Đoàn đại biểu TP.HCM đến Côn Đảo dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
Ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - Miss Cosmo Vietnam 2025 vừa khởi động cuộc thi online, thu hút nhiều ứng viên ghi danh. Ngoài những thí sinh vốn đã quen thuộc với khán giả như Đặng Thanh Ngân, Nông Thúy Hằng, Đinh Thị Triều Tiên, Bùi Thị Thanh Thủy… đấu trường nhan sắc này còn thu hút những gương mặt mới như Thanh Hảo, Mai Dạ Thảo…3 mẫu tủ đông bền bỉ, tiết kiệm điện, giá phù hợp hộ kinh doanh hải sản
"Việc đóng các tàu sân bay tương lai USS William J. Clinton (CVN 82) và USS George W. Bush (CVN 83) sẽ được khởi động trong những năm sắp tới", AFP dẫn tuyên bố của Tổng thống Joe Biden một tuần trước khi ông Donald Trump quay về Nhà Trắng."Một khi được hoàn tàu, hai con tàu sẽ gia nhập lực lượng hải quân có năng lực nhất, linh hoạt và chuyên nghiệp nhất thế giới", theo ông Biden.Mỹ có truyền thống đặt tên các cựu tổng thống cho một số tàu sân bay.Những con tàu gần đây nhất có tên theo cựu tổng thống là USS Gerald R. Ford (CVN 78) và USS John F. Kennedy (CVN 79).Ông Bill Clinton, chưa từng nhập ngũ, là tổng thống Mỹ trong 2 nhiệm kỳ từ 1993-2001. Đây là giai đoạn chứng kiến các máy bay Mỹ không kích Iraq và Nam Tư, cũng như trận chiến Black Hawk Down (Diều hâu gãy cánh) của lính đặc nhiệm Mỹ ở Somalia.Ông George W.Bush (Bush con), từng là phi công của lực lượng không quân thuộc vệ binh quốc gia, cũng là tổng thống 2 nhiệm kỳ từ 2001 đến 2009.Nhiệm kỳ của ông Bush được định nghĩa là "Cuộc chiến chống khủng bố" sau sự kiện 11.9.2001. Ông Bush đã phát động nỗ lực quân sự toàn cầu và bao gồm các cuộc chiến kéo dài ở Afghanistan và Iraq khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng.CVN 82 và CVN 83 sẽ hoàn thành chương trình gồm tổng cộng 6 tàu sân bay lớp Ford của Hải quân Mỹ. Chiếc đầu tiên USS Gerald R. Ford (CVN 78) đã được biên chế từ năm 2017. USS John F. Kennedy (CVN 79) dự kiến sẽ được bàn giao cuối năm nay, và lần lượt USS Enterprise (CVN 80) và USS Doris Miller (CVN 81) sẽ nối tiếp gia nhập.
Hình xăm thông minh báo động khi cần thoa kem chống nắng
Nhiều năm trở lại đây, tình trạng triều cường xâm thực, sạt lở cuốn trôi đất đai, nhà cửa của các hộ dân sống tại khu vực cửa biển Sa Cần (thuộc thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) ngày càng nghiêm trọng. Hiện có gần 100 người ở khu vực này đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và an toàn tính mạng.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực cửa biển Sa Cần bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn ăn sâu vào đất liền hơn 10 m với chiều dài gần 500 m. Tình trạng này gây ảnh hưởng cuộc sống và đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, nhà ở của người dân. Nhiều hộ dân đã gia cố bằng cọc tre, bờ đá, xây tường chắn bằng đá hộc… để ngăn ngừa sạt lở. Tuy nhiên, việc gia cố chỉ mang tính chất tạm thời, không có khả năng chống chịu khi sóng lớn, thiên tai, bão lũ xảy ra.Bà Nguyễn Thị Bằng (51 tuổi, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông) cho biết, năm 2020, bão số 9 đổ bộ khu vực cửa biển Sa Cần, nhà của bà bị sập một phần, hư hỏng nghiêm trọng. "Đến hiện tại, tôi vẫn chưa xây lại được nhà ở. Ngôi nhà không có người ở trong thời gian dài bị cỏ dại mọc, tường bám đầy rêu, nhiều hạng mục xuống cấp", bà Bằng nói.Để ứng phó với tình huống này, chính quyền địa phương luôn theo dõi triều cường, sóng lớn, bão lũ, khoanh vùng các khu vực nguy hiểm; thường xuyên thông tin cho các hộ dân biết, sẵn sàng phương án di dời. Đồng thời, chủ động khắc phục, hạn chế sạt lở bờ biển bằng các vật liệu tại chỗ, sẵn có. Chủ động bố trí lực lượng xung kích, dân quân, công an phối hợp với biên phòng, cảnh sát biển… để kịp thời ứng phó, gia cố bờ biển khi xảy ra sạt lở.Trước tình hình trên, UBND H.Bình Sơn đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở cửa biển Sa Cần ở xã Bình Đông và đầu tư khẩn cấp kè kiên cố chống sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, nhà ở, đất ở của người dân.Còn tại bờ biển An Quang Đông (TT.Cát Khánh, H.Phù Cát, Bình Định), triều cường xâm thực khiến nước biển dâng cao kết hợp sóng lớn đã gây sạt lở bờ biển. Mưa lớn kết hợp triều cường đã "nuốt" 1/3 nền nhà của 1 hộ dân trong khu vực cùng nhiều diện tích hồ nuôi tôm, công trình phụ của 2 hộ dân lân cận.Ngày 9.1, ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND TT.Cát Khánh, cho biết địa phương đã có văn bản báo cáo với UBND H.Phù Cát về tình trạng sạt lở, xâm thực tại bờ biển An Quang Đông, đồng thời đề nghị lãnh đạo huyện sớm xem xét, có hướng giải quyết nhằm tạo điều kiện cho hộ dân bị ảnh hưởng.Theo ông Tiến, nhà ở của ông Trương Văn Đông xây dựng năm 2019 với diện tích 72 m2, tại khu phố An Quang Đông. Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận tình trạng sạt lở hàm ếch phần móng, nền nhà bị sụt lún nghiêm trọng có nguy có sập nhà bất cứ lúc nào."Trước đợt thiên tai năm 2024, chính quyền địa phương đã vận động hộ dân di dời đến nơi an toàn, trong nhà chỉ còn lại một số ít đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Hiện nay, các hội đoàn thể ở địa phương đã hỗ trợ người dân di dời đồ đạc ra khỏi nhà để tránh bị thiệt hại. Đồng thời, lực lượng chức năng và người dân tại địa phương đã dùng bao cát, đá chẻ để chắc sóng các đoạn xung yếu có nguy cơ ảnh hưởng hộ dân", ông Tiến nói.
Sáng 6.2, Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei cho biết đang triển khai các biện phòng bệnh lở mồm long móng bùng phát tại địa phương.Hiện địa phương này đã ghi nhận 73 con gia súc (63 con bò và 10 con trâu) của 33 hộ dân tại xã Đăk Nhoong và xã Xốp mắc bệnh lở mồm long móng với các triệu chứng như: đi lại không bình thường, biểu hiện mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn...Vài ngày trước, nhiều hộ dân tại xã Đăk Nhoong (H.Đăk Glei) phát hiện đàn trâu, bò có triệu chứng bỏ ăn, đi lại không bình thường.Ông A Nhải (thôn Đăk Nhoong, xã Đăk Nhoong) cho biết, sau khi phát hiện trâu, bò có biểu hiện lạ, ông đã báo cơ quan chức năng về tình trạng đàn trâu, bò của gia đình. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định đàn trâu, bò tại xã Đăk Nhoong mắc bệnh lở mồm long móng."Hiện tôi và bà con đang thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, không cho dịch bùng phát", ông A Nhải nói.Theo Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei, trong năm 2024, một số gia súc tại địa phương không được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng. Nguyên nhân là do trong quá trình tiêm phòng, một số gia súc đang mang thai và thả rông trong rừng không bắt giữ được. Hiện Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei đang bám sát ổ dịch để theo dõi, hướng dẫn các hộ phòng, chống dịch bệnh lây lan.UBND H.Đăk Glei đã chỉ đạo Phòng NN-PTNT huyện xuất cấp 100 lít hóa chất, 1.000 kg vôi bột, 85 bộ quần áo bảo hộ, khẩu trang để khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường tại ổ dịch và các thôn tiếp giáp; hướng dẫn người dân quản lý, cách ly, xử lý, chăm sóc, chữa trị cho gia súc mắc bệnh.UBND H.Đăk Glei cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã Đăk Nhoong và xã Xốp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng... cho người dân địa phương.
Vedan Việt Nam lần thứ 3 được vinh danh tại Giải thưởng Rồng Vàng 2024
Sáng 14.2 - ngày Valentine, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tổ chức kỷ niệm 30 năm về chung một chuồng cho vợ chồng gấu Misa và Misi. Đây là loài gấu ngựa, thường hoạt động về đêm, ban ngày nằm nghỉ ngơi. Gấu Misa và Misi được đưa về chung chuồng từ năm 1995, đến nay cặp đôi gấu vẫn chưa sinh gấu con. Sống lâu năm ở Thảo Cầm Viên, vợ chồng gấu đã được chăm sóc qua nhiều thế hệ nhân viên. Misi, Misa có mang trên người một microchip, đây là chip dùng để định danh, quản lý gấu trong chương trình quản lý, bảo tồn gấu quốc gia. Mỗi năm 2 lần sẽ có nhân viên thuộc chương trình quản lý vào kiểm tra chip và tình trạng sức khỏe của gấu.Đây là đôi gấu may mắn khi không phải chịu cảnh thiếu ăn, thiếu uống, sống trong cũi sắt chật hẹp như một số đồng loại, không phải chịu dày vò, đau đớn bởi những mũi kim to dài dùng hút mật hay chịu sự đánh đập tàn nhẫn ép buộc làm xiếc. Cặp đôi gấu ở Thảo Cầm Viên được cho ăn mỗi ngày, bác sĩ khám sức khỏe định kỳ. Thỉnh thoảng, Misa và Misi có những hành động thu hút du khách như: gãi đầu, gãi mũi, gãi bụng. Thói quen hằng ngày của đôi vợ chồng gấu là ăn no, ngủ kỹ, không thích leo trèo, bơi lội.Theo người chăm sóc, gấu ngựa là loài có vùng phân bố rộng trên khắp các châu lục. Kích cỡ và màu sắc có thể thay đổi ít nhiều tùy theo vùng phân bố. Gấu ngựa có lông đen, mõm dài, tai tròn, vùng lông trước ngực màu trắng ngà tạo thành hình chữ V.Gấu có khả năng đứng thẳng trên 2 chân sau, khi đứng gấu có thể cao hơn người trưởng thành. Mặc dù thân hình to lớn khoảng 150 – 180 kg nhưng gấu có khả năng leo trèo rất tốt và là tay bơi cừ khôi.Gấu được xếp vào nhóm động vật ăn thịt do có cấu tạo bộ răng và hệ tiêu hóa của thú ăn thịt nhưng gấu ngựa ăn tạp. Chúng ăn rau, củ, quả, côn trùng và cả thịt động vật.Ở những quốc gia có mùa đông thì gấu thường ăn nhiều để tích trữ mỡ, sau đó sẽ ngủ đông ở những hang, bọng cây, hốc đất, đá. Trong suốt thời gian ngủ đông gấu không di chuyển và hoàn toàn không tiêu tiểu.Trong tự nhiên gấu sống đơn độc. Gấu mẹ nuôi con cho đến khi chúng có thể kiếm ăn, tồn tại độc lập.Nhân dịp này, đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn cũng thông tin, mật gấu không phải là thần dược, mật gấu có thể gây hại nếu như gấu bị lấy mật có những bệnh về gan như viêm gan siêu vi, bệnh ở túi mật do thao tác lấy mật không đảm bảo vệ sinh, do viêm nhiễm từ các vết tiêm chích lẫn trong mật hút ra là cả máu, mủ, vi trùng…