Thiago Alcantara sẽ làm thế công của Liverpool lỗi nhịp: Nghe cho vui!
Ý tưởng thiết kế sẽ nhấn mạnh hệ thống thương mại, dịch vụ, văn hóa gắn với các ga đường sắt đô thị, kết hợp các khu vực công trình đầu mối giao thông xây dựng không gian mở, quảng trường... Ngoài ra, công trình cần đảm bảo phòng cháy chữa cháy, hài hòa với các công trình văn hóa, biểu tượng, nghệ thuật đường phố... tạo lập không gian điểm nhấn trong đô thị, xứng đáng là biểu tượng cho kỷ nguyên phát triển của huyện Đông Anh, của Thủ đô Hà Nội và của cả Việt Nam.Nghỉ lễ 30.4 và 1.5: Đi lặn biển ngắm san hô
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố về quy định mức hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho hộ gia đình nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.Theo ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP.Hà Nội, từ năm 2022 - 2024, để gia tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT, thành phố đã triển khai thực hiện các giải pháp tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT, trong đó có hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện, BHYT theo quy định của Chính phủ và một số nhóm đối tượng đặc thù của thành phố. Tuy nhiên, từ 1.7.2024, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng dẫn đến mức đóng BHYT tăng lên 1,3 lần nên việc tham gia BHYT của người dân gặp khó khăn.Do đó, việc hỗ trợ thêm tiền đóng BHYT cho người dân tham gia BHYT sẽ tạo điều kiện khuyến khích người dân tham gia BHYT và được quỹ BHYT chi trả khi ốm đau, từ đó giảm áp lực tài chính cho người dân..."Việc hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT cho một số đối tượng từ ngân sách thành phố là phù hợp với chủ trương đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội; đồng thời giảm áp lực tài chính của một số nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia BHXH, BHYT. Từ đó khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn hiện nay", ông Mến chia sẻ.Ngoài các đối tượng đang được hỗ trợ mức đóng như: người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo; người khuyết tật nhẹ; người dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, dự thảo còn bổ sung thêm đối tượng là người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi.Theo tính toán của BHXH TP.Hà Nội, sẽ có gần 160.000 người cao tuổi thuộc diện thụ hưởng nếu chính sách được thông qua.Chính sách dự kiến áp dụng từ ngày 1.1.2026 cho khoảng 614.000 người thụ hưởng với tổng kinh phí trích từ ngân sách gần 709 tỉ đồng.Người dân khi tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hỗ trợ một phần chi phí đóng hàng tháng, cụ thể là 70% đối với người thuộc hộ nghèo, 75% với người thuộc diện cận nghèo và 20% với các nhóm khác.Các thành viên thoát nghèo, cận nghèo (tính từ thời điểm được công nhận), người khuyết tật nhẹ chưa có thẻ BHYT (trừ trẻ dưới 16 tuổi) và người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đóng BHYT bắt buộc và chưa có thẻ được TP.Hà Nội hỗ trợ 100% đóng BHYT trong vòng 36 tháng. Người cao tuổi từ 60 đến dưới 70 tuổi không thuộc diện tham gia bắt buộc và chưa có thẻ cũng được hỗ trợ toàn bộ kinh phí đóng BHYT.Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ 70% tiền đóng BHYT, người thuộc hộ gia đình nông lâm ngư có mức sống trung bình được hỗ trợ 30%.
Đạo diễn - nhà văn, NSƯT Lê Văn Duy giã từ cõi tạm...
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, không khí lạnh tăng cường đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta. Đến đêm nay và sáng mai (13.2) không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung bộ và một số nơi ở Tây Bắc bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 2 - 3, vùng ven biển cấp 3.Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc bộ có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ phổ biến từ 14 - 17 độ C, vùng núi cao 11 - 13 độ C, có nơi dưới 10 độ C; ở Bắc Trung bộ phổ biến 15 - 18 độ C.Thủ đô Hà Nội trời rét, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 15 - 17 độ C.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao từ đêm 12 - 13.2, khu vực Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa, mưa nhỏ.Trên biển, từ gần sáng 13.2, ở vịnh Bắc bộ gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5, phía bắc có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 1,5 - 2,5 m; khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 4,5 m.Dự báo xa hơn về thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ ngày 14 - 22.2, Đông Bắc bộ và khu vực Lào Cai, Yên Bái, nam Sơn La, Hòa Bình đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác; riêng khu Tây Bắc có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều hửng nắng. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.Bắc Trung bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều hửng nắng; riêng từ đêm 15 - 16.2 có mưa rải rác. Đêm và sáng trời rét. Trung và Nam Trung bộ có mưa rào và giông vài nơi; riêng từ ngày 16 - 17.2 có mưa, mưa rào rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to và giông.Cơ quan khí tượng cho biết thêm, từ nay đến ngày 10.3, không khí lạnh tiếp tục tác động đến thời tiết nước ta. Tuy nhiên, do trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch ra phía đông nên có thể gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.
Điều gì khiến game thủ 'mê mẩn' Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới?
Đó là chia sẻ từ bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Chương trình phát triển của Liên Hiệp (UNDP) tại Việt Nam trong hội thảo đánh giá các kịch bản đưa nhiệt điện than về mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050. Hội thảo diễn ra ngày 28.3, tại Hà Nội.