Nạn tận diệt chim, cò
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.Á hậu Kiko Chan phủ nhận tin đồn được đại gia chu cấp
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
Màu sắc của thực phẩm ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và làn da?
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.
Chung tay cùng Chính phủ hiện thực hóa mục tiêu không có tử vong do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2045, cũng như mục tiêu toàn cầu của Honda là giảm một nửa số ca tử vong do va chạm giao thông vào năm 2030 và không có tử vong do va chạm giao thông liên quan đến xe máy và ô tô Honda vào năm 2050, HVN đã quyết định trao tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh lớp 1 trên toàn quốc trong năm học 2024 - 2025. Chương trình có sự phối hợp của Ủy ban ATGT quốc gia và Bộ GD-ĐT.Chương trình nhiều ý nghĩa này cũng xuất phát từ nhận thức về vai trò quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong việc bảo vệ người tham gia giao thông. Đặc biệt, với học sinh lớp 1, lứa tuổi đang hình thành nhận thức thì việc tạo cho các em thói quen luôn đội mũ đạt chuẩn khi ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện là vô cùng cần thiết. Quyết định trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn trong năm học 2024 - 2025 của HVN hướng tới mục tiêu hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm của người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tại Việt Nam, hướng tới nâng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn lên 100%; nâng cao nhận thức về ATGT cho học sinh và phụ huynh, thông qua các hoạt động đào tạo và truyền thông; phối hợp với Chính phủ đẩy mạnh kiểm soát và xử lý vi phạm liên quan đến sản xuất, buôn bán và sử dụng mũ bảo hiểm không đạt quy chuẩn kỹ thuật tại các địa phương.Từ khi phát động chương trình vào tháng 9.2024, hơn 1.000 sự kiện đã được tổ chức cho hơn 14.000 điểm trường trên toàn quốc và tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh lớp 1; gần 1,7 triệu học sinh và 300.000 phụ huynh đã được đào tạo kiến thức ATGT.Theo HVN, đơn vị này kỳ vọng việc trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, kết hợp đào tạo ATGT cho học sinh và phụ huynh sẽ góp phần tích cực nâng cao kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho các em học sinh và phụ huynh trên toàn quốc, hướng tới xã hội giao thông an toàn và văn minh tại Việt Nam.Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, kết hợp đào tạo kiến thức ATGT cho học sinh và phụ huynh trên toàn quốc năm học 2024 - 2025 là bước tiếp nối của Chương trình Trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, do HVN, Ủy ban ATGT quốc gia, Bộ GD-ĐT phối hợp triển khai trên toàn quốc từ năm 2018. Đến nay, gần 10,3 triệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn đã được HVN trao tặng cho học sinh lớp 1 trên toàn quốc.
Dạy học không đứng yên trong thời bùng nổ AI
Phân tích thử nghiệm lâm sàng liên quan đến 777 người lớn tuổi cho thấy rằng lượng omega-3 hấp thụ hằng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa sinh học ở mức độ vừa phải, với các biện pháp can thiệp kết hợp cho thấy tác dụng mạnh nhất đối với quá trình lão hóa và phòng ngừa bệnh tật.Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Aging đã phát hiện thêm một tác dụng tuyệt vời của dầu cá omega-3, đặc biệt là khi kết hợp bổ sung omega-3 với vitamin D và tập thể dục, theo trang tin y khoa News Medical.Nghiên cứu bao gồm 777 người Thụy Sĩ tham gia thử nghiệm DO-HEALTH - thử nghiệm về lão hóa khỏe mạnh lớn nhất châu Âu, bao gồm 5 quốc gia châu Âu. Mục tiêu chính của nghiên cứu là điều tra tác dụng của việc bổ sung vitamin D và omega-3 và tập thể dục, riêng lẻ hoặc kết hợp, trong 3 năm đối với quá trình lão hóa sinh học.Lão hóa sinh học là sự suy giảm dần dần các chức năng sinh lý ở các sinh vật sống. Nhiều nghiên cứu lớn đã được tiến hành để hiểu quá trình lão hóa và xác định các biện pháp can thiệp nhằm làm chậm quá trình lão hóa sinh học.Những người tham gia ở độ tuổi từ 70 trở lên, được tiêu thụ 1 viên omega-3 (1.000 mg) mỗi ngày, 2.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D và tập thể dục 30 phút 3 lần một tuần, riêng lẻ hoặc kết hợp, trong thời gian thử nghiệm kéo dài 3 năm.Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu máu để tính toán tốc độ lão hóa sinh học ở những người tham gia.Kết quả đã phát hiện ra rằng uống 1 viên dầu cá omega-3 (1.000 mg) mỗi ngày giúp giảm quá trình lão hóa sinh học, theo News Medical.Đáng chú ý, kết hợp cả ba biện pháp: Uống dầu cá omega-3, vitamin D và tập thể dục - cho thấy tác dụng mạnh nhất đối với quá trình lão hóa và phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là trong việc giảm nguy cơ ung thư và ngăn ngừa tình trạng suy nhược.Nghiên cứu còn phát hiện những người có mức omega-3 thấp hơn khi bắt đầu thử nghiệm đã gặt hái được lợi ích lớn hơn khi uống dầu cá omega-3. Các nhà nghiên cứu kết luận: Kết quả này làm nổi bật tầm quan trọng của dầu cá omega-3 như một biện pháp can thiệp có mục tiêu để tác động đến quá trình lão hóa sinh học.Đối với vitamin D, cần lưu ý rằng bổ sung quá liều có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất nên dùng biện pháp phơi nắng buổi sáng trong 15 phút mỗi ngày hoặc hấp thụ vitamin D thông qua thực phẩm (gồm các béo như cá hồi, cá trích, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, các loại nấm, yến mạch, ngũ cốc, sữa, cam). Và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chất bổ sung.