Tuyển chọn VĐV giỏi qua giải vô địch trẻ, học sinh các môn thể thao Cần Thơ
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".Bị té xe, nam sinh bịa chuyện bị trấn lột để xin tiền trả nợ
Ngày 14.2, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Ban tổ chức giải đua thuyền máy Nhà nghề quốc tế UIM F1H2O World Championship.Tại buổi làm việc, hai bên đã đạt thỏa thuận tỉnh Bình Định tiếp tục là một trong những địa điểm tham gia tổ chức giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề quốc tế UIM F1H2O World Championship trong năm 2025, diễn ra từ ngày 1 - 3.5.Giải đua năm nay có sự góp mặt của 10 đội đến từ 13 quốc gia trên thế giới (21 thuyền đấu) và sẽ được tổ chức luân phiên tại 6 - 7 quốc gia trên toàn thế giới.Tại buổi làm việc, ông Phạm Anh Tuấn cho biết, Bình Định đã sẵn sàng công tác chuẩn bị, hạ tầng cơ sở đáp ứng cho các giải đua, đồng thời cũng bày tỏ mong muốn Ban tổ chức giải tiếp tục quảng bá mạnh mẽ hơn nữa giải đua F1H2O để du khách, người dân các nước biết và dự khán ở tất cả các điểm tổ chức giải đấu, cũng như tạo sự kết nối, hợp tác, chia sẻ giữa các điểm tổ chức giải.Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Raimondo di San Germano, Giám đốc điều hành H2O Racing, chúc mừng nhà vô địch giải đua năm 2024 của đội đua F1H2O Bình Định - Việt Nam. Theo ông Raimondo di San Germano, việc tỉnh Bình Định tổ chức thành công giải F1H2O tại đầm Thị Nại (TP.Quy Nhơn) được xem là một điểm mới trong lịch sử của UIM F1H2O World Championship. Đây là một bước đi quan trọng, chứng tỏ sự cam kết của H2O Racing trong việc mở rộng phạm vi của thể thao nước và mang lại những trải nghiệm mới cho cả tay đua lẫn khán giả trong và ngoài nước.Ban tổ chức F1H2O tiếp tục ủng hộ Bình Định - Việt Nam dài hơi hơn trong tham gia tổ chức giải đua này. Bên cạnh đó, cam kết tiếp tục truyền thông hình ảnh Bình Định vươn ra thế giới thông qua mạng lưới truyền thông mang tầm quốc tế và các buổi tường thuật trực tiếp giải đấu tại Quy Nhơn - Bình Định.Giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề UIM F1H2O World Championship là sự kiện thể thao quy mô lớn và được coi là một trong những giải đua vô địch thuyền máy nghề uy tín nhất trên thế giới, được tổ chức bởi Liên đoàn Đua thuyền máy quốc tế (UIM). Với gần 40 năm hoạt động, 300 lần tổ chức giải đấu, đi qua hơn 30 quốc gia, UIM F1H2O World Championship có lịch sử lâu dài và uy tín trong giới thể thao nước, thu hút sự quan tâm và tham gia của các đội đua hàng đầu từ nhiều nơi trên thế giới.
Game nhập vai màn hình dọc Dragon Song ra mắt trong tháng 12
Bà Mai Cẩm Linh - Giám đốc Kinh doanh YouNet Media đã có những chia sẻ về sự gắn bó lâu dài này.
Theo BS Minh, với trường hợp này, cơ thể BN chỉ sai lệch bộ phận sinh dục chứ ngoại hình và tâm tính hoàn toàn là phụ nữ. Do vậy, sau khi xuất viện, người bệnh sẽ điều trị bằng hormone để các thuộc tính nữ trội lên.
HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U.23 Việt Nam thắng Iraq là điều tuyệt vời'
Những khoảnh khắc về bà Nguyễn Thị Mỹ An (45 tuổi, ngụ Đồng Tháp) được con trai là anh Trần Thanh Sơn (26 tuổi, hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM) chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến nhiều người ngưỡng mộ vì tinh thần ham học hỏi của người mẹ nông dân ở miền Tây.Những clip được anh Sơn chia sẻ thường ghi lại khoảnh khắc anh "kiểm tra bài cũ", ôn lại từ vựng tiếng Anh cho mẹ trong lúc mẹ đang làm công việc nội trợ ở nhà. Anh sẽ hỏi mẹ một vật dụng, đồ dùng hay thực phẩm bất kỳ có trong gian bếp bằng tiếng Việt và bà An sẽ đưa ra câu trả lời cho con trai bằng cách dịch chúng sang tiếng Anh.Dù phát âm không quá chuẩn nhưng cách người mẹ cố gắng nhớ lại và trả lời cho con những từ vựng đã học trước đó khiến nhiều người khâm phục. Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng để lại bình luận động viên người mẹ, cũng như bày tỏ sự yêu mến dành cho mẹ con anh Sơn.Người con trai cho biết 4 tháng trước, trong lần anh về thăm nhà, bà Mỹ An ngỏ ý nhờ anh Sơn quay lại những hình ảnh cuộc sống của mình ở vùng quê Lấp Vò và chia sẻ lên mạng xã hội cho bà con xem. Vậy là những khoảnh khắc về bà với cuộc sống thường nhật bình dị bên đồng ruộng, nương rẫy được đăng lên trang cá nhân đều đặn mỗi khi anh Sơn về thăm nhà và được nhiều người yêu thích.Cách đây hơn 1 tháng, anh nảy ra ý tưởng sẽ hướng dẫn tiếng Anh cho mẹ với những từ ngữ thông dụng, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. "Mẹ hay kể ngày nhỏ, mẹ ham học lắm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên việc học của mẹ gãy gánh giữa chừng. Sau này có gia đình, sinh con, mẹ đã hy sinh tuổi thanh xuân để anh em tụi mình thực hiện được ước mơ và rồi mẹ cũng quên mất về ước mơ của mẹ", cậu con trai xúc động.Từ lời kể của mẹ, anh quyết định sẽ hướng dẫn cho mẹ một điều thú vị nào đó mà anh đã được học trong hành trình thực hiện ước mơ của mình và đó là tiếng Anh. Bà Mỹ An cũng rất hào hứng, vui vẻ học tiếng Anh cùng con trai.Mỗi ngày, bà Mỹ An sẽ cùng con học 5 từ vựng tiếng Anh thông dụng như tên các loại thực phẩm, rau củ quả, vật dụng liên quan tới gian bếp để dễ nhớ. Người mẹ tin rằng "tích tiểu thành đại", mỗi ngày học một ít thì sau thời gian dài sẽ tích lũy được nhiều kiến thức.Việc cùng con quay những clip kỷ niệm cũng góp phần giúp gắn kết tình cảm của 2 mẹ con. "Học tiếng Anh thật không dễ nhưng thật vui và thú vị, vui nhất là con trai thường về quê với mình. Có những từ tôi thấy phát âm tiếng Anh khó, nhất là những từ bắt đầu bằng chữ "s" như "spoon" (cái muỗng), "sponge gourd" (trái mướp) nhưng tôi cũng tập làm sao cho phát âm tốt nhất. Tôi cũng vận dụng những từ đã học vào giao tiếp với con để không bị quên", người mẹ hào hứng kể.Với bà An, con trai là người chịu khó, cần cù, biết lắng nghe và suy nghĩ thấu đáo khi làm một việc gì đó. Anh Sơn quan tâm gia đình, hiếu thảo với cha mẹ nên bà vô cùng hạnh phúc và tự hào.Bận rộn với công việc dược sĩ ở Q.Tân Bình (TP.HCM), anh Sơn thường về thăm mẹ 2 - 3 tuần/lần. Làm nông dân, quanh năm bên đồng ruộng, vườn tược để nuôi các con lớn khôn, ăn học thành tài, mẹ trong mắt anh Sơn là người phụ nữ tuyệt vời nhất, là cả cuộc đời của anh.Cậu con trai mong mẹ sẽ sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc và anh vẫn nỗ lực mỗi ngày để có thể báo hiếu cho cha mẹ. Anh vẫn sẽ đều đặn về thăm gia đình và những clip cùng mẹ học tiếng Anh vẫn sẽ còn được chia sẻ nhiều thêm.