Đi ăn trưa cùng gia đình, người đàn ông gặp tai nạn tử vong
Sáng 30.12, Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) công bố Nghị quyết 1251/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã TP.Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025) trên địa bàn Q.Hải Châu.Theo đó, nhập 2 phường Hải Châu 1 và Hải Châu 2 thành đơn vị hành chính mới, có tên gọi là P.Hải Châu. Bí thư Đảng ủy là ông Nguyễn Quang Toản, Chủ tịch UBND phường là bà Lê Thị Thuận. Trước mắt, trụ sở P.Hải Châu đặt tại 38 Triệu Nữ Vương (UBND P.Hải Châu 2 cũ).Nhập 3 phường Phước Ninh, Nam Dương, Bình Hiên thành đơn vị hành chính mới có tên P.Phước Ninh. Bí thư Đảng ủy là bà Lương Thị Kiều Ngọc, Chủ tịch UBND phường là ông Nguyễn Phúc Bảo Nam. Trụ sở UBND phường mới đặt tại số 15 đường Lê Hồng Phong (UBND P.Phước Ninh cũ).Nhập 2 phường Bình Thuận và Hòa Thuận Đông thành đơn vị hành chính mới với tên P.Bình Thuận. Bí thư Đảng ủy là ông Nguyễn Hồ Hoàng Nam, Chủ tịch UBND phường là ông Nguyễn Văn Quốc. Trụ sở phường mới đặt tại 165 Trưng Nữ Vương (UBND P.Bình Thuận cũ).Q.Hải Châu cũng điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Thuận Phước và P.Thanh Bình để mở rộng địa giới đơn vị hành chính P.Thanh Bình.Bà Cao Thị Huyền Trân, Bí thư Quận ủy Hải Châu, cho biết sau gần 1 năm chuẩn bị với những nỗ lực của toàn thể các đơn vị, hôm nay địa phương công bố các phương án sắp xếp. Ngay sau đó, các đơn vị bắt tay ngay vào các công việc quan trọng để đảm bảo sự thông suốt, kịp thời, chính xác, không để việc sắp xếp ảnh hưởng công việc chung, nhất là thủ tục hành chính của công dân.Cũng theo Nghị quyết 1251/NQ-UBTVQH15, các địa phương khác của TP.Đà Nẵng cũng công bố sắp xếp địa phương trong sáng 30.12.Theo đó, Q.Thanh Khê nhập 2 phường Thanh Khê Đông, Hòa Khê thành P.Thanh Khê Đông. Nhập 2 phường Tam Thuận và Xuân Hà thành P.Xuân Hà. Nhập 2 phường Thạc Gián và Vĩnh Trung thành P.Thạc Gián. Nhập 2 phường Tân Chính và Chính Gián thành P.Chính Gián.Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Hòa Minh (Q.Liên Chiểu) và P.Thanh Khê Tây (Q.Thanh Khê) để mở rộng địa giới đơn vị hành chính P.Thanh Khê Tây.Tại Q.Sơn Trà, nhập 2 phường An Hải Tây và An Hải Đông thành P.An Hải Nam. Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Thọ Quang và P.Mân Thái để mở rộng địa giới P.Mân Thái.Sau khi sắp xếp, TP.Đà Nẵng vẫn giữ 6 quận, 2 huyện với 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 phường, 11 xã.Ba thập niên thăng trầm của oligarch Nga
Phát ngôn viên của Văn phòng công tố liên bang Bỉ, nơi đặt trụ sở Nghị viện châu Âu, xác nhận một cuộc điều tra về các cáo buộc tham nhũng, làm giả và rửa tiền liên quan đến Nghị viện châu Âu khi một số quan chức đã bị bắt giữ và thẩm vấn. Huawei được cho là nằm trong danh sách những công ty bị tình nghi đã hối lộ các quan chức.Cảnh sát đã tiến hành khám xét nhiều địa điểm tại Bỉ và Bồ Đào Nha, đồng thời niêm phong 2 văn phòng của Nghị viện châu Âu có liên quan đến các quan chức bị cáo buộc. Vị phát ngôn viên này cho biết: "Các tội ác này được cho là do một tổ chức tội phạm thực hiện nhằm thúc đẩy lợi ích thương mại riêng tư trong bối cảnh các vấn đề chính trị".Văn phòng công tố Bỉ cũng cho biết hoạt động tham nhũng bị cáo buộc đã diễn ra thường xuyên và bí mật từ năm 2021 đến nay, dưới chiêu bài vận động hành lang thương mại. Các hình thức tham nhũng bao gồm đền bù cho các vị trí chính trị, tặng quà quá mức như chi phí ăn uống và đi lại, cũng như mời các quan chức tham dự các trận đấu thể thao.Đến thời điểm hiện tại, chưa có nghị sĩ châu Âu nào bị buộc tội, tuy nhiên ít nhất 15 nghị sĩ đương nhiệm và cựu nghị sĩ đang bị điều tra. Người phát ngôn của Nghị viện châu Âu cho biết cơ quan này đã nhận được yêu cầu hợp tác từ chính quyền Bỉ để hỗ trợ điều tra và sẽ nhanh chóng tuân thủ yêu cầu.Trước những cáo buộc, Huawei cho biết họ coi đây là một hành động "nghiêm túc" và sẽ "khẩn trương tham gia điều tra" để làm rõ vấn đề. Người phát ngôn của công ty khẳng định: "Huawei có chính sách không khoan nhượng đối với tham nhũng và cam kết tuân thủ mọi luật pháp và quy định hiện hành".
Thể thao Việt Nam còn những hy vọng nào tranh vé Olympic Paris?
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về tờ văn bản "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" với nội dung sửa tiêu ngữ của Việt Nam. Cụ thể, dưới quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", văn bản này lại chế phần tiêu ngữ thành "Độc lập - Tự do - Hé lộ tí thôi". Theo hình ảnh được chia sẻ trên các trang mạng, biên bản này được cho là xuất hiện tại một buổi chiếu phim tài liệu Anh trai say hi. Trong văn bản còn có logo của công ty Nomad Management Vietnam và DatVietVAC.Trên các trang mạng, hình ảnh về biên bản này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ khán giả. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành vi chế tiêu ngữ và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó, một số người tấn công phía công ty quản lý dàn Anh trai say hi vì cho rằng liên quan đến đơn vị này. Ngày 10.3, phía công ty Nomad Management Vietnam đăng thông báo lên fanpage chính thức NOMAD MGMT Vietnam, phủ nhận liên quan đến hình ảnh văn bản đang lan truyền trên mạng xã hội. Công ty này cho biết: "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" nói trên đã cắt ghép hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp (logo) vào một cách trái phép."Thông qua thông báo này, chúng tôi khẳng định rằng văn bản nêu trên không xuất phát từ doanh nghiệp. Hình ảnh thương hiệu Nomad đã bị sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc cấp phép. Hiện, chúng tôi đã và đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc", thông báo nêu. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự doanh nghiệp, phía công ty khẳng định sẽ sử dụng biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hiện sự việc vẫn đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Dân mạng đặt nhiều câu hỏi về nguồn gốc của tờ biên bản này và mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.
Cú 'ngã ngựa' của 'Kính vạn hoa' và bài học cho nhà làm phim Việt
HLV Kim Sang-sik đã gây ngạc nhiên ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Campuchia tối 19.3, khi tung ra đội hình mạnh nhất, với những gương mặt chủ chốt tạo nên chức vô địch AFF Cup 2024. "Hiện không có biến động trong đội hình, đồng thời các cầu thủ kinh nghiệm cũng thể hiện tốt", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Có đúng một vị trí được thử nghiệm, đó là Triệu Việt Hưng trong vai trò hậu vệ trái. Nhưng, chỉ sau 27 phút, Việt Hưng rời sân. Cầu thủ sinh năm 1997 để lại một vài đường chuyền về, một quả tạt hỏng, một lần kèm người lỗi giúp đối thủ dễ dàng thoát xuống tạo cơ hội. "Việt Hưng không thể hiện được như lúc tập", HLV Kim Sang-sik đánh giá ngắn gọn. Ông không có nhiều điều để nói về học trò. Việt Hưng đã 28 tuổi, khó có thể tốt hơn được nữa. Cũng như nhiều tân binh khác, Việt Hưng được gọi lên tuyển để phục vụ cuộc cách tân của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2024, nhưng còn hai vấn đề lớn tồn đọng. Một là, đội quá phụ thuộc vào năng lực của Nguyễn Xuân Son, người sẽ vắng mặt trong 6 tháng tới. Hai là, đội tuyển Việt Nam chỉ chơi tốt ở thế phòng ngự phản công, thay vì có thể áp đặt thế trận và kiểm soát đối thủ.HLV Kim Sang-sik cần nhân tố mới, hoặc chí ít, là điều gì đó mới từ những người cũ. Về vế đầu tiên, chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định thử nghiệm Việt Hưng và rút ra khỏi sân ngay khi học trò không đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo của ông Kim, rằng ông sẽ kiên nhẫn, nhưng sự chờ đợi chỉ dành cho người xứng đáng.Còn vế thứ hai, ông Kim chưa thể vui. Khi Văn Vĩ vào sân, đội tuyển Việt Nam đã đá với bộ khung mạnh nhất, chỉ thiếu Xuân Son. Cái thiếu tưởng như bình thường ấy, sau cùng lại trở thành rào cản khiến đội tuyển Việt Nam vất vả.Học trò ông Kim chỉ cầm được nhịp chơi trong hiệp 1, với những pha đánh biên có nét, khai thác tuyến hai cũng hiệu quả. Tuy nhiên sang hiệp 2, khi Campuchia không còn thu mình phòng ngự mà dồn lên gây áp lực, chính chủ nhà lại luống cuống. Trong khi Campuchia của HLV Koji Gyotoku có những pha đan bóng nhuần nhuyễn, sắc sảo, đặc biệt từ thời điểm chân sút nhập tịch Coulibaly vào sân, đội tuyển Việt Nam lại phối hợp rời rạc. Những tình huống đáng chú ý nhất đến từ phản công, hơn là dàn xếp tấn công bài bản, có chủ đích. Vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thiếu một mũi nhọn biết chắt chiu về cơ hội và dám xông pha về phía trước. Vắng Xuân Son, ông Kim cũng khuyết một cầu thủ với đôi vai vạm vỡ, có thể khiến hậu vệ đối thủ chùn chân. Nếu đá như trận này, thắng Lào cũng không phải chuyện đơn giản. Những trận giao hữu không đưa ra kết luận, nhưng thường có tính cảnh báo. Ví dụ, chẳng ai nói Thái Lan yếu, khi thầy trò HLV Masatada Ishii bị Lào cầm hòa ở trận giao hữu tháng 11.2024. Dù vậy, những thiếu sót của người Thái như khả năng tận dụng cơ hội hay kỷ luật phòng ngự sau cùng đã bị đối thủ khai thác triệt để ở AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik đã nhìn thấy những "tín hiệu" đó. Ông nhiều lần bày tỏ sự tức giận xen lẫn lo lắng khi nhìn học trò xử lý bóng. Vài điều không tròn trịa ở AFF Cup, chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều.Việc sử dụng đội hình mạnh nhất trước Campuchia dường như cũng là ý đồ của HLV Kim Sang-sik. Ông muốn nhìn thấu rằng sau chức vô địch, dàn trụ cột đội tuyển Việt Nam sẽ chơi thế nào, còn khát vọng và mong muốn thay đổi không.Một trận đấu không nói lên nhiều điều, song khi đội tuyển Việt Nam vẽ lại bức tranh cũ, với những thiếu sót cũ, sự thay đổi có thể đến từ đâu? Từ cầu thủ là chắc chắn, bởi yêu cầu của ông Kim sẽ ngày càng cao, đòi hỏi các trụ cột phải nỗ lực bắt kịp. Những ai không đáp ứng sẽ bị gạt ra bên lề.Tuy nhiên, thầy Kim có lẽ cũng cần tính lại lực lượng. Con người trong tay ông lúc này chỉ có vậy. Bộ khung trụ cột chưa ổn định, các nhân tố dự bị thì "sáng tối" thất thường. Chọn cách đá nào phù hợp với con người hiện có là bài toán nan giải, mà đội tuyển Việt Nam chỉ còn vài ngày để tìm đáp án.