Vì sao thưởng tết của lao động tại Hà Nội sụt giảm?
Ngày 17.2, TAND tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" đối với bị cáo Dương Xuân Tú, tuyên phạt 20 năm tù giam.Theo cáo trạng, Dương Xuân Tú (42 tuổi, ngụ xã Tân Lãnh, H.Lương Tài, Bắc Ninh) giả danh, tự xưng nhân viên Thanh tra Chính phủ phụ trách khu vực phía nam để thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền 1,3 tỉ đồng.Cụ thể, trong thời gian sống tại Q.8 (TP.HCM), Tú dùng tên giả là Nguyễn Tuấn Anh, kinh doanh tự do, quen biết với chị Th. (ngụ xã Lộc Châu, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng). Tú nhiều lần "khoe" với chị Th. cùng bạn bè, người thân của chị Th. rằng mình là "nhân viên Thanh tra Chính phủ phụ trách khu vực phía nam". Tin lời Tú, có ít nhất 2 người thân, bạn bè chị Th. bị dính bẫy lừa.Do có nhiều hành vi phạm tội tại các tỉnh Bình Dương, Đắk Lắk, Tú bị cơ quan công an của các tỉnh này bắt giữ để điều tra. Trước thời điểm tháng 11.2023, khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức", Tú đang chấp hành 3 bản án, gồm: 10 năm tù giam về tội "tàng trữ trái phép chất ma túy" và "tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" (TAND tỉnh Bình Dương tuyên phạt); 14 năm tù giam về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt); 7 năm 6 tháng tù giam về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (TAND TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương tuyên phạt).Tại phiên tòa, Tú thành khẩn khai báo, thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Xét hành vi của Tú là nghiêm trọng, HĐXX tuyên phạt Tú 16 năm tù giam về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và 4 năm tù về tội "sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".Vụ ngộ độc ở Mũi Né: Truy xét nguồn gốc thực phẩm
Ngày 10.1, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 (TP.Hà Nội) vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP.Hà Nội) phát hiện và thu giữ trên 13 tấn thực phẩm dành cho trẻ em không đảm bảo an toàn thực phẩm sau quá trình kiểm tra một kho hàng tại xã Đồng Tháp, H.Đan Phượng.Tại thời điểm kiểm tra kho hàng, toàn bộ thực phẩm không rõ nguồn gốc chủ yếu là xúc xích, thịt bò khô và bánh kẹo các loại được để trà trộn cùng với một số mặt hàng thực phẩm có giấy tờ. Điều này khiến công tác kiểm đếm, phân loại của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Trên bao bì các sản phẩm đều in chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt. Nhiều sản phẩm đã có hiện tượng chảy nước và xuất hiện mùi hôi nồng nặc.Chủ kho hàng thừa nhận lô hàng trên 13 tấn thực phẩm này hoàn toàn không có nguồn gốc xuất xứ, không hóa đơn chứng từ, được thu mua trôi nổi trên thị trường, chủ yếu từ biên giới, sau đó đưa về Hà Nội và các tỉnh lân cận để tiêu thụ. Nếu trót lọt, số thực phẩm không rõ nguồn gốc này sau đó sẽ được cung cấp ra các cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng bán đồ ăn nhanh trên địa bàn thành phố, đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên. Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành niêm phong, thu giữ toàn bộ số thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ liên quan để tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Theo niêm yết, lô hàng vi phạm có tổng trị giá gần 1,9 tỉ đồng.Trước đó, đơn vị QLTT này cũng đã phối hợp với cơ quan công an tiến hành kiểm tra và thu giữ tại Khu công nghiệp Quang Minh và một cơ sở kinh doanh tại H.Thanh Trì (Hà Nội), phát hiện một lượng lớn hàng hóa là thực phẩm đông lạnh đựng trong các thùng carton vẫn còn nguyên đai, nguyên kiện. Đoàn kiểm tra ghi nhận gần 10 tấn hàng hóa là sách bò, dạ dày bò, dạ dày heo đông lạnh không có nhãn mác, trên bao bì không thể hiện thông tin về sản phẩm, ngày tháng sản xuất cũng như hạn sử dụng. Trong đó, nhiều nhất là sách bò với số lượng khoảng 8 tấn. Theo quan sát, nhiều sản phẩm đã xuất hiện dấu hiệu phân hủy, biến đổi màu sắc và bốc mùi hôi thối.
Chạy vào đường cấm để né trạm thu phí xa lộ Hà Nội
Chiều 26.1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đến thăm, chúc tết cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ, bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại miền Tây.Cùng đi có Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình; Phó chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương; Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường…Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, BS.CK2. Nguyễn Minh Vũ, Giám đốc Bệnh viện ĐKTƯ Cần Thơ cho biết, năm 2024, bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc công tác khám chữa bệnh với tất cả các chỉ tiêu chuyên môn đều đạt và vượt kế hoạch. Số lượt khám bệnh ngoại trú đạt 137,24%; số lượt điều trị nội trú đạt 163,57%; công suất sử dụng giường bệnh đạt 140,83% và số ca phẫu thuật đạt 136%.Bệnh viện cũng đã triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch và khẳng định được vai trò của bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL. Nổi bật là việc thực hiện thành công 7 ca ghép thận với sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy; triển khai 12 ca thăm dò, đốt điện sinh lý điều trị rối loạn nhịp tim; 25 trường hợp bít dù thông liên nhĩ, điều trị các dị tật tim bẩm sinh. Nhiều kỹ thuật như phẫu thuật tim hở, can thiệp mạch máu não và các tạng, phẫu thuật thần kinh sọ não, thay khớp... tiếp tục được hoàn thiện góp phần cứu sống nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch.Đặc biệt, từ nguồn Quỹ phục hồi kinh tế của Quốc hội chỉ sau 5 tháng thi công, bệnh viện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng khu điều trị mới với diện tích gần 3.300 m2, tổng kinh phí đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Qua đó, không chỉ bố trí không gian mới cho các khoa Đột quỵ, khoa Tim mạch can thiệp, khu hồi sức ngoại mà còn tăng cường thêm 3 phòng mổ hiện đại, giảm giảm tải đáng kể cho bệnh viện.Về mục tiêu năm 2025, BS Vũ cho biết, bệnh viện tiếp tục phấn đấu hoàn thành đề án mở rộng quy mô giường bệnh lên 1.400 giường và đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng đặc biệt. Song song đó là xây dựng trung tâm chuyên sâu, có chuyên khoa Nhi và sẵn sàng tiếp nhận Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình xây dựng tại TP.Cần Thơ… Đặc biệt, bệnh viện đang xây dựng lộ trình phát triển kỹ thuật ghép gan trong giai đoạn 2025 - 2027.
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
Thầy giáo bí mật hiến thận cho học sinh
Những nụ cười duyên dáng, những cái vẫy tay chào thân thương cùng với sự háo hức chính là cảm xúc của hơn 1.200 em học sinh đến từ các trường THPT ở hai huyện Bố Trạch và Quảng Ninh (Quảng Bình) khi được tham dự chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức tại Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.Để tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh ở Quảng Bình, Báo Thanh Niên phối hợp với Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình đã hỗ trợ phương tiện đưa đón các em học sinh tại hai địa phương nói trên, thuận tiện vượt quãng đường xa để về tham gia chương trình Tư vấn mùa thi.Đồng hành cùng chương trình, Vietcombank Quảng Bình cũng đã tổ chức hoạt động mở tài khoản ngân hàng. Các học sinh sẽ được các cán bộ, nhân viên Vietcombank Quảng Bình hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tài khoản và dành tặng các món quà thú vị cho các em học sinh. Đây là thời điểm hợp lý để mỗi học sinh có một tài khoản ngân hàng cá nhân, thuận tiện cho việc học tập, công việc sắp tới, đặc biệt là với các bạn học sinh lớp 12 sắp sửa bước vào đại học.