Lan tỏa trên mạng xã hội: Hạnh phúc trọn vẹn của cặp đôi gần 60 tuổi
Với nhiều nỗ lực không ngừng, doanh nghiệp đã được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ghi nhận là doanh nghiệp tiên phong trong việc tiên phong thực hiện kinh tế tuần hoàn và cắt giảm khí nhà kính (KNK) trong năm 2024. Khi dân số thế giới vẫn tiếp tục gia tăng và nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày một tăng, kinh tế tuần hoàn là giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế đến quá trình phục hồi của tự nhiên và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nhân loại. Tối đa hóa kinh tế tuần hoàn cũng là một trong những lộ trình chính HEINEKEN Việt Nam đã và đang theo đuổi nhằm hiện thực hóa tham vọng tác động môi trường bằng "0". Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam lần thứ 3 (năm 2024) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững tại HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp trong việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE, bao gồm các lĩnh vực hành động: Regenerate (tái tạo); Share (chia sẻ); Optimize (tối ưu hóa); Loop (tuần hoàn); Virtualize (số hóa); và Exchange (đổi mới). Mô hình này được áp dụng xuyên suốt từ trong sản xuất đến các lĩnh vực trong chuỗi giá trị của HEINEKEN Việt Nam, cho thấy cách tiếp cận toàn diện của doanh nghiệp khi áp dụng kinh tế tuần hoàn.Cụ thể trong sản xuất, HEINEKEN Việt Nam đẩy mạnh tái tạo. Hiện tại, tất cả các nhà máy bia của doanh nghiệp đều đang sử dụng nhiệt năng tái tạo đến từ sinh khối với đầu vào là các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu và mùn cưa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thu hồi biogas từ quy trình xử lý nước thải để sử dụng làm nhiệt năng nấu bia. Đồng thời, toàn bộ điện năng tiêu thụ trong sản xuất đến từ nguồn năng lượng tái tạo, được đảm bảo bằng chứng chỉ thuộc tính năng lượng. Ông Hoàng cũng cho biết HEINEKEN Việt Nam đang tiếp tục hướng đến những giải pháp điện năng tái tạo triệt để hơn, điển hình như cơ chế mua bán điện trực tiếp (Direct Power Purchase Agreement - DPPA). Nhờ vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, các nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam luôn tiên phong trong hiệu suất sử dụng nước và năng lượng. Doanh nghiệp hiện ghi nhận hiệu suất sử dụng nước trung bình đạt 2,57 hl/hl, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của ngành là 3,04 hl/hl. Những giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, cũng như chuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng giúp doanh nghiệp giảm đến 93% lượng phát thải carbon trong sản xuất so với năm 2018.Trong quản lý chất thải, doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực chia sẻ và tuần hoàn, tận dụng phụ và phế phẩm trong quá trình sản xuất thành sản phẩm có giá trị cao hơn để làm đầu vào cho một quy trình khác trong chuỗi giá trị. Trong đó, bã hèm và bã men dùng làm thức ăn chăn nuôi, và bùn thải sau quá trình xử lý nước thải được xử lý thành phân bón và đất sạch. Các giải pháp này góp phần giúp HEINEKEN Việt Nam giữ vững mục tiêu không rác thải chôn lấp tại các nhà máy. Với bao bì, HEINEKEN Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tính tuần hoàn. Bao bì các sản phẩm của HEINEKEN Việt Nam được thiết kế để có thể tái chế, trong đó đến 97% chai thủy tinh và 99% két bia sau khi ra thị trường được thu hồi trở lại nhà máy, trải qua quá trình khử trùng nghiêm ngặt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh để tái sử dụng. Lon nhôm và thùng giấy carton cũng được sản xuất sử dụng nguyên liệu nhôm và giấy tái chế. Doanh nghiệp cũng áp dụng đổi mới sáng tạo nhằm giảm vật liệu sử dụng, với các thùng carton có thiết kế sóng T giúp giảm nguyên liệu giấy, và lon nhôm với thiết kế giúp giảm độ dày của lon và nắp, qua đó giảm nguyên liệu nhôm, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng của bao bì khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.HEINEKEN Việt Nam cũng liên tục tối ưu và đổi mới trong lĩnh vực kho vận và làm lạnh, điển hình như việc sử dụng hoàn toàn xe nâng chạy bằng điện hay tủ lạnh xanh tiết kiệm điện, từ đó giúp giảm phát thải CO₂. Ngoài ra, doanh nghiệp đã và đang nỗ lực số hóa trong hoạt động văn phòng và sự kiện, áp dụng chính sách làm việc linh hoạt, nhân viên chỉ cần tới văn phòng 2 ngày/tuần, đồng thời khuyến khích tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Với tôn chỉ "phát triển bền vững là chung tay hành động", HEINEKEN Việt Nam cũng tích cực vận động cộng đồng doanh nghiệp cùng đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Trước những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng cho tái chế tại Việt Nam, doanh nghiệp khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư cho lộ trình tối đa hóa kinh tế tuần hoàn và nỗ lực đổi mới sáng tạo, và hỗ trợ các đối tác trong chuỗi cung ứng chuyển đổi, hướng đến tham vọng vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.Chi trả lương hưu dịp Tết Nguyên đán: Còn hơn 3.700 người chưa nhận tiền
Hôm qua, giá cà phê Tây nguyên tăng từng giờ. Sáng sớm tại Đắk Nông ở mức 115.500 đồng/kg, Đắk Lắk 115.400 đồng/kg, Gia Lai 115.300 đồng/kg và Lâm Đồng 115.000 đồng/kg.
Suy thận: lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo
Thông tin từ EVNHCMC, hóa đơn tiền điện tháng 3 dự kiến tăng mạnh do số hộ gia đình sử dụng lượng điện bậc 6 (bậc có giá điện cao nhất) tăng hơn 30%, trong khi những tháng trước chỉ tăng hơn 20%. Tính đến ngày 26.3, sản lượng điện tiêu thụ bình quân tại TP.HCM đạt 78,13 triệu kWh/ngày, cao hơn 12% (tương đương 8,38 triệu kWh/ngày) so với cùng kỳ năm ngoái.
Chiều 6.1, thông tin từ Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có thông báo kết luận cho ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi, nghỉ hưu trước tuổi.Trước đó, ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi, có đơn tự nguyện gửi cấp trên xin được nghỉ hưu trước tuổi, xin thôi giữ các chức vụ liên quan.Tại cuộc họp ngày 2.1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã xem xét đơn của ông Thành, tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ngãi và tờ trình của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi về công tác cán bộ, trong đó có nội dung liên quan đến ông Thành. Đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có thông báo kết luận về trường hợp ông Thành. Theo đó, thống nhất cho ông Thành thôi chức Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi theo Nghị định 178/2024 của Chính phủ, thôi tham gia thành viên UBND tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2021 - 2026.Ngoài ra, sau khi thông qua Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng cho ông Thành thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2020 - 2025 cùng các chức vụ trong Đảng kể từ ngày có quyết định cho ông Thành thôi giữ chức giám đốc sở nói trên có hiệu lực. Trước đó, tỉnh Quảng Ngãi có kế hoạch tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại các cơ quan cấp tỉnh, trong đó sẽ sáp nhập Sở TT-TT tỉnh Quảng Ngãi và Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi. Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi sẽ do phó giám đốc đơn vị này điều hành cho đến khi sáp nhập với Sở TT-TT tỉnh Quảng Ngãi.Cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện các thủ tục theo quy định đối với ông Thành, thời gian trước ngày 15.1.Theo tìm hiểu của Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Thành (57 tuổi) được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 4.2016. Trong thời gian đương nhiệm, ông Thành có nhiều sai phạm trong công tác và bị tố cáo. Vì vậy qua thanh tra, kiểm tra, ngày 15.11.2024 UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Thành. Đến ngày 31.12.2024, Tỉnh ủy Quảng Ngãi có quyết định thi hành kỷ luật khiển trách về mặt Đảng đối với ông Thành.Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho rằng, với trách nhiệm là Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Văn Thành thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, để xảy ra vi phạm trong thực hiện quy chế làm việc của Đảng ủy sở và Sở KH-CN; vi phạm các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.Những vi phạm của ông Thành làm ảnh hưởng xấu đến bản thân, tổ chức Đảng, cơ quan nơi đang sinh hoạt và công tác.
Nút bấm 'lạ' trên cốp xe Honda CR-V để làm gì?
Chuyên gia cho hay cảm lạnh có thể lây lan ngay cả khi một người vừa khỏi bệnh.