Phẫn nộ xe khách vượt ẩu, ép ô tô con vào lề đường
Sau 2 hiệp đấu chính thức, trận bán kết đầy kịch tính giữa hai đội bóng kỳ phùng địch thủ và quyết tâm cao đã kết thúc với tỷ số hoà 1-1 và cả hai đội buộc phải bước vào loạt sút luân lưu cân não để tìm ra đội bóng đi tiếp.Robot do sinh viên huấn luyện trình diễn 'Vũ điệu cờ Việt Nam' chào mừng lễ 30.4
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.
Cận cảnh Toyota Corolla Cross 2024 bản đắt tiền, kỳ vọng về Việt Nam
Ngày 9.3, diễn ra giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng Sở VH-TT TP.HCM, Công ty Miracle Entertainmant Group và Ban quản lý phát triển đô thị TP.HCM đồng tổ chức. Giải thu hút 10.000 VĐV, trong đó có những chân chạy nổi tiếng như Hoàng Nguyên Thanh, Phạm Thị Hồng Lệ tham gia tranh tài ở 3 cự ly là 5 km, 10 km và 21 km. Ở hấp dẫn nhất 21 km, nhà vô địch marathon quốc gia Hoàng Nguyên Thanh thi đấu vượt trội, một mình về đích sau 1 giờ 12 phút 29 giây. Lý Nhân Tín về đích hạng nhì với thành tích 1 giờ 14 phút 08 và Huỳnh Anh Khôi về hạng ba với thành tích 1 giờ 14 phút 54 giây. Thành tích của Hoàng Nguyên Thanh vẫn còn kém kỷ lục quốc gia (1 giờ 06 phút 39 giây) nên không thể ẵm giải đặc biệt 200 triệu đồng dành cho VĐV có thành tích vượt kỷ lục quốc gia. Ở nội dung 21 km nữ, chân chạy người Bình Định Phạm Thị Hồng Lệ cũng vô đối khi bỏ xa đối thủ cạnh tranh, về đích đầu tiên sau 1 giờ 21 phút 34 giây trong khi Lê Thị Kha Ly về hạng nhì với thành tích 1 giờ 26 phút còn Nguyễn Thị Thu Hà về hạng ba với thành tích 1 giờ 27 phút 44 giây. Thành tích của Hồng Lệ cũng không vượt kỷ lục quốc gia (1 giờ 13 phút 22 giây). Ở cự ly 10 km nam, chiến thắng thuộc về Nguyễn Anh Trí với thành tích 33 phút 52 giây còn về nhất 10 km nữ là Đoàn Thị Hiền với thành tích 41 phút 06 giây. Vô địch cự ly 5 km nam là Nguyễn Văn Khang (thành tích 17 phút 13 giây) và giành chiến thắng ở 5 km nữ là Trương Hồng Uyên (thành tích 20 phút 04 giây).Ban tổ chức giải chạy Run To Live - Chạy vì cuộc sống 2025 còn trao 24 giải nhóm tuổi và một số giải thưởng khác như giải cosplay (hóa trang), couple, đồng đội...
Năm ngoái, trong trận mở màn vòng loại khu vực Tây Nam bộ, đội chủ nhà Trường ĐH Cần Thơ đã có chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước đội Trường ĐH Cửu Long.Dù được đánh giá yếu hơn nhưng Trường ĐH Cửu Long đã có một trận đấu sòng phẳng với Trường ĐH Cần Thơ. Tuy nhiên may mắn đã không đứng về phía đội khách khi đúng phút bù giờ cuối cùng của trận đấu, một cầu thủ của đội đã vô tình đá phản lưới nhà giúp Trường ĐH Cần Thơ có được 3 điểm quý giá.Năm nay lá thăm lại tiếp tục đưa 2 đội chung nhóm A, vòng loại khu vực Tây Nam bộ, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III– 2025 Cúp THACO. Trước trận tái đấu này, Trường ĐH Cửu Long dường như đã thể hiện một bộ mặt khác khi ở trận đấu mở màn vòng loại khu vực, đội đã thi đấu rất chắc chắn và có trận hòa 0-0 trước Trường ĐH Đồng Tháp, đội bóng được đánh giá rất cao.Trận đấu trên cũng khẳng định Trường ĐH Cửu Long không phải là đối thủ dễ chơi với bất kỳ đội bóng nào tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ, năm nay. Đặc biệt, theo tiết lộ từ ban huấn luyện Trường ĐH Cửu Long, việc bị loại đáng tiếc ở mùa giải năm 2024 đã cho đội bài học quý về sự chủ quan, lơ là, mất tập trung. Một năm qua, cả đội đã cố gắng khắc phục và tập luyện với nhau để có lối chơi nhịp nhàng, gắn kết hơn.Với chủ nhà Trường ĐH Cần Thơ, may mắn dường như vẫn đang song hành với đội bóng này khi có được chiến thắng rất kịch tính trước đội Trường ĐH Nam Cần Thơ trong trận đấu đầu tiên. Đúng chất derby Tây Đô, trận đấu giữa Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Nam Cần Thơ đã diễn ra rất hấp dẫn. Có đến 3 lần trọng tài chỉ tay vào chấm phạt đền. Kết thúc trận đấu Trường ĐH Cần Thơ giành thắng lợi nghẹt thở 2-1 trước Trường ĐH Nam Cần Thơ dù thi đấu ít người hơn 10 phút cuối trận.Như vậy, Trường ĐH Cần Thơ hiện có 3 điểm đang nắm nhiều lợi thế trong tay. Còn Trường ĐH Cửu Long đang có 1 điểm sẽ buộc phải giành chiến thắng trước chủ nhà nếu muốn chủ động giành suất đi tiếp.
Người 'đa năng' ở làng chài
Sáng 14.3, TAND Q.1 (TP.HCM) xét xử sơ thẩm vụ án "cố ý gây thương tích" đối với bị cáo Quách Minh Nhựt (33 tuổi, ngụ Q.6, TP.HCM). Bị cáo Nhựt là tài xế đánh người trước Bệnh viện Từ Dũ gây bức xúc dư luận hồi tháng 12.2024.Cáo trạng xác định, trưa 14.12.2024, Nhựt lái xe chở mẹ ruột, vợ và con đến Bệnh viện Từ Dũ, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 để khám bệnh.Đến cổng bệnh viện, nam tài xế dừng xe cho người nhà xuống, rồi lái xe đi tìm chỗ gửi. Tuy nhiên, Nhựt nhận cuộc gọi của vợ thông báo về việc bệnh viện không khám, nên người chồng lái xe quay lại để đón. Khi đến trước cổng bệnh viện, Nhựt dừng ô tô để người nhà lên xe. Lúc này, ông T.T.Th chở theo con gái chạy lên nhắc nhở việc Nhựt đỗ xe làm cản trở giao thông. Tài xế bực tức, xuống xe đánh vào mặt, đầu đối phương gây thương tích cho nạn nhân 6%.Tại phiên tòa sáng nay, bị hại có đơn xin xét xử vắng mặt. Theo đại diện Viện KSND (VKS) Q.1, trong quá trình điều tra đã có lời khai của bị hại cùng người liên quan nên việc vắng mặt những người này không ảnh hưởng tới quá trình xét xử.Trả lời câu hỏi của HĐXX, Nhựt thừa nhận hành vi như cáo trạng quy kết, khai thêm do kẹt xe, bị hại có thái độ khó chịu nên bực tức và có hành vi dùng tay đánh liên tiếp vào người ông Th.Bên cạnh đó, Nhựt khai không quen biết, không có mâu thuẫn với bị hại. Tại tòa, bị cáo Quách Minh Nhựt cũng nói lời xin lỗi đến người bị hại. "Sau khi đánh bị hại 9 cái, bị cáo được người nhà can ngăn nên dừng lại. Tuy nhiên, khi bị cáo bỏ đi thì anh Th. cầm mũ bảo hiểm nên bị cáo quật ngã bị hại xuống đường rồi mới lên xe rời đi", Nhựt khai.Hôm sau, khi xem video ghi nhận toàn bộ sự việc đăng trên mạng, Nhựt "nhận thấy hành vi của mình vi phạm pháp luật" nên đã đến Công an Q.1 trình diện.Luận tội, Viện KSND Q.1 nêu, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt khi tham gia giao thông nhưng Nhựt đã đánh ông Th. nên cần xử lý nghiêm. Cạnh đó, đại diện VKS cũng ghi nhận cho bị cáo một số tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu. Từ đó, VKS đề nghị bị cáo 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”, ghi nhận một phần tự nguyện của bị cáo đối với bồi thường thiệt hại cho bị hại.HĐXX đánh giá hành vi của bị cáo có tính chất côn đồ, gây bức xúc dư luận, do đó cần có bản án nghiêm khắc để răn đe. Cạnh đó, HĐXX cũng ghi nhận một số tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Nhựt như ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu.TAND Q.1 (TP.HCM) tuyên phạt bị cáo Quách Minh Nhựt (33 tuổi, ngụ Q.6, TP.HCM) 1 năm tù giam. Do người bị hại vắng mặt nên chủ tọa công bố yêu cầu của người bị hại rằng, trong quá trình điều tra, ông Th. yêu cầu bị cáo Nhựt bồi thường gần 250 triệu đồng. Cụ thể, ông Th. yêu cầu bồi thường cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe 4,6 triệu đồng, thu nhập bị giảm sút là 3,8 triệu đồng và tổn thất tinh thần 234 triệu đồng (tổn thất tinh thần áp dụng cho con gái ông Th. là 117 triệu đồng)."Tại thời điểm vụ án xảy ra, tôi đang chở con đi học, hành vi của bị cáo Nhựt còn xâm phạm trực tiếp đến tinh thần của con gái tôi, khiến cháu vô cùng hoảng loạn, sợ hãi khi chứng kiến toàn bộ sự việc", tòa công bố yêu cầu của người bị hại.Với yêu cầu trên của người bị hại, bị cáo Quách Minh Nhựt trình bày, xin bồi thường chi phí khám chữa bệnh, thu nhập thực tế bị giảm sút và thiệt hại về tinh thần cho ông Th. Những khoản chi phí còn lại (tổn thất tinh thần áp dụng cho con gái ông Th. là 117 triệu đồng - PV), gia đình bị cáo không đủ khả năng để chi trả vì bị cáo là lao động chính trong gia đình.Tại tòa, vợ của bị cáo Nhựt nói có mong muốn bồi thường cho ông Th. ngay sau khi xảy ra vụ việc nhưng không có thông tin liên lạc của ông Th. nên không thể thực hiện được."Xin tha thứ cho chồng con, để chồng con có cơ hội trở về với gia đình, xã hội. Con của con cũng mới chỉ 4 tháng tuổi thôi", vợ bị cáo Nhựt nói trong nước mắt, sau khi đã trình bày lại toàn bộ nội dung vụ việc.Trong quá trình điều tra, ông Th. yêu cầu bị cáo Nhựt bồi thường gần 250 triệu đồng, gồm: bồi thường cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe 4,6 triệu đồng; thu nhập bị giảm sút 3,8 triệu đồng; tổn thất tinh thần 234 triệu đồng (trong đó số tiền bồi thường tổn thất tinh thần áp dụng cho con gái ông Th. là 117 triệu đồng). Về vấn đề này, HĐXX nhận định căn cứ theo các quy định pháp luật, không có cơ sở buộc bị cáo Nhựt phải bồi thường cho con gái của ông Th. Do đó, chỉ buộc bị cáo Nhựt bồi thường chi phí thiệt hại cho ông Th. hơn 125 triệu đồng.