Nợ thuế quá hạn, Công ty HUDIC bị cưỡng chế thuế hơn 270 tỉ đồng
Mới đây, qua công tác quản lý địa bàn, theo dõi hoạt động kinh doanh trên môi trường online, ngày 13.2, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh PS.S do bà T.T.N.T làm chủ hộ kinh doanh, địa chỉ tại thị trấn Thanh Bình, H.Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.Tại thời điểm kiểm tra, Đội QLTT số 2 phát hiện hộ kinh doanh PS.S đang livestream bán hàng trên mạng xã hội TikTok các sản phẩm quần Jean, trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Qua làm việc, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Tang vật gồm 30 sản phẩm quần Jean và trị giá tang vật trên 7,5 triệu đồng.Đội QLTT số 2 đã tạm giữ, niêm phong toàn bộ tang vật vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh PS.S về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hành vi này sẽ bị phạt tiền 4 triệu đồng và tịch thu toàn bộ hàng hóa theo quy định. Trên thị trường hiện nay đang có xu hướng kinh doanh mua đi bán lại các sản phẩm quần áo thanh lý, hàng quần áo nhập khẩu đã qua sử dụng và lợi dụng mạng xã hội để bán hàng trực tiếp đến người sử dụng. Theo một cán bộ QLTT TP.HCM, tại mục 2 Phụ lục 1, Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì một trong những danh mục các hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm: Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; hàng điện tử; hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; thiết bị y tế; hàng trang trí nội thất; hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác; xe đạp; mô tô, xe gắn máy. Như vậy, quần áo, hàng gia dụng đã qua sử dụng thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu. Việc kinh doanh các hàng hóa trên vi phạm hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Ngoài ra, hành vi mua bán mặt hàng dệt may, thời trang có thể bị xử lý hành vi làm giả nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Mới đây, Cục QLTT TP.HCM đã tiêu hủy nhiều lô hàng dệt may không đạt chất lượng kiểm định và bị bắt giữ vì không xuất trình được hóa đơn chứng từ xuất xứ hợp lệ, trong đó hầu hết là sản phẩm thời trang nhái, giả nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.Ai đang là thủ môn hay nhất V-League, sẽ có cuộc chiến khốc liệt ở đội tuyển Việt Nam?
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
Chở thuốc lá lậu ngụy trang trong hộp sữa, mì gói
Anh N.Q.D (27 tuổi, làm nhân viên tư vấn bất động sản), mỗi lần gặp khách hàng, anh lại đối mặt với ánh mắt nghi ngờ. Mặt anh luôn đỏ ửng, giống như vừa uống rượu bia. Mới đây, trong một buổi gặp gỡ để ký hợp đồng, khách hàng nghi ngờ anh D. uống bia rượu nên đã quyết định không ký hợp đồng. Cảm giác bị từ chối vì một điều không thể kiểm soát khiến anh D. rất buồn.Anh D. đã tìm nhiều cách để điều trị tình trạng giãn mao mạch của mình, như uống thuốc, bôi thuốc nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Để che đi phần nào da mặt đỏ, anh D. chọn thoa các loại kem chống nắng, kem nền nhưng điều này ít nhiều khiến anh bị trêu chọc về giới tính, đồng thời da mặt thường xuyên nổi mụn trứng cá, sưng viêm.Anh D. tìm đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM để điều trị. Tại đây, anh được các bác sĩ tư vấn, điều trị bằng công nghệ laser mạch máu.Theo tiến sĩ - bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, Trưởng chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, giãn mao mạch xảy ra khi các mạch máu ngay phía dưới da bị giãn và nổi đỏ lên bề mặt da, thường có màu đỏ, xanh. Tình trạng này thường xuất hiện ở một số vùng da mỏng ở mặt, đùi, chân khiến người bệnh cảm giác nóng, đỏ châm chích do hồng cầu thoát ra khỏi mạch máu.Giãn mao mạch có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác khau, như do thời tiết thay đổi, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với hóa chất, sử dụng rượu bia. Giãn mao mạch cũng có thể đến từ yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, một số người mắc phải hội chứng mặt đỏ, mao mạch bị giãn rộng, dẫn đến da bị ửng đỏ thường xuyên như tình trạng của anh D.Cũng theo bác sĩ Bích, mặt đỏ do giãn mao mạch bị nhiều người hiểu lầm say rượu là điều dễ hiểu. Bởi khi sử dụng rượu, bia, chất cồn sẽ tác động vào hệ thần kinh tự động gây ra hiện tượng co hoặc giãn mạch (đa số là giãn mạch), nếu giãn mạch thì các tế bào ở thành mạch hở ra, các chất trong lòng mạch di chuyển ra da làm da chuyển sang màu đỏ và nóng.Một số ít người sẽ gặp tình trạng co mao mạch, dẫn đến tình trạng thiếu chất cung cấp khiến da xanh và lạnh. Các tình trạng co, giãn mao mạch khi uống rượu bia sẽ tự động khỏi sau một thời gian tùy mỗi người.“Hiện có một số cách điều trị giãn mao mạch như bôi thuốc, chích xơ tĩnh mạch, liệu pháp ánh sáng IPL, công nghệ laser mạch máu. Trong đó công nghệ laser mạch máu được đánh giá mang lại hiệu quả cao so các phương pháp còn lại”, bác sĩ Bích cho biết.Sau 2 lần điều trị cách nhau 3 tuần bằng laser 4D với bước sóng 1064 nm xung dài, tác động vào sâu các lớp biểu bì, chạm đến thành các mạch máu, làm co thành mạch, hiện anh D. đã giảm đỏ mặt khoảng 50-60%. “Lâu rồi tôi mới cảm thấy tự tin, thoải mái gặp gỡ, trao đổi với khách hàng”, anh D. chia sẻ.Bác sĩ Bích cho biết, thông thường, với bệnh nhân điều trị giãn mao mạch chỉ cần thực hiện 3 liệu trình laser mạch máu. Mỗi lần cách nhau 3 tuần đã cải thiện đáng kể tình trạng giãn mạch, màu da trở về gần như bình thường. Sau điều trị, cần có một thời gian theo dõi để xem tình trạng giãn mao mạch có tái phát hay không đưa ra giải pháp tiếp theo.
Theo đó, tối qua 14.3 nhiều trang mạng xã hội ào ạt chia sẻ hình ảnh mặt trăng có màu đỏ thẫm như máu cùng dòng trạng thái khẳng định: "Bầu trời ngay lúc này được chụp tại Tà Xùa, Sơn La".Chưa rõ độ thực hư của hình ảnh, thông tin trên, tuy nhiên các bài đăng nhanh chóng nhận về lượt tương tác "khủng". Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự ngạc nhiên, khẳng định đây là hiện tượng nguyệt thực ở Việt Nam hay còn gọi là "trăng máu". Mặt khác nhiều ý kiến phản bác, cho rằng tối qua Việt Nam không có hiện tượng nguyệt thực, đây có thể là một hiện tượng khác hoặc hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Tài khoản Mai Thế Biển bình luận sau khi quan sát hình ảnh: "Trăng máu!"."Nhìn giống AI vẽ hơn", Dương Yumi Nguyễn nhận xét. Nickname Anh Piano cho biết: "Chỗ mình trăng vẫn sáng vằng vặc". Tài khoản Ngọc Ngà nói: "Mình ở Hà Giang, nãy trăng vừa lên mình thấy trăng đỏ lắm mà giờ hết đỏ rồi!".Cũng trong hôm qua 14.3, nhiều nơi khác trên thế giới như ở Mỹ, Canada và các nước còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn không thể quan sát được ở Việt Nam.Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Quan sát những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, một chuyên gia cho biết những ý kiến khẳng định tối qua Việt Nam có nguyệt thực là hoàn toàn không chính xác. Theo đó, trong lần nguyệt thực ngày 13 - 14.3, Việt Nam không nằm trong vùng quan sát được.Trong năm 2025 này, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần nhưng phải chờ đến tháng 9.2025 tới đây. Nguyệt thực này diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Về hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội tối qua, chưa thể khẳng định được thực hư và độ chính xác, tuy nhiên chuyên gia này cho rằng không loại trừ khả năng ảnh đã qua chỉnh sửa để mặt trăng trở nên đỏ hơn. Trên thực tế, nhiều người cũng đã từng chứng kiến mặt trăng có màu đỏ như máu ở đường chân trời dù không xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết khi ánh sáng từ mặt trăng, mặt trời đến mắt chúng ta sẽ phải đi qua bầu khí quyển của trái đất, và có hiện tượng tán xạ của các hạt phân tử khí, hạt bụt, hạt hơi nước trong bầu khí quyển với ánh sáng này.Các ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh da trời dễ bị tán xạ hơn các ánh sáng bước sóng dài như màu đỏ. Khi mặt trăng, mặt trời ở thấp dưới chân trời lúc bình minh hay hoàng hôn, ánh sáng từ các thiên thể này sẽ đi qua lớp khí quyển dày hơn và hiện tượng tán xạ xảy ra càng mạnh vì thế sẽ có màu đậm hơn với khi nó ở trên cao.Đặc biệt nếu trong khí quyển có nhiều hơi nước, hoặc ô nhiễm khói bụi thì hầu hết ánh sáng bước sóng ngắn đều bị tán xạ chỉ có bước sóng dài, màu đỏ là đến được mắt ta."Vì thế đôi lúc ta thấy mặt trăng đỏ như máu, hay mặt trời đỏ ở phía chân trời, đó là dấu hiệu của bầu trời bị ô nhiễm không khí nặng hoặc do hơi ẩm nhiều. Như vậy, ô nhiễm không khí càng nhiều hoặc hơi ẩm càng cao thì màu sắc mặt trăng càng đỏ", Cựu chủ nhiệm HAAC lý giải.
Tỉnh đoàn Quảng Ninh triển khai 22 mô hình ‘Chợ công nghệ 4.0’
Giải bóng đá 7 người quốc tế 2024 tiếp tục hợp tác bản quyền với VTVCab để sản xuất, phát sóng các trận đấu trên các kênh và nền tảng của VTVCab.