Phát hiện mỏ helium chiến lược
Tờ The Guardian ngày 6.2 đưa tin một bác sĩ tại thành phố Aosta (Ý) đang bị điều tra sau khi dùng máy CT tại bệnh viện để chụp cho mèo cưng của mình và còn tiến hành phẫu thuật để cứu mạng con vật.Bác sĩ Gianluca Fanelli đưa mèo Athena đến Bệnh viện Umberto Parini, nơi ông làm quản lý đơn vị X-quang, sau khi con vật bị ngã từ mái nhà. "Nó đang vào thời khắc sinh tử. Tôi biết rằng mình chỉ có thể cứu nó nếu can thiệp nhanh", theo vị bác sĩ. "Cô" mèo Athena đã được chụp CT nhanh trước khi được bác sĩ Fanelli tiến hành phẫu thuật tràn khí màng phổi tại phòng chụp mạch máu của đơn vị.Athena sống sót sau tai nạn, nhưng cơ quan y tế địa phương tiến hành một cuộc điều tra nội bộ và chuyển vụ việc cho các công tố viên ở Aosta. Bác sĩ Fanelli hiện đối diện cáo buộc lãng phí tiền công quỹ và tước đoạt các dịch vụ thiết yếu của bệnh nhân.Để bào chữa cho mình, bác sĩ Fanelli cho biết ông đã sử dụng thiết bị của bệnh viện sau giờ làm việc, khi tất cả các lần chụp X-quang theo lịch trình trong ngày đã hoàn tất và không có bệnh nhân nào khác được đặt lịch xét nghiệm khẩn cấp.Athena đã rơi từ tầng 6 của tòa nhà nơi nó sinh sống và là một trong 5 con mèo hoang mà ông Fanelli đã "giải cứu khỏi đường phố và thoát khỏi những điều kiện khắc nghiệt"."Tôi xin lỗi nếu tất cả những điều này dẫn đến vi phạm các quy tắc", ông nói, đồng thời nói thêm rằng ông sẵn sàng hoàn trả cho bệnh viện nếu hành động trên gây tốn kém."Là một bác sĩ có nghĩa là thực hiện một nhiệm vụ. Động lực chính là sự sống chảy trong mắt những ai giao phó bản thân cho sự chăm sóc của bạn. Và sự sống này chảy trong mọi sinh vật sống. Nếu con mèo của tôi chết, tôi sẽ không bao giờ có thể tha thứ cho bản thân, đặc biệt là vì các con tôi rất yêu quý nó", theo ông Fanelli.Vợ của bác sĩ này là bà Nicoletta Spelgatti, một thượng nghị sĩ thuộc đảng Lega, nói rằng "chồng tôi đã cứu một mạng, chỉ có vậy thôi".
mobiAgri giành giải Bạc tại ASEAN Digital Awards 2024
MGA Entertainment, có trụ sở tại bang California (Mỹ), sản xuất búp bê Bratz và L.O.L. Surprise! cùng các loại đồ chơi khác chủ yếu tại Trung Quốc. MGA Entertainment đang thực hiện các bước để chuyển 40% hoạt động sản xuất của công ty sang Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn, tăng từ khoảng 10% đến 15% hiện nay, theo Tổng giám đốc điều hành (CEO) Isaac Larian tiết lộ với Reuters.Ông Isaac cho biết thêm khoảng 60% hoạt động sản xuất của MGA Entertainment vẫn sẽ diễn ra tại Trung Quốc sau khi chuyển dịch nhanh hơn sang Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia trong những tháng tới. Ông lưu ý rằng MGA Entertainment phải tăng giá bán sỉ đối với các sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc để bảo vệ lợi nhuận vốn đã mỏng của công ty. "Điều này sẽ gây tổn hại đến người tiêu dùng vì chúng tôi phải chuyển thêm chi phí cho nhà bán lẻ", ông nói.Kế hoạch của MGA cho thấy các công ty sản xuất hàng hóa Mỹ mà phụ thuộc nhiều vào các nhà máy Trung Quốc đang điều chỉnh nhanh nhất có thể do cuộc chiến thương mại giữa chính quyền Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc. Họ cũng tăng giá để trang trải chi phí thuế quan đối với các sản phẩm còn lại được sản xuất ở Trung Quốc. Theo Hiệp hội đồ chơi ở Mỹ, các nhà máy Trung Quốc hiện sản xuất khoảng 77% đồ chơi Mỹ, buộc các công ty như nhà sản xuất búp bê Barbie Mattel phải cân nhắc tăng giá để bù đắp cho mức thuế quan tích lũy 20% đối với hàng hóa Trung Quốc. Mattel cũng có kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào và tính toán đóng cửa một nhà máy ở Trung Quốc vào cuối năm nay, theo Reuters.Ông Greg Ahearn, Giám đốc điều hành của Hiệp hội đồ chơi ở Mỹ, cho rằng giá cao hơn có thể sẽ xuất hiện trên các kệ hàng của những nhà bán lẻ vào đầu năm học, và mức thuế 20% có thể có nghĩa là giá tăng tới 20%.Giới chức Trung Quốc đã gặp đại diện của Walmart (nhà bán lẻ tạp hóa lớn trên thế giới) vào tuần này để thảo luận về thông tin từ báo chí rằng Walmart đã yêu cầu các nhà cung cấp hàng hóa Trung Quốc giảm giá để bù đắp tác động từ thuế quan do chính quyền Trump áp đặt, theo Reuters dẫn lại các bài đăng trên mạng xã hội có liên kết với Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).Ông Trump đã áp dụng mức thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào đầu tháng 2, ngoài các mức thuế hiện có và tăng gấp đôi lên 20% vào đầu tháng này. Trước khi ông Trump áp dụng thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhà cung cấp của Walmart là MGA Entertainment đã có kế hoạch chuyển khoảng 20% đến 25% hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác trong cùng khung thời gian 6 tháng, theo CEO Larian.
Bát canh bà nấu
Chiếc vạc hiện đang được bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận (H.Quỳ Châu, Nghệ An). Vạc được đúc bằng đồng đỏ, chu vi miệng vạc 2,4 m, cao 45 cm, nặng khoảng 30 kg. Ông Vi Ngọc Duyên (65 tuổi), nguyên Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này được đúc vào khoảng thế kỷ 15. Ông Vi Ngọc Duyên cho hay, câu chuyện về chiếc vạc được truyền miệng từ nhiều đời, gắn với lịch sử của vùng đất này. Câu chuyện có nhiều chi tiết xác thực nên ông đã chép lại để dễ lưu truyền. Châu Thuận từng được gọi là Mường Chai và do một phụ nữ tên là bà Chai cai quản. Khi bà Chai già yếu, giặc cướp đến phá phách, quấy nhiễu dân bản nên bà đã cho người đi mời Tạo Noong ở vùng Châu Bình (H.Quỳ Châu) về đuổi giặc. Tạo Noong về, đuổi được giặc cướp, Mường Chai an vui trở lại. Từ đó, dân ở nhiều nơi kéo về đây sinh sống, tạo nên vùng đất trù phú. Nhưng, ỉ mình có công, Tạo Noong trở nên hung bạo, tự đặt ra nhiều luật lệ trái với đạo lý khiến dân mường oán thán như: hàng ngày bắt cúng của ngon vật lạ cho Tạo, con gái trong mường trước khi về nhà chồng phải đến ngủ với Tạo 3 đêm, con gái mường khác về làm dâu đất Mường Chai cũng vậy. Bà Chai muốn trừ Tạo Noong nhưng Tạo Noong quá giỏi võ, sức khỏe lại phi thường nên không biết làm cách nào. Bà phái người thân tín qua đất Thanh Hoá tìm người giỏi, mời về để chế ngự Tạo Noong. Người Mường Chai đã tìm và mời được Cầm Bá Hiệu (còn gọi là Tạo Nọi) ở H.Thường Xuân, Thanh Hoá về. Bà Chai biết Tạo Nọi rất giỏi võ nên sai dân mường làm lễ tế trời để đón Tạo Nọi và nhân cơ hội này giả vờ làm lễ kết huynh đệ giữa Tạo Noong và Tạo Nọi để trừ khử Tạo Noong. Để nấu nguyên con trâu làm vật tế lễ thần linh cần một chiếc vạc lớn. Người dân Mường Chai lúc đó không có vạc. Tạo Nọi đã cho người về quê ở Thanh Hóa mang theo chiếc vạc của dòng họ đến Mường Chai. Sau khi làm thịt trâu tế lễ thần linh, Tạo Noong bị Tạo Nọi và trai tráng vây đánh chết. Chiếc vạc đồng này từ đó trở thành vật thiêng gắn với đời sống của người Mường Chai. Chiếc vạc này chỉ được đưa ra dùng mỗi khi Mường Chai có việc tế lễ và được bảo quản ở nhà cộng đồng vì ai mang về cất giữ thì gia đình đó đều bất ổn. Ông Duyên cũng cho biết, chiếc vạc này đã bị nhiều lần mất trộm, nhưng sau đó kẻ trộm đều phải mang trả. Lần mất trộm gần nhất cách đây hơn 20 năm, chiếc vạc này được cất giữ tại trường mầm non của xã thì bị mất. Không lâu sau đó, một người dân ở H.Diễn Châu, Nghệ An (cách xã Châu Thuận khoảng 120 km) mang vạc đến trả và tự nhận là người đã lấy trộm chiếc vạc. "Anh ta kể sau khi đưa vạc về nhà thì đêm khuya cứ nghe tiếng khóc than rất thê lương phát ra từ chiếc vạc. Mấy đêm liền như thế, anh ta sợ quá, phải mang vạc đến trả và thú nhận mình là kẻ trộm. Câu chuyện này tôi được chứng kiến", ông Duyên kể. Sau nhiều năm gửi tại Trường mầm non Châu Thuận, năm 1994, chiếc vạc được đưa về bảo quản tại trụ sở UBND xã Châu Thuận. Người dân Mường Chai hàng năm tổ chức lễ tế Thần Trời vào ngày 23 tháng Chạp (ngày ông Táo về trời) và ngày mừng lúa mới vào tháng 9. "Chiếc vạc chỉ được sử dụng để nấu thịt trâu tế lễ, ngoài ra không dùng bất cứ vaog việc gì khác vì đã từng có người mang sử dụng việc riêng liền xảy ra chuyện không lành", ông Duyên nói. Ông Duyên kể: Có lần, ông Vi Quý An, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Thuận mang vạc ra hứng nước mưa. Đang hứng bất ngờ một phần mái nhà sập xuống làm gãy mất 1 quai vạc. Từ đó, không ai dám mang vạc sử dụng việc gì khác. Bà Lữ Thị Mai, Chủ tịch UBND xã Châu Thuận, cho biết chiếc vạc này đã gắn bó với lịch sử của vùng đất này nên nó trở nên rất thiêng liêng. Không chỉ là một cổ vật, chiếc vạc được xem như là linh hồn của vùng đất này. Chuyện chiếc vạc đồng ở vùng đất Châu Thuận, nơi có di chỉ khảo cổ học nổi tiếng hang Thẳm Ồm khiến cho nó trở nên kỳ bí hơn. Thẳm Ồm là nơi đầu tiên ở nước ta phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Hang đã được 2 nhà địa chất và khảo cổ người Pháp E.Saurin và M.Colani khảo sát từ những năm 1930 và khai quật năm 1975.
Ngày 7.1, Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Báo điện tử Tiền Phong. Chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 9.1.2005, đúng Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Báo điện tử Tiền Phong (thuộc Báo Tiền Phong, cơ quan T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) luôn đi đầu trong việc cổ vũ, động viên nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xung kích, tình nguyện, sáng tạo trên mọi lĩnh vực. Đến nay, Báo điện tử Tiền Phong là một trong những tờ báo điện tử uy tín, là một trong 10 tờ báo điện tử có lượng bạn đọc nhiều nhất Việt Nam.Nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao của Báo điện tử Tiền Phong được trao giải cao tại các giải báo chí danh giá, như: Giải Búa Liềm Vàng, Giải Báo chí quốc gia, Giải báo chí Diên Hồng, Giải Báo chí toàn quốc viết về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi…Nhân dịp kỷ niệm 20 năm, Báo điện tử Tiền Phong vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu nhi, xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy chúc mừng 20 năm Ngày Báo điện tử Tiền Phong ra mắt bạn đọc - dấu mốc quan trọng của Báo Tiền Phong - cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và diễn đàn của tuổi trẻ cả nước.Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy đánh giá, trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Báo Tiền Phong nói chung và Báo điện tử Tiền Phong nói riêng đã luôn đi đầu trong việc cổ vũ, động viên nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xung kích, tình nguyện, sáng tạo trên mọi lĩnh vực, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới".Anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh: "Báo điện tử Tiền Phong với 20 năm hình thành và phát triển - một chặng đường đáng tự hào trong hành trình tiếp nối truyền thống vẻ vang hơn 71 năm của Báo Tiền Phong. Tôi tin tưởng rằng, với tinh thần nhiệt huyết, không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo, đội ngũ làm báo Báo điện tử Tiền Phong sẽ tiếp tục giữ vững vị thế tiên phong, tạo ra nhiều đột phá, nâng tầm và khẳng định vị thế là một trong những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam trong giai đoạn mới".Để khởi đầu cho sự phát triển đột phá của Báo điện tử Tiền Phong, Ban Biên tập Báo Tiền Phong đã chọn dấu mốc kỷ niệm 20 năm để ra mắt giao diện mới, hứa hẹn bùng nổ trong kỷ nguyên số.
Khổng Tử chưa bao giờ được thưởng thức trà, lý do chưa ai cãi?
Tin vui là nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients đã phát hiện một chất bổ sung được sử dụng rộng rãi có thể là cứu tinh cho bệnh tiểu đường, theo trang tin khoa học ScitechDaily.Mức đường huyết cao, nếu không được kiểm soát, có thể gây tổn thương cho tim, mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu. Mặc dù có rất nhiều cách khác nhau để kiểm soát lượng đường cao, nhưng một nghiên cứu đột phá đã chỉ ra rằng dầu cá có thể là phép màu kỳ diệu.Các nhà khoa học tại Đại học Cruzeiro do Sul (Brazil) đã tiến hành nghiên cứu trên chuột có lượng đường trong máu cao do kháng insulin - tình trạng giống với bệnh tiểu đường loại 2.Kết quả cho thấy dầu cá giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin bằng cách điều chỉnh tình trạng viêm, từ đó cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu cho biết axit béo omega-3 có trong dầu cá có thể giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm.Cụ thể, họ đã phát hiện ra rằng bổ sung dầu cá 3 lần mỗi tuần trong 8 tuần đã giúp những con chuột bị bệnh tiểu đường giảm tình trạng kháng insulin, đồng thời cải thiện mức đường huyết, các dấu hiệu viêm và thành phần mỡ máu, bao gồm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và triglyceride.Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Rui Curi, làm việc tại Đại học Cruzeiro do Sul, cho biết: Nghiên cứu này mang lại hy vọng cho những bệnh nhân tiểu đường loại 2. Ông nói: Các thí nghiệm được tiến hành trên chuột Goto-Kakizaki - mô hình bệnh tiểu đường loại 2 giống như con người, phát hiện ra rằng tình trạng kháng insulin có thể giảm ở những con vật này bằng cách điều chỉnh phản ứng viêm của các tế bào lympho - một dạng tế bào bạch cầu - từ trạng thái ủng hộ viêm sang trạng thái chống viêm. Quá trình này tương tự như phản ứng của người bị kháng insulin khi bổ sung axit béo omega-3. Tiến sĩ Curi cho biết những thay đổi ở tế bào lympho - tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật, có tác động rất lớn đến các tế bào khác của hệ thống miễn dịch, gây ra hiệu ứng dây chuyền.Tiến sĩ Curi giải thích: Hầu hết người bệnh tiểu đường đều bị tình trạng viêm, điều này ảnh hưởng đến các con đường truyền tín hiệu insulin, thúc đẩy tình trạng kháng insulin.Vì vậy, bổ sung dầu cá giúp đảo ngược tình trạng viêm, thể hiện tác dụng chống viêm đáng kể. Do đó, các nhà khoa học cho rằng tác động của axit béo omega-3 lên tế bào lympho, điều chỉnh chúng từ trạng thái viêm sang trạng thái chống viêm, có thể đã kích hoạt quá trình giảm tình trạng kháng insulin, theo ScitechDaily.

Ngổn ngang công trình thi công
Những việc làm mới nào sẽ xuất hiện tại Việt Nam trong năm 2024?
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà
Giới võ lâm ‘dậy sóng’ vì cơ hội sở hữu iPhone 14 Pro Max quá dễ dàng
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
lịch thi đấu vcsa mùa hè 2017
Ngày 10.2, mạng xã hội đăng tải đoạn video do người đi đường ghi lại hình ảnh xe ô tô 7 chỗ đang dừng đèn đỏ trên đường Lê Nin (TP.Vinh, Nghệ An) không nhường đường cho xe cứu thương. Thời điểm đó, chiếc xe cứu thương đang hụ còi xin nhường đường nhưng phía trước đang có 1 xe 7 chỗ dừng chờ đèn đỏ. Có thể do sợ nhường đường sẽ phạm lỗi vượt đèn đỏ nên tài xế xe 7 chỗ không nhường. Chỉ đến khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang xanh, xe 7 chỗ mới di chuyển, xe cứu thương mới tiếp tục chạy. Video này gây nhiều ý kiến trái chiều khi tại nút giao thông này có gắn các camera phạt nguội. Nhiều người rằng tài xế xe 7 chỗ phải nhường đường và lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị xử phạt. Nhiều ý kiến lại cho rằng nhường đường trong trường hợp này sẽ rất phiền toái, phải mất thời gian đến giải trình với CSGT khi bị phạt nguội. Về trường hợp này, ngày 11.2, một lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết theo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, người tham gia giao thông phải tuân thủ báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông. Khoản 5, Điều 27 của luật này quy định khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường. Trường hợp không nhường đường cho xe ưu tiên, người điều khiển ô tô có thể bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng theo điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 168/2024. Khi các phương tiện đang dừng đèn đỏ mà vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên, theo Phòng CSGT Công an Nghệ An, trong tình huống cấp thiết, nếu phương tiện di chuyển đúng làn, đúng phần đường và vì lý do chính đáng, sẽ không bị xử phạt. Nghĩa là trong trường hợp dừng đèn đỏ nhưng phía sau có xe cứu thương hoặc xe ưu tiên khác, các phương tiện phía trước có thể vượt đèn đỏ để nhường đường mà không bị xử phạt. Lãnh đạo Phòng CSGT Nghệ An cũng cho biết, các trường hợp xử phạt nguội qua hệ thống camera giám sát, công an không thông báo xử phạt ngay mà sẽ xác định nguyên nhân vi phạm, sau đó mới mới xử phạt, để tránh trường hợp phạt oan.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư