẻ.Chị Linh bất ngờ vì đoạn clip nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của dân mạng. Không ít người khuyên chị đầu tư cho con học các lớp năng khiếu để tiếp tục phát triển. Người mẹ sẽ hỏi ý kiến con, không quá áp đặt để con được thoải mái, tự do học tập, vui chơi."Mình cũng có chút tự hào với màn thể hiện tự tin của con. Cả hai bên nội ngoại ai cũng vui, hãnh diện nhưng sẽ không ép buộc những thứ con không thích. Mình luôn cố gắng dạy bảo để con hiểu được việc tốt, việc xấu và làm nhiều điều hay lẽ phải", chị Linh trải lòng.Về phần mình, Thảo My vui và hạnh phúc khi thể hiện trọn vẹn lời chúc gửi tới cô dâu, chú rể trong ngày cưới. "Con rất quý cậu nên muốn có món quà đặc biệt dành tặng cậu. Con sẽ cố gắng, rèn luyện mỗi ngày để vừa học giỏi vừa phụ giúp mẹ trông em, làm việc nhà", bé gái nói.Anh Triệu Văn Việt (36 tuổi), ba Thảo My đọc hết những bình luận của mọi người. Phải đi làm xa nhà nên mỗi khi có thời gian rảnh, anh đều tranh thủ ở bên vợ con. Mỗi khi con mượn điện thoại chơi, anh dặn dò chỉ được xem các kênh phù hợp và không được xem quá thời gian quy định."Tôi hạnh phúc vì có hai con ngoan ngoãn, biết yêu thương nhau. Hôm con gái lên sân khấu, không ai nghĩ con có thể đọc tốt như vậy. Tôi nghĩ ngoài giờ lên lớp, ba mẹ có thể dành thời gian hướng dẫn các con học thêm kỹ năng khác để con có thể vừa chơi vừa khám phá nhiều điều thú vị, mới mẻ", anh Việt bày tỏ.
Năm 2024, Ukraine thực hiện chiến lược lớn nhằm giải quyết thách thức thiếu hụt binh sĩ bằng cách thành lập các lữ đoàn mới thay vì tăng cường các lữ đoàn sẵn có. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá chiến lược không mang lại hiệu quả và đã bị phá sản, theo trang Business Insider ngày 6.1.Nhà nghiên cứu cấp cao Michael Kofman thuộc chương trình Nga và Á-Âu tại viện nghiên cứu chính sách mang tên Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Mỹ) cho rằng chiến lược trên của Ukraine là "một trong những quyết định quản lý lực lượng khó hiểu nhất từng được triển khai"."Việc mở rộng lực lượng bằng cách lập các lữ đoàn mới, trong khi cực kỳ cần thêm binh sĩ để bù đắp những mất mát trong các đội hình giàu kinh nghiệm đã triển khai trên tiền tuyến, rõ ràng đã phải có những đánh đổi", ông Kofman viết trên mạng xã hội.Ông Kofman nhận định rằng vì thiếu kinh nghiệm, các đơn vị mới nhìn chung chiến đấu không hiệu quả cả trong vai trò tấn công lẫn phòng thủ. Và theo ông, đó là điều đã xảy ra trong năm 2023. Hậu quả là chiến lược bị sụp đổ phần nào khi cấp chỉ huy cuối cùng lại tách các tiểu đoàn từ những lữ đoàn mới để bổ sung cho các đơn vị cũ.Hồi tháng 5.2024, giới lãnh đạo Ukraine công bố ý định lập 10 lữ đoàn, mỗi đơn vị gồm hàng ngàn binh sĩ, với hy vọng đạt được khả năng luân phiên chiến đấu trên tiền tuyến. Giải thích cho ý định này, một phát ngôn viên quân đội Ukraine hồi tháng 11.2024 nói rằng không còn lựa chọn nào khác để đối phó với đối phương áp đảo hơn, trên một chiến tuyến dài 1.300 km.Một số lữ đoàn mới được huấn luyện tại phương Tây, trong đó có lữ đoàn cơ giới 155. Tuy nhiên, màn ra mắt của lữ đoàn 155 vào cuối năm 2024 đã gây ra cuộc khủng hoảng khi xuất hiện thông tin cho thấy tỷ lệ đào ngũ cao. Hơn nữa, đơn vị này còn thường bị rút bớt quân để bổ sung cho các lữ đoàn khác. Hậu quả là lữ đoàn 155 phải vá víu đội hình, một số binh sĩ chuyên về điều khiển thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái (UAV) bị chuyển sang vai trò bộ binh.Trung tá Bohdan Krotevych, tham mưu trưởng Lữ đoàn Azov, bình luận: "Có lẽ thật ngu ngốc khi lập các lữ đoàn mới và trang bị công nghệ mới cho họ trong khi các đơn vị cũ lại thiếu nhân lực".Ông Kofman nói rằng vấn đề của Lữ đoàn 155 là vụ việc nghiêm trọng nhất trong công tác quản lý lực lượng của Ukraine. Việc chia nhỏ các đơn vị mới đã dẫn đến sự rời rạc trong nỗ lực phòng thủ."Những đổi mới công nghệ, áp dụng chiến thuật và tích hợp tốt hơn là không đủ để bù đắp cho thất bại của việc xử lý các vấn đề nền tảng... Quân đội Ukraine cần giải quyết các vấn đề nhân lực, huấn luyện và quản lý lực lượng để duy trì cuộc chiến", ông Kofman nhận xét.
'Ông trùm' tiền ảo ngã ngựa, sàn Binance lao đao
Sáng 22.2, giá USD tại các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng. Chẳng hạn, ACB mua chuyển khoản 25.350 đồng, bán ra 25.700 đồng, tăng 30 đồng so với hôm qua; Vietinbank mua vào 25.190 đồng, bán ra lên 25.770 đồng, tăng 80 đồng… Riêng giá USD tự do đi ngang khi tiếp tục mua vào 25.650 đồng, bán ra 25.750 đồng.Giá USD thế giới tăng nhẹ trở lại. Chỉ số USD-Index đạt 106,54 điểm, tăng 0,2 điểm. Thị trường tài chính thế giới vẫn khá căng thẳng khi ngày 20.2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về việc sẽ áp mức thuế lên tới 150% đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước BRICS, nếu nhóm này có bất kỳ động thái nào nhằm tạo ra một loại tiền tệ thay thế đồng USD. Phát biểu tại Hiệp hội Thống đốc đảng Cộng hòa ở thủ đô Washington, Tổng thống Donald Trump nhắc lại rằng, một trong những điều đầu tiên mà ông từng đề cập sau lễ nhậm chức là việc sẽ áp thuế 150% đối với bất kỳ quốc gia BRICS nào nhắc đến việc loại bỏ USD.Trong khi đó, một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ mới được công bố đã làm dấy lên lo ngại mới về nền kinh tế và khiến nhà đầu tư đổ xô vào trái phiếu, dẫn tới lợi suất trái phiếu giảm mạnh. Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan đã giảm xuống còn 64,7 trong tháng 2, giảm gần 10% và giảm mạnh hơn dự báo vì người tiêu dùng lo ngại về lạm phát cao hơn trước khả năng áp dụng các mức thuế quan mới. Triển vọng lạm phát trong 5 năm trong cuộc khảo sát là 3,5%, mức cao nhất kể từ năm 1995. Trên hết, doanh số bán nhà ở hiện có tại Mỹ đã giảm mạnh hơn dự báo trong tháng trước, xuống còn 4,08 triệu căn nhà. Theo S&P Global, chỉ số PMI dịch vụ tại Mỹ cũng đã giảm trong tháng 2 vừa qua... Điều đó khiến nhiều nhà đầu tư dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ chưa có kế hoạch cắt giảm lãi suất khi lạm phát vẫn còn cao và đây là nguyên nhân hỗ trợ giá USD.