Nhận diện, kiểm soát nguy cơ tai nạn lao động
Là công ty dẫn đầu toàn cầu trên thị trường TV 18 năm liên tiếp, Samsung đang tiếp tục tái định nghĩa trải nghiệm giải trí gia đình với sự tích hợp của công nghệ âm thanh Eclipsa Audio. Với thị phần số 1 toàn cầu đối với TV có kích thước trên 75 inch, TV Samsung sẵn sàng mang công nghệ đột phá này đến với nhiều người dùng hơn bao giờ hết.Theo đó, Eclipsa Audio cho phép các nhà sáng tạo điều chỉnh dữ liệu âm thanh như vị trí và cường độ âm thanh, cùng với sự phản xạ không gian, để tạo ra trải nghiệm âm thanh ba chiều sống động.Là công ty đầu tiên trong ngành áp dụng công nghệ Eclipsa Audio, Samsung đang tích hợp công nghệ này trên toàn bộ dòng sản phẩm TV năm 2025 của hãng - từ dòng Crystal UHD đến các mẫu Neo QLED 8K cao cấp, đảm bảo người dùng muốn trải nghiệm công nghệ tiên tiến này có thể lựa chọn nhiều dòng sản phẩm đa dạng.Bắt đầu từ năm 2025, người dùng sáng tạo sẽ có thể tải các video tích hợp Eclipsa Audio lên YouTube. Những người sở hữu dòng sản phẩm TV Samsung 2025 sẽ có thể xem video YouTube với âm thanh không gian cao cấp khi công nghệ mới được ra mắt.Để đảm bảo chất lượng âm thanh đồng nhất, Samsung và Google đang hợp tác với Hiệp hội Công nghệ Viễn thông (TTA - Telecommunications Technology Association) để tạo ra chương trình chứng nhận cho các thiết bị sử dụng Eclipsa Audio, đảm bảo người dùng trải nghiệm âm thanh đạt tiêu chuẩn cao nhất.Jim Bankoski, Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Google Chrome, cho biết: "Chúng tôi tin rằng Eclipsa Audio có tiềm năng thay đổi cách chúng ta trải nghiệm âm thanh, đồng thời rất vui mừng khi nhìn thấy cộng đồng người dùng sáng tạo sử dụng nó như thế nào để tạo ra những trải nghiệm âm thanh mới mẻ và độc đáo".Taeyong Son, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc bộ phận R&D, Ngành hàng Kinh doanh Màn hình hiển thị, Samsung Electronics cho biết: "Chúng tôi tự hào khi tiếp tục dẫn đầu thị trường với việc tích hợp công nghệ Eclipsa Audio vào dòng sản phẩm TV và Soundbar năm 2025. Sự đổi mới này mở ra những khả năng mới cho trải nghiệm âm thanh đắm chìm và củng cố cam kết của chúng tôi trong việc định hướng tương lai của giải trí tại nhà".
Đăng ảnh biển số 'ngũ quý 8' chưa cấp lên Facebook, bị phạt 5 triệu đồng
Khi nhìn những chùm cà chua xum xuê nhiều màu sắc, những loại rau xanh tốt hay các loại hoa đua nhau khoe sắc trên sân thượng nhà chị Tú khiến ai cũng không khỏi trầm trồ. Chị Tú kể bắt đầu trồng cây trên sân thượng từ năm 2021, khi nhà vừa mới xây xong là chị đã có ý định trồng rau, quả sạch cho cả nhà sử dụng. Khu vườn của người mẹ trẻ luôn tươi tốt quanh năm, mùa nào thức nấy. “Vào mùa đông thì mình trồng cà chua và rau ăn lá theo mùa như: xà lách, súp lơ, cải kale và các loại cải khác. Vào mùa hè thì vườn có các loại dưa, mướp đắng, mướp ngọt, đậu bắp, đậu đũa… Mình trồng luân phiên quanh năm”, chị Tú nói.Nhờ đôi tay khéo léo của chị mà khoảng sân thượng 80 m2 lúc nào cũng tràn ngập màu sắc và đầy sức sống. Chị Tú cho biết thời gian đầu làm vườn chỉ dám trồng những loại rau đơn giản, dễ chăm sóc như: cải ngọt, rau đay, mồng tơi, rau dền. Dần dần sau khi đã có kinh nghiệm, chị chuyển sang trồng những loại cây khó hơn như: dưa, cà chua và các loại rau của nước ngoài. “Mình tham gia vào các hội nhóm trồng cây trên mạng xã hội để học hỏi kinh nghiệm của mọi người rồi áp dụng theo”, chị Tú cho hay.Vì có niềm yêu thích với việc trồng cây nên khu vườn trên sân thượng là do một tay chị Tú chăm sóc. “Mình tranh thủ mọi thời gian rảnh để trồng và chăm sóc khu vườn. Làm vì sở thích nên thấy rất vui”, người mẹ trẻ chia sẻ.Không chỉ có rau, quả mà khu vườn sân thượng của chị Tú còn có rất nhiều loại hoa. Nào là hoa hồng, hướng dương, bách nhật, thược dược, cúc, hoa bất tử…Để có được khu vườn như hiện tại, thời gian đầu chị Tú đã bỏ ra chi phí khoảng 10 triệu đồng để làm giàn và khung kê chậu. Vì muốn tiết kiệm chi phí mua chậu, người mẹ trẻ tận dụng các thùng xốp để trồng cây. Vì khu vườn nằm ở trên sân thượng nên chị Tú cho biết khó khăn, vất vả nhất là lúc trộn đất và sau khi thu hoạch xong phải dọn dẹp thân cây mang vác xuống dưới nhà. Nhưng bù lại, hầu như quanh năm nhà chị Tú rất ít khi phải mua rau, quả bên ngoài, cả nhà có nguồn thực phẩm sạch ngay tại vườn.“Ngoài ra, khu vườn còn góp phần điều hòa không khí, đem lại bóng mát vào mùa hè, là nơi thư giãn thoải mái của cả nhà khi được ngắm rau xanh, trái ngọt”, chị Tú vui vẻ chia sẻ.Với kinh nghiệm trồng cây của mình, chị cho biết muốn cây tươi tốt thì cần đảm bảo đủ các yếu tố như nước, ánh sáng, phân bón và đất đủ dinh dưỡng. “Quan trọng nhất là cải tạo đất ban đầu, phải đảm bảo đất không có nấm bệnh, tơi xốp, đủ dinh dưỡng thì cây mới có lực để phát triển nhanh và đẹp. Sau đó là đến phân bón. Mình bón phân hữu cơ định kỳ cho rau mỗi tuần 1 lần”, chị Tú chia sẻ.Sau khi chia sẻ những hình ảnh về khu vườn trên sân thượng của mình trong các hội nhóm trồng cây, chị Tú nhận về nhiều lời khen ngợi và những bình luận “xin vía” trồng cây mát tay. “Mình thấy rất vui và sẽ có thêm động lực để tạo ra khu vườn ngày càng đẹp hơn”, chị nói.Sắp tới chị Tú dự định sẽ trồng thêm các loại rau quả như: dưa lưới, dưa leo, dưa bở sáp, các loại mướp cùng rau ăn lá dành cho mùa hè.
Quán ăn món Hoa không biển hiệu của 6 chị em: Cực nhưng chẳng to tiếng với nhau
4 nội dung trọng tâm của diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" gồm: xây dựng thế hệ trẻ thời kỳ mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế; chống lãng phí và trách nhiệm của thế hệ trẻ; xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, hệ thống chính trị.T.Ư Đoàn cho biết, diễn đàn nhằm nắm bắt thông tin, hoạt động của đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước; tạo điều kiện để đoàn viên, thanh thiếu nhi bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến, sáng kiến của mình cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.Đồng thời, diễn đàn cung cấp thông tin, chia sẻ, định hướng hoạt động cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ; các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.Chương trình được truyền hình trực tiếp trên các nền tảng số của Báo Thanh Niên.
Đặc biệt, khách hàng sẽ tránh được tình trạng bị lừa đảo qua tin nhắn giả mạo thương hiệu ngân hàng. Đây là hình thức lừa đảo tinh vi, sử dụng công nghệ cao khiến nhiều người mất cảnh giác trong thời gian qua. Để phòng ngừa rủi ro, SHB đã và đang thường xuyên truyền thông hướng dẫn, gợi ý và đưa ra các khuyến cáo phòng tránh những thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trên các kênh truyền thông của ngân hàng nhằm giúp khách hàng nâng cao cảnh giác, phòng ngừa từ xa.
Hàng loạt xe máy bị ngã trong cơn mưa chuyển mùa ở TP.HCM, vì sao?
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.

Khi nào người bị kết án phạt tù đang tại ngoại phải thi hành án?
Autodesk và Ban Quản lý Đường sắt đô thị hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.
Hình ảnh khêu gợi giả mạo Taylor Swift lan truyền trên mạng xã hội
Đây là bước tiến quan trọng trong hành trình nâng cao chất lượng chăm sóc và an toàn người bệnh theo chuẩn mực thực hành của Ủy ban Quốc tế về an toàn người bệnh (Tổ chức JCI).Chương trình PRIME được triển khai tại BV ĐHYD TP.HCM từ tháng 7.2024, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc. Đây là sự hợp tác giữa các chuyên gia từ Tổ chức JCI Mỹ và Công ty BD, nhằm chuẩn hóa thực hành tiêm truyền theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau 10 tháng triển khai, gần 1.000 điều dưỡng, dược sĩ và nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn đã được đào tạo, với gần 200 huấn luyện viên nòng cốt nhận chứng nhận PRIME Champions. BV ĐHYD TP.HCM là đơn vị hoàn thành chương trình trong thời gian ngắn nhất so với các bệnh viện khác tại Việt Nam.Phát biểu tại buổi lễ, PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc BV ĐHYD TP.HCM, cho biết: "Bệnh viện trân trọng cảm ơn các cố vấn từ Tổ chức JCI và các chuyên gia của Công ty BD đã đồng hành trong chương trình PRIME. Thành quả đạt được là minh chứng cho tinh thần đoàn kết và nỗ lực không ngừng của tập thể bệnh viện trong việc duy trì, cải tiến và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn người bệnh. Chúng tôi cam kết tiếp tục đổi mới, hướng đến mô hình chăm sóc chuẩn mực, tiên tiến và khác biệt, tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng và nâng cao mức độ an toàn cho người bệnh".Theo TS ĐD Nguyễn Thị Hồng Minh, Trưởng phòng Điều dưỡng, BV ĐHYD TP.HCM là bệnh viện đại học đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á triển khai thành công chương trình PRIME JCI với quy mô 1.000 điều dưỡng tham gia. Đây cũng là bệnh viện tiên phong với quy mô triển khai lớn nhất toàn quốc, gần như đáp ứng tuyệt đối các yêu cầu của Tổ chức JCI. Thành công này chính là nhờ vào sự quyết tâm và ủng hộ của Ban Giám đốc Bệnh viện, sự đồng lòng của lãnh đạo các phòng/khoa/đơn vị và sự nỗ lực từ mỗi viên chức bệnh viện.TS Jeannell M. Mansur, Cố vấn cao cấp của Tổ chức JCI, Giám đốc chương trình PRIME JCI, gửi lời chúc mừng đến BV ĐHYD TP.HCM, cho biết: "Ngay từ những ngày đầu triển khai, bệnh viện đã khẳng định quyết tâm và cam kết mạnh mẽ trong việc tuân thủ và hiện thực hóa các tiêu chuẩn JCI vào thực tiễn chăm sóc. Tôi tin tưởng rằng bệnh viện sẽ không chỉ duy trì mà còn liên tục cập nhật, cải tiến và phát triển chương trình, mở rộng phạm vi ứng dụng, nâng cao hiệu quả thực tiễn, góp phần xây dựng môi trường y tế an toàn, chất lượng và bền vững".TS Monnie Abraha, Cố vấn Tổ chức JCI, chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định kết quả hàng tháng về chương trình PRIME JCI tại BV ĐHYD TP.HCM, nhận định: "Bệnh viện không chỉ tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của chương trình mà còn chủ động đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn để liên tục cải tiến. Với đội ngũ nhân sự quy mô lớn và chuyên môn vững vàng, đây chính là nền tảng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của bệnh viện trong chương trình này".Việc thực hiện chương trình PRIME theo tiêu chuẩn của Tổ chức JCI là một chứng nhận quốc tế quan trọng, khẳng định chất lượng chăm sóc người bệnh an toàn và chuyên nghiệp tại BV ĐHYD TP.HCM. Chương trình PRIME được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn khởi đầu liệu pháp tiêm truyền, bao gồm lựa chọn thiết bị phù hợp, kỹ thuật tiếp cận mạch máu như xác định vị trí, chuẩn bị da, đặt catheter, cố định, khóa và duy trì đường truyền. Đồng thời, chương trình đảm bảo quy trình chuẩn bị thuốc đạt tiêu chuẩn, từ môi trường, kỹ thuật chuyên môn, tính toán liều lượng đến an toàn khi xử lý thuốc độc hại. Việc quản lý sử dụng thuốc được thực hiện nghiêm ngặt, từ khâu kiểm duyệt chỉ định bởi dược sĩ, tính toán tốc độ truyền đến trách nhiệm theo dõi sau khi dùng thuốc. Ngoài ra, chương trình cũng tập trung kiểm soát các hệ quả không mong muốn như phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và sai sót trong sử dụng thuốc, nhằm nâng cao an toàn cho người bệnh.Chương trình được triển khai tại hơn 50 bệnh viện trên toàn cầu, PRIME đã trở thành một chuẩn mực y tế quốc tế, và BV ĐHYD TP.HCM tự hào khi đạt được chứng nhận danh giá này. Thành công này tiếp tục khẳng định cam kết của bệnh viện trong việc không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng điều trị và mang đến dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế, an toàn và hiệu quả.
state lottery
Ở một châu lục khác, mùa xuân đi trước 2-3 tháng nên bữa tiệc tất niên của bà con người Việt tại Úc không cầu kỳ về cao lương mỹ vị nhưng thật đậm tình đồng bào.Đó là bữa tất niên sau khi mọi người cùng chung tay tổ chức chương trình Xuân Quê hương đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng mang tính kết nối, mở ra những kế hoạch mới cho nhiều ngành nghề như: giáo dục, giao thương, kinh tế…. cho bà con ở Tây Úc. Chương trình Xuân Quê hương vào tháng 11.2024 lúc đó có lẽ khá sớm với Việt Nam nhưng nó diễn ra vào những ngày cuối xuân ở Perth. Đó cũng là chương trình Xuân Quê hương đầu tiên mà Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà quyết tâm thực hiện tại Perth. Ngày hội quy tụ gần 1.000 người, diễn ra từ trưa đến chiều và thu hút đông đảo bà con, du học sinh tham dự. Một cái tết đến sớm thật nhưng đủ là một không gian văn hóa ấm cúng, kết nối đa chiều, đa thế hệ. Trở về bữa tiệc cuối năm nói trên, đó là một chiều cuối tuần tại nhà anh Phan Văn Huệ ở phố Yarimup…, nhiều bà con gốc Việt và cả du học sinh tề tựu đến chung vui. Trời se lạnh, thật mát và cũng trùng hợp sao nó rất giống với thời tiết ngày giao thừa hôm nay ở Sài Gòn. Đến khá sớm là chị Mai Hương – anh Huy Tuấn (gốc Vũng Tàu), 2 người Việt sang sinh sống và thăm con đang du học ở Perth. Anh chị rất nhiệt tình, luôn sẵn sàng làm tài xế đưa chúng tôi đi gặp những người con gốc Việt thú vị tại Perth này. Chị Mai Hương chính là một trong những người Việt nhiệt tình cho nhiều hoạt động chung của cộng đồng, đặc biệt với Xuân Quê hương chị đứng ra kết nối, hỗ trợ lãnh sự quán Việt Nam tại Perth trong nhiều khâu. Em chị Hương – chị Hồng Hải luôn trẻ trung, dù là mẹ 3 con nhưng vẫn luôn có mặt trên từng cây số, hỗ trợ, mời đoàn người Việt sang dùng những bữa ăn rất Việt Nam. Gia chủ chị Thu Hà đúng là một đầu bếp số dách, trong nhiều ngày liền, chị Hà là "chị nuôi" chăm lo nhiều bữa ăn cho bà con người Việt. Món chị nấu đơn giản nhưng rất ngon, khẩu vị y chang ở Việt Nam. Bởi nơi đây, món VN nào, gia vị VN nào cũng có sẵn ở các chợ, nên các bà cô, bà chị tha hồ mà trổ tài nấu nướng, để các ông chồng và con cái không phải trải qua cảm giác thèm đồ ăn Việt. TP.Perth cũng rất đặc biệt và có lẽ ít người VN biết đến. Nhắc đến Úc thì Sydney hay Melbourne là hai cái tên quen thuộc nhất. Dù ở Úc nhưng tên Perth có lẽ nhiều người Việt ít biết, TP xinh đẹp này chỉ cách VN 6 giờ bay. Tối lên máy bay Vietjet ngủ một giấc, 8 giờ sáng bạn đã có mặt ở Perth để đi học hoặc đi làm. Quang trọng nữa là múi giờ thật gần, cách VN đúng… 1 tiếng nên mọi sinh hoạt, giao dịch công việc đều rất thuận tiện. Thêm một điều thú vị mà người Việt rất thích là khí hậu quanh năm đều ôn hòa, nhiệt độ từ 14-15oC (ban đêm) đến tầm 20-25oC ban ngày, Mùa hè nóng nhất ở Perth thì nắng gay gắt nhưng cao nhất cũng tầm dưới 35oC. Khí hậu quá mát mẻ, tuyệt vời cho nhiều bà con người Việt. Một cán bộ ngoại giao từng công tác hàng chục quốc gia đúc kết rằng Perth là thành phố mà anh thấy thú vị nhất về khí hậu, thời tiết, quãng đường bay và cả môi trường sống an ninh, an toàn. "Song kiếm hợp bích" với chị Hà là đầu bếp Thanh Thiện (một người Việt Nam sang) trổ hết tài hoa vừa làm bánh truyền thống như da lợn, bánh chuối và cả bánh kem vừa chiên chả giò, vừa làm món bánh hỏi thịt heo quay. Bữa ăn tuy đơn đơn giản vài món trên kèm salad và cá hồi nhưng thật rộn rã tiếng nói cười, phụ nhau, kể chuyện VN cho nhau nghe. Chị Thiện là một đầu bếp bánh có tiếng ở Vũng Tàu, chị là thầy của nhiều học trò. Tại Perth, chị Thiện cũng bất ngờ gặp lại cô học trò ở Vũng Tàu ngày xưa của mình. Chị Thiện đi cùng đoàn với thư pháp gia Lưu Thanh Hải do trà sư Ngô Thị Thanh Tâm dẫn đầu, để mang hương vị truyền thống sang Úc "ăn cái tết Việt". Hôm ấy, đại gia đình Lãnh sự quán VN tại Perth cũng góp mặt. Bà Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà cùng phu quân, các anh chị em ở lãnh sự như chị Thảo, chị Minh hay anh Tùng cũng xắn tay vào… phụ, cùng bà con làm nên bữa tiệc cuối năm. Nhiều bạn trẻ từ VN sang, hay các thế hệ du học sinh, F1 ở Úc cũng có mặt. Nói theo kiểu VN là "đại gia đình" quây quần, từ già đến trẻ, từ muôn phương, muôn nơi cũng đầm ấm bên nhau. Những ngày có mặt ở Úc thật ngắn để làm nên một Xuân Quê hương nhưng những người Việt đều cảm nhận được tình cảm ấm áp của các cán bộ Lãnh sự quán VN tại Perth. Mọi thắc mắc, khúc mắc đều được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. Trong những ngày chung vui lễ lạt của bà con đều được các anh chị em chia sẻ, tham dự. Trẻ con, cán bộ lãnh sự thì nước suối, cánh đàn ông thì một chút thức uống có cồn nhưng 2 bàn ăn luôn rôm rả tiếng cười và chủ đề duy nhất vẫn là: Việt Nam. Từ cuộc sống của bà con tại Perth, đến các chương trình du học Úc thuận tiện ở Tây Úc, đến những hoạt động của lãnh sự quán trong việc tạo điều kiện cho bà con thuận tiện trong công việc và làm ăn. Trong cái se lạnh của mùa xuân, một bữa tiệc xuân đất khách đầu tiên của chúng tôi không ngờ lại ấm áp như đang quây quần trong đại gia đình bà con VN ngay trên chính quê hương.Chính ở Perth này, chúng tôi được biết thêm những con người thật sự tuyệt vời, giỏi giang mà nhiều người tại đây rất ngưỡng mộ. Đặc biệt đó đều là những phụ nữ Việt giỏi giang. Đó là chị Lâm Ti, một giám đốc doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây hàng đầu tại bang Tây Úc và cả nước Úc. Chị Ti mỗi ngày đưa hàng chục tấn dâu của Úc đi khắp thế giới, mang lại công việc cho hàng ngàn con người yêu thích nông trại.Là chị Vũ Minh Huyền (Hannah Vũ), Giám đốc đối ngoại Đại học Tây Úc, người tích cực thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo, trao đổi học thuật, hợp tác y tế và chăm sóc sức khỏe giữa bang Tây Úc và Việt Nam. Chị Minh Huyền vừa hạ sinh con gái cách đây tròn tháng nhưng trong những ngày tổ chức tổ lễ dù "bụng vượt mặt" nhưng vẫn băng băng làm các khâu để lễ hội Xuân Quê hương thành công tốt đẹp.Hay như chị Vân Colin, một doanh nhân nhập khẩu cà phê Việt để giới thiệu với bạn bè Úc nhưng "tề gia số một" khi các con với ông xã người nước ngoài đều nói tiếng Việt rành rẽ đến bất ngờ. Cùng là bạn thân của chị Vân Colin, chị Venessa (tên Việt là chị Phúc) có ông xã là ông Riaz Mahmood, Tổng giám đốc khách sạn Duxton 5 sao (ở Tây Úc) luôn hết mình trong các hoạt động của bà con, đặc biệt là những lần các đoàn ngoại giao trong nước có lịch trình làm việc tại Perth, các hoạt động của bà con nếu cần địa điểm đều được ông Riaz - "chàng rể Việt Nam" ưu tiên hết mình để mọi việc thành công nhất có thể.Gia đình chị là một gia đình đặc biệt khi 26 năm chị và ông xã cùng ăn tết ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới (do đặc thù công việc của chồng). Bản thân chị là làm về ngành thời trang nên tư tưởng cũng rất thoáng nhưng cứ có hoạt động của bà con là chị lại có mặt. Sự chia sẻ, hỗ trợ giúp nhau của bà con kiều bào, làm ăn sinh sống ở Perth không chỉ bắt nguồn từ tinh thần tương thân tương ái truyền thống bao đời nay của người Việt mà là còn là sự sẻ chia, quan tâm để cộng đồng ngày một phát triển bền vững. Ngoài kia, xuân tết đã ở đầu ngõ mọi nhà trong niềm an vui!Lãnh sự quán đã, đang và sẽ đồng hành, hỗ trợ thế nào với những người Việt Nam đang sống và làm việc ở Tây Úc?Bà Tổng Lãnh sự Nguyễn Thanh Hà: Công tác về Người VN ở nước ngoài (NVNONN) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao với hàng loạt các chủ trương, chính sách lớn được ban hành trong nhiều năm qua. NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước nói chung, và với Úc nói riêng. Thực hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, cũng như sự chỉ đạo sát sao từ Bộ Ngoại giao, trong những năm qua, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Perth đã không ngừng nỗ lực để đồng hành và hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc.Chúng tôi đã chủ động tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, không chỉ tạo cơ hội để bà con gắn kết mà còn giúp giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Nổi bật phải kể đến 2 hoạt động đón Tết cho cộng đồng người Việt tại Bắc Úc và Tây Úc. Chương trình Xuân Quê hương tại Bắc Úc (3.2024) với sự tham gia biểu diễn của đoàn nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ TP.HCM đã thu hút đông đảo kiều bào và bạn bè quốc tế đến tham dự. Tiếp nối thành công của sự kiện tại Bắc Úc, TLSQ đã phối hợp với Đại học Tây Úc tổ chức sự kiện Xuân Quê hương chào đón năm mới 2025 với thông điệp "Đoàn kết và hướng về quê hương" (11.2024). Các chương trình Xuân Quê hương diễn ra trong không khí đoàn kết, vui vẻ, ấm cúng, trang trọng và đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, gợi nhớ quê hương và ngày tết cổ truyền được bà con hưởng ứng đông đảo và chính quyền sở tại đánh giá cao. Bên cạnh đó, TLSQ hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân người Việt kết nối, hợp tác và phát triển kinh doanh tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc thông qua các hội thảo, diễn đàn kinh tế và chương trình xúc tiến thương mại. Trong công tác hội đoàn, TLSQ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ nhiều hội đoàn kết nối gặp gỡ, triển khai hoạt động và phát huy các nhân tố tích cực.Trong thời gian tới, TLSQ VN tại Perth sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo thuận lợi cho bà con trong thực hiện các giấy tờ, thủ tục lãnh sự, làm tốt công tác bảo hộ công dân; tiếp tục hỗ trợ bà con tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại - đầu tư với trong nước; làm cầu nối chuyển tải nguyện vọng và ý kiến đóng góp của bà con đối với các chính sách, dự luật có liên quan. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con trong các hoạt động văn hóa để củng cố đoàn kết, vun đắp lòng tự hào dân tộc, giúp thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên tại Úc hiểu hơn về nét đẹp truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề, Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà có điều gì chia sẻ với bà con cộng đồng kiều bào?Trong năm qua, cộng đồng người Việt Nam tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc đã gặt hái được nhiều thành công. Sự đoàn kết, chăm chỉ và tinh thần vượt khó của bà con đã góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của người Việt trên đất Úc. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý bà con đã đồng hành cùng TLSQ trong xây dựng cộng đồng đoàn kết và phát triển.Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tôi xin chúc toàn thể quý bà con một năm mới nhiều sức khoẻ, bình an, hạnh phúc và thành công. Mong bà con tiếp tục hướng về quê hương, đất nước; duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc; cùng chung sức xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh; tích cực đóng góp cho quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Úc ngày càng phát triển tốt đẹp.Bà Nguyễn Thanh Hà, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Tây Úc và vùng lãnh thổ Bắc Úc cho biết thêm: Cộng đồng người Việt tại bang Tây Úc có khoảng hơn 30.000 người, trong đó gần 20.000 người được sinh ra tại Việt Nam, đa số là kinh doanh nhỏ trong các lĩnh vực bất động sản, tư vấn luật, thuế vụ, xuất nhập khẩu, nhà hàng, làm nông trại... Ngoài ra, Tây Úc có hai chuỗi siêu thị của người Việt là MCQ và Nguyên Phát chuyên cung cấp lượng lớn thực phẩm và hàng tiêu dùng Việt Nam cho không chỉ cộng đồng người Việt mà cả các cộng đồng châu Á khác. Cộng đồng người Việt tại Vùng Lãnh thổ Bắc Úc có khoảng 2.500 người, chiếm 1% dân số của Vùng Lãnh thổ. Nổi bật tại Bắc Úc có Hội nông gia Việt Nam, gồm các chủ trang trại trồng xoài, do anh David Dinh làm Chủ tịch. Hội Nông gia rất có uy tín và tiếng nói với chính quyền Bắc Úc bởi đây là vùng cung cấp 51% sản lượng xoài toàn Úc, trong đó, hơn nửa sản lượng xoài là từ các nông trại của người Việt. Ngoài ra, tại Bắc Úc còn có Hội Gia đình Việt Úc do chị Anne Lan Anh làm Chủ tịch. Hội Gia đình Việt Úc hàng năm đều tổ chức nhiều sự kiện văn hoá để gắn kết cộng đồng, trong đó có lễ hội Lồng Đèn 2023 được Bắc Úc bầu chọn là Sự kiện của Năm.Đại bộ phận bà con người Việt tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc đều có địa vị pháp lý, cuộc sống ổn định, làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó, hội nhập tốt vào sở tại, có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực vực kinh tế, văn hóa…
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư