Cấm vẫn đổ
Hôm nay (31.1), trang chủ CLB Gresik Petrokimia (Indonesia) đăng thông báo chia tay cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy. Đây là động thái được xem là bất ngờ bởi theo thỏa thuận ban đầu, Thanh Thúy sẽ thi đấu cho CLB này trọn vẹn mùa giải bóng chuyền vô địch Indonesia (Proliga). Tuy nhiên giải đấu vừa kết thúc giai đoạn lượt đi và trải qua trận đầu tiên của giai đoạn lượt về. Thanh Thúy cũng thi đấu khá ấn tượng nhưng CLB Gresik Petrokimia lại không đạt thành tích tốt. Trước khi chính thức thông báo chia tay Trần Thị Thanh Thúy, CLB Gresik Petrokimia công bố ngoại binh mới Julia Sangiacomo đến từ Mỹ. Hiện xếp hạng 5/7 đội tại Proliga nên việc chiêu mộ ngoại binh mới thay thế cho Thanh Thúy, CLB Gresik Petrokimia hướng đến mục tiêu giành quyền vào tốp 4 để đấu vòng bán kết. Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, Thanh Thúy đã chia tay 2 CLB nước ngoài là Kuzeyboru (Thổ Nhĩ Kỳ) và Gresik Petrokimia (Indonesia). Nhiều khả năng cô sẽ trở lại khoác áo CLB VTV Bình Điền Long An tranh tài ở vòng 1 giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025 vào tháng 3 tới. Chấn thương tại Nhật Bản khi khoác áo CLB PFU Blue Cats khiến cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam mất khoảng thời gian dài hồi phục và chưa thể trở lại phong độ đỉnh cao.
Mở cửa du lịch trở lại, Quảng Ninh làm gì để hút khách thời hậu Covid-19?
Trong suốt dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gần 700 bài viết xoay quanh chuyển động tết và các câu chuyện yêu thương được đăng tải đã mang đến những góc nhìn ấm áp trong mùa tết cổ truyền. Nhiều bài viết nhận được hàng trăm ngàn lượt tương tác, có sức lan tỏa mạnh mẽ, giúp mọi người cảm nhận được Tết Nguyên đán ấm cúng, sum vầy khắp mọi miền.Năm qua, bên cạnh những thành công lớn, đất nước, con người Việt Nam cũng phải đối mặt với những thử thách do thiên nhiên. Yêu thương, đùm bọc, đoàn kết là sợi dây tinh thần mạnh mẽ giúp chúng ta vượt qua những chông gai, trở ngại đó. Chuyên trang Tết yêu thương của Báo Thanh Niên đã giúp độc giả cảm nhận sự sẻ chia ấm áp của người dân trên khắp đất nước này. Đó là câu chuyện về những người hàng xóm thân yêu ở TP.HCM cùng nhau trang trí hẻm đón tết, gói bánh chưng, bánh tét trao tặng những người có hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là những chuyển động thời sự dịp tết xoay quanh nhịp sống của người dân TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… và nhiều địa phương khác. Những hình ảnh về linh vật của năm Ất Tỵ liên tục được cập nhật để độc giả chiêm ngưỡng không khí tết khắp mọi nơi. Tết yêu thương không chỉ cập nhật đến độc giả thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, mà còn mang đến những kiến thức về văn hóa truyền thống để mọi người hiểu hơn về ý nghĩa Tết Nguyên đán. Đặc biệt, quý độc giả được đón đọc loạt phóng sự về những người nước ngoài đón tết ở Việt Nam với nhiều câu chuyện thú vị, chưa từng được bật mí.Bạn đọc cũng bày tỏ sự xúc động, trân quý hành động đẹp của nhiều chủ trọ ở TP.HCM khi tự tay nấu những bữa cơm tất niên ấm áp, trao tặng lì xì, món quà tết động viên tinh thần người đi thuê. Không có điều kiện về quê đón tết, người thuê trọ vẫn cảm nhận được không khí gia đình, vơi bớt nỗi nhớ nhà khi cùng nhau ăn bữa cơm ấm áp với những người cùng cảnh… Chuyên trang Tết yêu thương chính thức mở từ 13.1.2025 (tức 14 tháng chạp) đến ngày 3.2.2025 (mùng 6 tết) trên các nền tảng thanhnien.vn, kênh TikTok, fanpage, YouTube Báo Thanh Niên. Cùng với nội dung phong phú, Thanh Niên tri ân bạn đọc thông qua chương trình Mở phong bao - Nhận lộc tết với 23.993 lượt tham gia và đã có 556 lượt trúng những phần quà hấp dẫn. Chị Võ Lâm Bảo Trâm (35 tuổi, ở Q.12, TP.HCM), may mắn trúng chiếc đồng hồ chạy bộ GPS, chia sẻ: "Tôi bất ngờ vì may mắn trúng thưởng khi tham gia chương trình. Tôi thường xuyên đọc Báo Thanh Niên, hôm đó mở giao diện báo thấy chương trình nên tham gia, được quà một là niềm vui và may mắn những ngày đầu năm". Chị Hoàng Uyên (35 tuổi) bày tỏ: "Thông qua một người bạn, tôi biết đến chương trình và rất vui khi biết mình trúng giải. Cảm ơn Thanh Niên đã tạo nên một chương trình hấp dẫn, ý nghĩa". Bên cạnh chương trình Mở phong bao - Nhận lộc tết, Báo Thanh Niên cùng nhà đồng hành cũng đã trao những món quà động viên đến 5 nhân vật khó khăn, hoàn cảnh neo đơn mà các bài viết đề cập. Điều này khiến tên của chuyên trang Tết yêu thương càng trở nên ý nghĩa. Tết yêu thương tạm khép lại nhưng sự tử tế, lòng nhân ái vẫn tiếp tục được nhân lên mỗi ngày qua trang báo, ở hiện thực đời thường. Báo Thanh Niên, với phương châm "Hào hiệp - Tử tế - Nhân văn - Tin cậy", sẽ tiếp tục làm cầu nối, chuyển tải và lan tỏa những điều tử tế đến với bạn đọc, để cuộc sống mỗi ngày càng tốt đẹp hơn.Chuyên trang Tết yêu thương với sự đồng hành của chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu - trực thuộc Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT, thành viên Tập đoàn FPT. Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu luôn cam kết thực hiện sứ mệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng qua các dịch vụ y tế chuyên nghiệp và tận tâm, nhất quán với tinh thần tương thân tương ái, sống vì những điều tử tế. Với mục tiêu đưa đến các dịch vụ thiết thực phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, FPT Long Châu với mạng lưới 2.025 nhà thuốc và 120 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc luôn đề cao sứ mệnh và trách nhiệm của mình trong việc giúp người dân có cơ hội tiếp cận sản phẩm chất lượng, chính hãng với giá tốt và dịch vụ tối ưu.Đồng hành cùng chuyên trang Tết yêu thương còn có Samsung Việt Nam và Bệnh viện thẩm mỹ Nam An.
Mặt đường hư hỏng nặng
Ngày 7.1, ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Cà Mau thông tin, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi (CT.43) dài 90km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Dự kiến điểm đầu tuyến cao tốc bắt đầu từ TP.Cà Mau và kết thúc tại H.Ngọc Hiển (Cà Mau). Bên cạnh đó, theo quy hoạch, tuyến đường bộ cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum (CT.42) có tổng chiều dài dự kiến 136km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030. Tuyến đường có điểm đầu từ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và điểm cuối nối với cao tốc Bắc - Nam phía Tây.Ngoài ra, Thủ tướng còn quyết định điều chỉnh quy mô 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) đoạn Pháp Vân - Phú Thứ (Hà Nam), đoạn Bến Lức (Long An) - Trung Lương (Tiền Giang), đoạn Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long.Đồng thời điều chỉnh phạm vi 4 tuyến/đoạn tuyến: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Truyện ngắn : Ba hồi chuông; Ký ức tình (bút danh Kỳ Lâm )
Lập kỷ lục số VĐV Việt Nam tham gia VinFast IRONMAN 70.3 Việt Nam
Sáng 11.3, Quân khu 5 và Tỉnh ủy Quảng Ngãi phối hợp tổ chức hội thảo "Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm" tại TT.Ba Tơ (H.Ba Tơ, Quảng Ngãi) với sự tham dự của nhiều tướng lĩnh, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, lãnh đạo các cấp... Đây là một trong các hoạt động kỷ niệm 80 năm Khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945 - 11.3.2025).Các tham luận tại hội thảo đã phân tích nhiều khía cạnh về nghệ thuật quân sự, thế trận lòng dân và lòng dũng cảm, chớp thời cơ từ bối cảnh lịch sử làm nên cuộc khởi nghĩa vang dội của Đội du kích Ba Tơ và nhân dân.Theo thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, cuối năm 1941, khu căng "an trí" Ba Tơ có hơn 50 tù chính trị. Đầu năm 1942, Chi bộ căng "an trí" Ba Tơ ra đời và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ vang dội đã thắng lợi. Đội du kích Ba Tơ khẳng định giá trị cốt lõi của cách mạng Việt Nam, đó là gắn bó mật thiết giữa Đảng, quân đội và nhân dân.Theo tham luận của thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng), những người tù chính trị tại căng "an trí" Ba Tơ tuy chưa nhận được chỉ thị của Trung ương "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhưng đã nhạy bén nắm bắt thời cơ, bối cảnh lịch sử để khởi nghĩa thành công. Đêm 9.3.1945, hội nghị Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã phân tích, đánh giá tình hình, đưa ra các quyết định quan trọng, cấp bách. Chính việc nắm bắt thời cơ cùng sự quyết đoán đã đưa cuộc khởi nghĩa thành công, không đổ máu đội ngũ cách mạng và nhân dân vào chiều 11.3.1945. Khởi nghĩa Ba Tơ là khởi nghĩa đầu tiên giành thắng lợi khu vực Nam Trung bộ. Ngày 12.3.1945, Đội du kích Ba Tơ được thành lập, nòng cốt có 28 người, cũng trở thành đội du kích đầu tiên của Nam Trung bộ.Phát biểu tại hội thảo, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết sự ra đời của du kích Ba Tơ, tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng ở Nam Trung bộ, là tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu 5.Nhắc lại đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Bùi Thị Quỳnh Vân nói về Đội du kích Ba Tơ: Đó là những người với phẩm chất chính trị cao, tài năng tổ chức và hành động giỏi… đã chỉ huy tác chiến ở hầu hết các mặt trận miền Nam Trung bộ từ những ngày cách mạng tháng Tám đến 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ... Tham luận của thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, khẳng định vai trò to lớn của đồng bào Hrê ở Ba Tơ, dù khó khăn gian khổ vẫn đứng về phía cách mạng, làm nên thành công cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ. Theo thiếu tướng Hải, vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng đã thúc đẩy ý thức đoàn kết dân tộc, đó là một yếu tố quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Các tham luận khác cũng đánh giá đóng góp của nhân dân trong cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ rất to lớn: Đó là đóng góp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để nuôi dưỡng Đội du kích Ba Tơ, tham gia chế tạo vũ khí thô sơ, gia nhập lực lượng du kích… Sự tham gia đó là nhân tố quyết định tạo nên thành công của cuộc khởi nghĩa. Đó là "thế trận lòng dân" trong Khởi nghĩa Ba Tơ, khẳng định sức mạnh của cách mạng nằm ở nhân dân.

Cần giải quyết triệt để nạn lấn chiếm ở cảng Sa Kỳ
Sức mạnh quân sự của Iran lớn đến mức nào?
Trận đấu được chờ đợi giữa CLB Thanh Hóa với CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất diễn ra hấp dẫn như kỳ vọng. Đội bóng xứ Thanh cho thấy thực lực lẫn tham vọng cùng khả năng chơi rất hay trên sân khách khi có bàn thắng mở tỷ số từ rất sớm (phút thứ 7). Đội chủ nhà cũng cho thấy nỗ lực cao độ, bất ngờ dẫn ngược 2-1, trong đó có bàn thắng đẹp mắt của Nguyễn Thái Quốc Cường. Tuy nhiên Doãn Ngọc Tân tỏa sáng với siêu phẩm sút xa giúp CLB Thanh Hóa cân bằng tỷ số 2-2 cũng là kết quả chung cuộc. Chỉ giành được 1 điểm trên sân Thống Nhất, CLB Thanh Hóa đạt 23 điểm, lỡ cơ hội chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng của CLB Nam Định (24 điểm) nhưng vẫn giữ được danh hiệu "vua sân khách" khi bất bại 6 trận (thắng 4, hòa 2). Tuy xếp hạng nhì nhưng CLB Thanh Hóa thi đấu ít hơn 1 trận so với CLB Nam Định nên còn nguyên cơ hội chiếm ngôi đầu của đối thủ này. Trong khi đó CLB TP.HCM xếp hạng 9 với 15 điểm. Ở trận còn lại diễn ra trên sân Tam Kỳ, CLB Đà Nẵng thi đấu ấn tượng trước đối thủ được đánh giá mạnh hơn là Thể Công Viettel. Bàn thắng của Phan Văn Long giúp đội bóng sông Hàn vượt lên dẫn bàn. Chiến thắng cùng 3 điểm quý giá tưởng chừng trong tay thầy trò HLV Lê Đức Tuấn nhưng họ lại để đội Thể Công Viettel có bàn thắng cân bằng tỷ số 1-1 ở phút 90+5. Với 1 điểm có được trong trận đầu chơi trên sân nhà Tam Kỳ, CLB Đà Nẵng đạt 8 điểm, vẫn ở cuối trên bảng xếp hạng nhưng thu ngắn cách biệt chỉ còn 1 điểm so với đội SLNA. Đây là tín hiệu đầy khả quan của đội Đà Nẵng khi họ bất bại sau 2 lượt trận (1 thắng, 1 hòa). Trong khi đó việc để CLB Đà Nẵng chia điểm khiến CLB Thể Công Viettel chỉ có 22 điểm, lỡ cơ hội san bằng cách biệt với đội xếp trên là CLB Nam Định (24 điểm).Bảng xếp hạng vòng 13 V-League ngày 14.2: FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Triển vọng đầu tư 2024: Cổ phiếu chứng khoán tiềm năng 'dậy sóng'
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
ONE789 bị chặn
Trong khoảng thời gian đó, những trẻ khác ùa chạy đi trốn, nấp đâu đó càng kín càng tốt. Khi đọc đến con số 100 thì trẻ mở mắt ra và bắt đầu đi tìm bạn, ai bị phát hiện đầu tiên là bị thua. Đếm đủ con số như thế, lâu lắm, có trẻ láu cá đọc tắt cho nhanh để khi mình mở mắt ra thì các bạn vẫn chưa kịp trốn. Câu đó như sau: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Thời nhỏ, tôi đã chơi trốn - tìm và nay con tôi cùng trẻ con hàng xóm cũng thế. Năm tháng đi qua, mãi hơn 60 năm sau, nhờ đọc Phan Khôi di cảo - bản thảo chưa đầy đủ (NXB Trí Thức - 2021) do các con của cha đẻ Tình già biên soạn, tôi mới biết chi tiết này: "Trẻ con ta có trò chơi đánh chắt. Dùng những que tre mà đánh, là đánh chắt que; dùng những hòn sỏi mà đánh, là đánh chắt chuyền. Đây không nói cách đánh như thế nào, chỉ nói khi đánh xong một bàn, đếm những que tre hay hòn sỏi đã chiếm được để định ăn thua, thì trẻ con ở Trung và ở Bắc đếm có khác nhau nhưng lại giống nhau ở một chỗ rất lạ. Trẻ con ở miền Trung đếm: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Trẻ con ở miền Bắc đếm: "Một chắt, hai choi, ba chòi, chín chủ, chẵn chục" (tr.216-217).Trò chơi này, sở dĩ gọi chắt/đánh chắt bởi bản thân chắt/hòn chắt có nghĩa là "hòn nhỏ nhỏ như viên đạn" (Đại Nam quấc âm tự vị, 1895), "Một trò chơi của trẻ con, một tay vừa nhặt vừa tung vừa hứng" (Việt Nam tự điển, 1931); hiện nay tên gọi phổ biến là "chuyền thẻ", có nơi còn gọi "đánh nẻ".Rõ ràng, cách đọc tắt trong trò chơi trốn - tìm đã có từ xưa lắm, ít ra đã có trước năm 1958 là năm ông Phan Khôi viết bài này. Ở đây, khi xét về chữ nghĩa ta thấy gì? Muốn thấy gì, trước hết cần phải tìm hiểu nghĩa của các từ đó."Một đôi" thì dễ hiểu rồi, không cần dài dòng gì thêm. "Hai đắn" thì "đắn" là gì? Tự bản thân từ này không có nghĩa, phải đi chung với từ khác, chẳng hạn Truyện Kiều có câu: "Đắn đo cân sắc cân tài/Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ". Kể ra cái lối "mua người" ngày xưa cũng lạ, chẳng những cô ấy có nhan sắc mà còn phải biết "cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm" thì càng cao giá.Còn "ba thìn" thì sao? "Thìn" là từ Việt cổ có nghĩa là "sửa sang, răn, giữ", theo Đại Nam quấc âm tự vị (1895), chẳng hạn Thiên Nam ngữ lục có câu: "Thìn lòng tích đức tu nhân/Bụt trời đã biết, quỷ thần đã hay". Về tâm lý con người, không phải bây giờ mà hàng trăm năm trước, cụ Nguyễn Trãi đã nhìn ra:Dắng dỏi bên tai tiếng quản huyền,Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn.Xuân xanh chưa dễ hai phen lại,Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên."Nhẫn" nghĩa là đến, cho đến. Chí lý thật, có lúc nghe tiếng sáo, tiếng đàn (quản huyền) trong không gian, cảnh vật mà mình yêu thích ắt khó giữ lòng mà xao động, xao xuyến, rồi cảm thấy tiếc xuân xanh đã qua. Đã qua thời tuổi trẻ. Chỉ còn là cảm xúc bùi ngùi. Sực nghĩ, "Tiếng đưa hiu hắt bên lòng/Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn" của Thế Lữ cũng là lúc nghe Tiếng sáo Thiên Thai nên khiến "Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn" là vậy.Rồi, "chín chăn" nghĩa là gì?Ta thử đặt giả thuyết từ "một đôi" là 2, "hai đắn" là 4, ắt "ba thìn" là 6, vậy "chín chăn" cũng nằm trong cách tính này? Không, "chín chăn" trong ngữ cảnh này chính là chẵn/chín chẵn, do cách phát âm nhanh nên đã lướt bỏ dấu ngã trở thành "chăn". Chẵn là trọn, đủ, không lẻ, không thừa, không thiếu, đủ cặp, không so le, còn có cách nói chẵn chòi, chẵn bon. "Chín chăn" xác định, quả quyết chính xác là 9. Suy luận này hợp lý bởi kết thúc câu này là "chẵn chục" tức là 10. Theo nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ, "chục" là tiếng Việt chuyển gốc Hán-Việt: "Chục: số vật mười món, hoặc có hơn (tùy vùng) < thốc (sum họp, một bụi - giọng Quảng Đông: chục)". Ca dao có câu: Bảy với ba, anh kêu rằng một chụcTam tứ lục, anh tính cửu chươngBảy cộng ba đúng là 10, là chục. Cách gọi "chẵn chục" đến nay vẫn còn phổ biến, còn gọi chục trơn, chục chẵn. Dù biết chắc là vậy nhưng chắc gì chục là 10?Ta có thể kiểm chứng trong đời thường lẫn tác phẩm văn học, chẳng hạn, khi viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nhà văn Nguyễn Hiến Lê có kể khi đến "Tân An, một châu thành nằm ở ven Đồng Tháp", lúc đi chỗ ăn sáng: "Anh Bình nhất định lựa tiệm ở gần chợ vì anh vốn ưa cảnh náo nhiệt, thích nhìn người ta đi lại, mua bán. Anh mua một trái dưa hấu và một chục quít, ngạc nhiên lắm khi thấy cô hàng đếm cho anh mười hai trái. Anh cầm hai trái trả lại: "- Cô đưa thừa cho tôi. Tôi mua có một chục thôi mà". Cô hàng nghe giọng là lạ của anh, mỉm cười, đẩy hai trái quít về phía anh: "- Thầy mua một chục thì tôi đếm một chục đó". Anh Bình chẳng hiểu gì cả, tôi phải giảng: "- Ở miền này trái cây như quít, mận thì một chục là mười hai trái. Có tỉnh một chục mười bốn hay mười sáu kia". "- Lạ nhỉ! Một chục mười sáu trái. Thế thì có ông thánh hiểu".Chi tiết này đã phản ánh tính cách rộng rãi, hào phóng của người miền Nam. Anh Bình ngạc nhiên là phải bởi anh từ ngoài Bắc vào, không sinh sống nơi này.Với các phân tích, dẫn chứng vừa nêu, tóm lại, ta vẫn không hiểu rõ nghĩa các từ liên quan đến số đếm trong trò chơi của con trẻ ngày xưa. Không những thế, ta còn còn ngắc ngứ với bài đồng dao này: "Mồng một lưỡi trai/Mồng hai lá lúa/Mồng ba câu liêm/Mồng bốn lưỡi liềm/Mồng năm liềm giật/Mồng sáu thật trăng/Mười rằm trăng náu/Mười sáu trăng treo/Mười bảy sảy giường chiếu/Mười tám rám trấu/Mười chín đụn dịn/Hăm mươi giấc tốt/Hăm mốt nửa đêm…". Với câu "Mười chín đụn địn", có bản ghi "đụn dịn". Bài đồng dao này mô tả hình thù mặt trăng qua các ngày, đại khái, đêm 17 trăng lên vào lúc người ta "sảy giường chiếu" là chuẩn bị ngủ, đêm 18 trăng mọc là lúc lửa ủ trong bếp đã "rám trấu"... Thế, đêm 19 "đụn địn/đụn dịn" thì hiểu thế nào đây?Chịu. Từ "chịu" này, ta lặp lại một lần nữa khi nghe đến từ "đí địn". Trong tập sách Người Việt nói tiếng Việt (NXB TH TP.HCM - 2023), nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thọ cho biết văn cảnh xuất hiện của từ này: "Chuyện rằng có một chị vợ cực đoảng. Một hôm anh chồng bắt được một con ba ba, giao cho vợ làm bếp rồi đi làm đồng, bụng chắc mẩm chiều về có mồi ngon sẽ rủ bạn lai rai vài xị đế. Chị vợ thả con ba ba vào nồi, bỏ thêm vào đó vài ngọn rau mùng tơi rồi bắc lên nấu trên bếp củi. Trong khi chị lúi húi vo gạo thì con ba ba thấy nước nóng lên, nó bèn bò ra khỏi nồi rồi đi mất. Chị vợ đoảng vo gạo xong, mở vung nồi canh xem thử. Chị ta lấy đũa khoắng, nhận ra rau mùng tơi vẫn chưa kịp chín, nhưng ba ba đâu thì chẳng thấy. Chị ta cứ bần thần ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi đi đến kết luận: "Mùng tơi chưa chín, đí địn đã tan".Dám nói rằng, những từ vừa nêu ra chẳng ai có thể giải thích nổi nghĩa của nó. Riêng cách nói về số đếm trong trò chơi đánh chắt, ta còn thắc mắc vì sao ở miền Trung, từ "3/ba thìn" lại nhảy qua "9/chín chăn", cũng như ở miền Bắc từ "3/ba chòi" lại vọt đến "9/chín chủ"? Cách nói này hoàn toàn không ngẫu nhiên mà đã vận dụng, phổ biến trong tục ngữ, ca dao, thí dụ: "Thằng Bờm có cái quạt mo/Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu", "Ba bể chín châu", "Ba bị chín quai mười hai con mắt"… Ông Phan Khôi thừa nhận: "Tôi nghĩ mãi mà không hiểu". Rồi ông nêu ý kiến: "Hoặc giả câu trẻ con nói đó có cái lý gì sâu kín về số học hay toán học mà mình không biết. Còn như bảo thứ đó trẻ con bạ đâu nói đấy, hơi đâu mà tìm hiểu cho mệt trí, thì tôi không dám" (SĐD, tr.217).Bạn cũng nghĩ thế chăng?Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Và xét ra trong ngày xuân ngày tết, chúng ta cùng bàn về vài từ "bí hiểm" đâu phải không có ích khi cùng tìm về tiếng Việt.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư