300 triệu đồng tiền thưởng cho đội vô địch bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam
Những cầu thủ Bình Dương đang chơi khá hay là tiền vệ Võ Hoàng Minh Khoa và tiền đạo Nguyễn Trần Việt Cường. Đây là 2 gương mặt ghi bàn cho đội Bình Dương, khi đội này ngược dòng đánh bại Bình Định 2-1 trong trận đấu thuộc vòng 10 V-League, diễn ra tối 17.1.Điều đáng nói ở chỗ, đây không phải lần đầu ở mùa giải 2024-2025, Việt Cường và Minh Khoa tỏa sáng. Trước nữa, ở mùa giải 2023-2024, các cầu thủ nói trên cũng chơi rất hay. Trải qua nhiều đời HLV, từ thời HLV Lê Huỳnh Đức, sang đến thời HLV Hoàng Anh Tuấn, và bây giờ là HLV Nguyễn Công Mạnh, các cầu thủ vừa nêu đều được tin dùng ở CLB Bình Dương, chứng tỏ họ rất ổn định.Minh Khoa là 1 trong những cầu thủ để lại nhiều sự tiếc nuối lớn nhất, khi anh không được triệu tập lên đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho AFF Cup 2024. HLV Hoàng Anh Tuấn, cựu HLV của đội tuyển U.23 Việt Nam và CLB Bình Dương, từng đánh giá rất cao Minh Khoa. Ông Tuấn cho rằng Minh Khoa xứng đáng được thử sức ở cấp độ đội tuyển quốc gia.Có thể việc HLV Kim Sang-sik chưa gọi Minh Khoa lên đội tuyển tại AFF Cup vừa rồi, vì chưa đến thời điểm thích hợp để ông Kim triệu tập cầu thủ này, trong bối cảnh danh sách dự AFF Cup 2024 chỉ có giới hạn.Tuy vậy, ở giai đoạn đội tuyển Việt Nam tham dự vòng loại Asian Cup 2027 trong năm nay sẽ khác. Vòng loại Asian Cup là giải đấu kéo dài, trải dài từ tháng 3.2025 đến tháng 3.2026. Với những giải đấu kéo dài như thế, các HLV cần lực lượng cầu thủ đông đảo, để người này có thể thay thế cho người kia, khi có cầu thủ trong đội hình chấn thương, thẻ phạt, hoặc xuống phong độ. Với Minh Khoa, biết đâu ở một thời điểm nào đấy thuộc chiến dịch vòng loại Asian Cup của đội tuyển Việt Nam, Hoàng Đức hoặc Hai Long sa sút thể lực, sa sút phong độ, khi đó Minh Khoa có thể có cơ hội được HLV Kim Sang-sik sử dụng.Điều tương tự cũng có thể đến với Nguyễn Trần Việt Cường. Cầu thủ này bắt đầu bước vào tuổi 25, độ tuổi đẹp nhất của đời cầu thủ. Về lý thuyết, tài năng của Việt Cường bắt đầu ở vào giai đoạn nở rộ nhất. Việc Việt Cường thường xuyên ghi những bàn thắng đẹp và quan trọng cho CLB Bình Dương thời gian qua tại giải đấu trong nước phản ánh chi tiết nói trên.Ở đội Bình Dương, thông thường Việt Cường và Vĩ Hào sẽ luân phiên xuất hiện bên cạnh tiền đạo chủ lực Nguyễn Tiến Linh, họ cùng nhau tạo nên sức mạnh trên hàng tấn công của đội bóng miền Đông Nam bộ. Hoặc khi cần, các HLV của Bình Dương có thể xếp Việt Cường, Vĩ Hào và Tiến Linh xuất hiện cùng lúc trên sân, nhằm tăng sức tấn công cho đội bóng của mình. Đây là phương án mà HLV Kim Sang-sik có thể tham khảo. Vị HLV người Hàn Quốc có thể gọi Nguyễn Trần Việt Cường vào đội tuyển quốc gia, bố trí cho Việt Cường vị trí tiền đạo lùi (nếu đội tuyển Việt Nam thi đấu với sơ đồ có 2 tiền đạo), hoặc tiền đạo cánh (nếu đội tuyển Việt Nam chơi với sơ đồ có 3 tiền đạo), như cách Việt Cường vẫn được sử dụng ở CLB Bình Dương.Ngoài ra, sự có mặt của Việt Cường có thể giúp cho hàng tấn công của đội tuyển Việt Nam đa dạng hơn về mặt nhân sự. So về năng lực, Việt Cường có thể cạnh tranh vị trí với Vĩ Hào, Châu Ngọc Quang hay Đinh Thanh Bình ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Điểm mạnh khác của Nguyễn Trần Việt Cường là thể hình (cao 1,80 m) và tài đá phạt. Cầu thủ này sẽ giúp đội bóng của HLV Kim Sang-sik bổ sung thêm sự nguy hiểm trong các pha không chiến và những tình huống cố định.Giải bóng rổ VBA 2023: Cantho Catfish đổi vận nhờ tay ném cao 2,01 m
Theo ông Tony Popovic, AFF Cup là giải đấu rất hấp dẫn và ông muốn các cầu thủ của mình có cơ hội thi đấu cọ xát tại giải đấu này. Vị HLV của đội bóng xứ sở chuột túi nói: "Tôi rất thích AFF Cup. Còn với đội tuyển Úc, càng có nhiều trận đấu cọ xát cho Socceroos ở nhiều giải đấu khác nhau càng tốt. Bất kỳ giải đấu quốc tế nào cũng sẽ có ích cho các cầu thủ. Nếu những cầu thủ chuyên nghiệp vướng lịch thi đấu với CLB của họ trong những ngày diễn ra AFF Cup, chúng tôi có thể sử dụng các cầu thủ U.17, U.20 và U.23 cho giải đấu này".Trước HLV Tony Popovic, cựu HLV đội tuyển Úc Graham Arnold cũng từng ủng hộ việc đội bóng xứ sở chuột túi tham dự giải vô địch bóng đá Đông Nam Á.Liên đoàn Bóng đá Úc gia nhập Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) từ năm 2006. Sau đó, đến năm 2013, AFC phân bố Úc về với Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF). Việc phân bố Úc về với AFF xét theo điều kiện địa lý của nước Úc, nước này rất gần với 2 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo là Indonesia và Timor Leste. Từ khi về với AFF năm 2013, bóng đá Úc tham dự đầy đủ các giải trẻ của bóng đá khu vực. Họ được quyền cử đội tuyển futsal quốc gia tham dự giải futsal vô địch Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở các giải AFF Cup dành cho nam và cho nữ, đội tuyển bóng đá quốc gia Úc chưa được AFF đồng ý cho thi đấu. Ở AFF Cup dành cho nữ, Úc chỉ được cử đội trẻ tham dự. Còn ở AFF Cup dành cho nam, Úc không được cử đại diện tham dự.Theo xu thế chung của bóng đá toàn cầu, việc này có thể được thay đổi, nếu HLV Tony Popovic đã mở lời và nếu Liên đoàn Bóng đá Úc tha thiết yêu cầu AFF cho phép họ tham dự AFF Cup. Hiện tại, các đội tuyển ở Đông Nam Á đang rất muốn được cọ xát với các đội bóng có trình độ cao bên ngoài Đông Nam Á, nhằm nâng cao trình độ cho chính mình. Thế nên, việc có thêm đội Úc thi đấu với các đội tuyển trong khu vực ở 1 giải chính thức tại Đông Nam Á, càng tốt cho các đội Thái Lan, Việt Nam, Malaysia hay Indonesia.Mặt khác, nhiều đội bóng ở Đông Nam Á giờ sử dụng nhiều cầu thủ nhập tịch. Ví dụ như Indonesia có đội hình gồm toàn các cầu thủ gốc châu Âu, nên các đội còn lại ở Đông Nam Á giờ không xa lạ với việc tranh chấp với những cầu thủ thể hình và thể lực tốt, đến từ các nước bên ngoài Đông Nam Á. Thành ra, việc đội Úc xuất hiện tại AFF Cup lúc này có lẽ không còn là vấn đề quá lớn, với giới bóng đá Đông Nam Á nữa.Vấn đề còn lại được HLV Tony Popovic của đội tuyển Úc đề cập trong trường hợp đội bóng xứ sở chuột túi gia nhập AFF Cup, đó là: "Có vẻ như lịch thi đấu của giải đấu này không ủng hộ chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ từ từ nghiên cứu về vấn đề nói trên. Nếu có bất kỳ cơ hội nào để chúng ta hoàn thiện lịch thi đấu quốc tế của mình, tại sao chúng ta không làm điều đó".Cũng liên quan đến lịch thi đấu của AFF Cup, không loại trừ khả năng trong tương lai gần, thời điểm diễn ra AFF Cup sẽ thay đổi. Có thể giải đấu này trong thời gian tới sẽ diễn ra đúng lịch FIFA Days, trong bối cảnh các liên đoàn mạnh tại AFF như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Singapore đều muốn giải đấu diễn ra trong khung thời gian thuận lợi nhất để từng đội tuyển của từng nền bóng đá gom quân một cách dễ dàng nhất, xây dựng được một đội tuyển quốc gia mạnh nhất.
Tận hưởng không khí trong lành trong căn hộ không gian mở với sân thượng khép kín
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!
Xe lưu thông ngay sau khi khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo
Ngày 9.1, Công an Q.Bình Tân (TP.HCM) đang thụ lý điều tra vụ người đàn ông tử vong chưa rõ nguyên nhân được người dân phát hiện tại ao nước bên trong khu nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (P.Bình Hưng Hòa A).Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ 35 ngày 8.1, bảo vệ nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân) trong lúc đi tuần tra phát hiện thi thể người đàn ông tại ao nước của khu xử lý nước thải.Theo đó, quanh khu vực nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân) có tường rào và rào chắn xung quanh. Người bên ngoài không thể ra vào được. Vụ việc nhanh chóng được báo cơ quan chức năng. Công an Q.Bình Tân sau đó có mặt khám nghiệm hiện trường để điều tra.Qua đó, người tử vong được xác định là nam giới, khoảng 30 - 40 tuổi. Người đàn ông tử vong cao khoảng 1,7 m, tử thi mặc quần lửng, không mặc áo, không có giấy tờ tùy thân.Với đặc điểm nhận dạng như trên, công an thông báo ai là người thân hoặc biết thông tin về người đàn ông tử vong ao nước của nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, liên hệ Công an Q.Bình Tân để phối hợp giải quyết.