$764
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của fb88. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ fb88.Những ngày này, khi đã vào tháng Chạp, phố Hàng Mã - trái tim của sắc màu tết Hà Nội – đang khoác lên mình một diện mạo rực rỡ, đầy sức sống. Con phố nhỏ được tô điểm lung linh bởi đèn lồng đỏ, câu đối, bao lì xì….Không chỉ là nơi bày bán những món đồ trang trí tết, phố Hàng Mã còn mang đến một không gian lễ hội, nơi mọi người tìm về để tận hưởng không khí xuân. Năm nào cũng vậy, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội luôn tìm đến đây để lựa chọn những món đồ nhỏ bé nhưng chứa đựng cả sự sáng tạo và tinh thần tết Việt. Chị Hiền chia sẻ: "Hôm nay thì mình lên đây để mua đồ trang trí tết cho công ty. Công ty của mình hướng đến trang trí theo hướng truyền thống, thế nên là mình mua nhiều đồ để làm thủ công. Ví dụ như là lì xì hay những cái cành cây hoa giả. Để về mình có thể dán vào, đính vào những cành cây khô. Tạo ra một cái nền rất là đẹp cho các bạn công nhân viên của công ty. Không khí màu sắc thì rất là tươi sáng, và màu chủ đạo là màu đỏ. Một không khí rất là ngập tràn màu tết âm lịch của chúng ta".Thật không khó để bắt gặp những tà áo dài thướt tha, mang đậm không khí xuân những ngày giáp tết quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Những người cô, người chị rạng rỡ đang hòa mình trong sắc tết cũng như làm đẹp thêm cho khung cảnh thủ đô. Bên cạnh đó, Hà Nội còn gây ấn tượng với các tiểu cảnh độc đáo, mang đậm chất xuân Việt. Tất cả đều gợi nhắc về tết truyền thống, nhưng cũng không kém phần sáng tạo, hiện đại. Những góc nhỏ này vừa là điểm nhấn của thành phố, vừa là nơi để người dân và du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ. Anh Nguyễn Minh Hiếu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội xúc động cho biết: "Mình rất là háo hức và cảm thấy vui khi đến tết. Mình được quây quần bên gia đình, ông bà cha mẹ, anh chị em. Những ngày tết mình đến những ngôi chùa ở Hà Nội để cầu bình an, cầu sức khỏe. Đi thăm đền Ngọc Sơn, đi chụp ảnh với bạn bè ở cầu Thê Húc, Tháp Rùa"."Với cái không khí nhộn nhịp ở xung quanh bờ hồ. Thì vào cái tết năm nào và những cái dịp mà đi bộ thì cô cũng đều cảm thấy rất là thư giãn. Rất vui khi mà có thời gian đi xung quanh bờ hồ, phố cổ nhà mình ấy". Cô Nguyễn Lý Hạnh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội nói.Có thể nói, Hà Nội không chỉ là nơi để cảm nhận không khí tết, mà còn là nơi để trái tim mỗi người hướng về. Những con phố rực rỡ sắc màu, những nụ cười hân hoan, tất cả tạo nên một Hà Nội đầy sức sống, tràn ngập niềm vui. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của fb88. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ fb88.Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới. ️
Dương Ngọc Châu (29 tuổi), trở về nhà ở Q.Tân Bình (TP.HCM) vào sáng mùng 6 (tức ngày 3.2), đã phải đối mặt với cảnh tượng không thể ngờ tới. Sân nhà đầy lá khô rụng, trái cây thối vương vãi khắp nơi. Không khí trong nhà ngột ngạt vì cửa sổ, cửa ra vào đều đóng kín trong suốt hơn một tuần lễ. Những dấu vết của bụi bặm và mùi ẩm mốc khiến Châu không khỏi lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình khi hít thở không khí ô nhiễm."Trước khi về quê, mình đã cố gắng dọn dẹp mọi thứ, nhưng khi trở lại, nhà cửa như một đống hỗn độn. Dọn xong một phòng khách lại phải đối mặt với một phòng ngủ. Mệt mỏi đến mức chẳng muốn làm gì nữa”, Châu chia sẻ.Với những người có thú cưng, việc trở lại sau kỳ nghỉ tết không chỉ đơn thuần là dọn dẹp bụi bặm hay rác thải. Cao Trí (26 tuổi), sinh sống tại số 22, đường số 10, Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức (TP.HCM), sau 8 ngày về quê tại tỉnh Tây Ninh, khi trở lại đã phải đối mặt với một "bãi chiến trường" thực sự do ba con mèo gây ra. Trí đã để sẵn thức ăn và nước uống cho các thú cưng, nhưng sự nghịch ngợm của chúng đã khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn."Khi mở cửa bước vào, mình đã không thể tin vào mắt mình. Chúng đã cào xé thùng carton, kéo đồ đạc ra khắp nơi và đi vệ sinh bừa bãi. Mình chỉ biết thở dài và bắt đầu dọn dẹp. Thực sự, không biết là vui hay buồn khi quay lại căn nhà này nữa”, Trí kể lại.Chưa kể đến những vết trầy xước trên đồ đạc và cả tiếng mèo "kêu gào" đòi ăn uống sau một thời gian dài bị bỏ rơi. Trí cũng không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều người nuôi thú cưng khác cũng phải đau đầu về việc chăm sóc chúng khi vắng nhà quá lâu.Đối với những ai sở hữu sân vườn, việc trở lại sau kỳ nghỉ tết không chỉ là dọn dẹp đồ đạc trong nhà mà còn là việc chăm sóc lại các cây cối, hoa màu. Nguyễn Nhật Minh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, sau 7 ngày về tỉnh Tiền Giang ăn tết, khi trở lại TP.HCM đã không khỏi giật mình khi thấy khu vườn trên sân thượng bị tàn phá. Các chậu cây héo úa, một số cây còn bị ngã đổ vì thiếu sự chăm sóc trong suốt những ngày qua."Sân thượng của mình vốn rất xanh mát, nhưng giờ lại trông như một bãi chiến trường. Cây cối không được tưới nước, lá khô, cành cây héo queo. Thật sự tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Một buổi chiều dọn dẹp vẫn chưa xong và mình nhận ra có lẽ mình cần thay đổi cách chăm sóc vườn để không phải đối mặt với tình trạng này vào năm sau”, Minh chia sẻ.Không chỉ riêng Minh,nhiều người yêu thích làm vườn cũng gặp phải tình huống tương tự. Sau những ngày nghỉ dài, không khí oi bức của thành phố, cộng với sự thiếu chăm sóc khiến các cây cối không còn sức sống. Cảnh tượng vườn cây ngã đổ, hoa héo úa như một lời nhắc nhở về sự vất vả và cẩn thận trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày.Việc dọn dẹp nhà cửa sau tết giúp người trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho những kỳ nghỉ dài. “Việc lên kế hoạch sắp xếp trước khi đi, chuẩn bị đầy đủ cho thú cưng là điều cần thiết. Hơn hết, mỗi khi trở lại thành phố, ngoài những giờ phút mệt mỏi, ta lại nhận ra một điều, đó là sự quý giá của một không gian sống trong lành, sạch sẽ và đầy ắp tình yêu thương”, Trí nhắn nhủ. ️
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không. ️