Siết phân lô, đất nền liệu có tăng giá?
Năm xuất hiệnViện Thẩm mỹ DIVA Đà Nẵng trao bí quyết trẻ hóa làn da
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.
Tuyệt Tình Cốc hay Tuyệt Tịnh Cốc?
Theo Cục Thuế (Bộ Tài chính), việc chuyển giá tránh thuế thu nhập doanh nghiệp không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia. Các hành vi chuyển giá tránh thuế của các doanh nghiệp FDI ngày càng tinh vi, phức tạp, là thách thức chung của cơ quan thuế tất cả các nước, trong đó có Việt Nam.Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam phát sinh giao dịch với công ty mẹ, công ty liên kết tại nước ngoài. Tuy nhiên, hiện không có nguồn thông tin đảm bảo đáng tin cậy để xem xét các giao dịch liên quan của các công ty này với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam...Thời gian thanh tra giới hạn theo luật Thanh tra. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI có giao dịch liên kết là các tập đoàn lớn, có đội ngũ tài chính kế toán giàu kinh nghiệm, thông tin dữ liệu sổ sách kế toán lớn, gây khó khăn với công chức thuế khi thực hiện thanh tra.Đánh giá việc xử lý đối với hành vi chuyển giá của doanh nghiệp FDI phức tạp, khó khăn, hay xảy ra khiếu kiện, Cục Thuế dẫn ví dụ về việc thanh tra, kiểm tra đối với Coca-Cola Việt Nam.Giai đoạn từ 2007 - 2015, Coca-Cola Việt Nam có phát sinh giao dịch với các bên liên kết về mua nguyên liệu, gồm hương liệu, chất cô đặc, mua bán tài sản cố định, nhận dịch vụ, vay vốn, mua bán hàng hóa là các sản phẩm nước giải khát mang thương hiệu của Tập đoàn Coca-Cola.Coca-Cola Việt Nam đã kê khai, nộp các tờ khai giao dịch liên kết và lập hồ sơ xác định giá thị trường cho các năm tài chính từ 2007 - 2015. Số liệu Coca-Cola Việt Nam kê khai phản ánh thua lỗ và chuyển lỗ phát sinh giai đoạn trước, dẫn đến năm 2015 mới bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.Phương pháp xác định giá mà công ty này áp dụng là phương thức so sánh lợi nhuận. Kết quả phân tích so sánh tại hồ sơ xác định giá thị trường với các đối tượng được chính Coca-Cola Việt Nam lựa chọn cho thấy, trong 5 năm, từ 2007 - 2012, kết quả kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam nằm dưới biên độ giá thị trường chuẩn được hình thành từ các đối tượng so sánh độc lập do chính Coca-Cola Việt Nam tự lựa chọn.Đáng lưu ý, Coca-Cola Việt Nam không thực hiện điều chỉnh kết quả kinh doanh của các năm có kết quả nằm dưới biên độ giá thị trường. Từ đó, đoàn thanh tra xác định Coca-Cola Việt Nam thuộc trường hợp ấn định giá giao dịch liên kết. Qua đó, làm tăng lợi nhuận tính thuế của doanh nghiệp này của 3 năm 2007, 2011 và 2012 tổng cộng gần 362 tỉ đồng, đồng thời giảm số lỗ phát sinh trong niên độ thanh tra hơn 762 tỉ đồng.Coca-Cola Việt Nam không đồng ý với biên bản thanh tra. Hiện cơ quan thuế vẫn đang tiếp tục trong quá trình giải quyết khiếu nại tại các cấp, giải quyết khiếu kiện tại tòa án.Để ngăn ngừa, hạn chế tình trạng chuyển giá, tránh thuế của các doanh nghiệp FDI, Cục Thuế cho biết đang tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về giao dịch liên kết để ngăn ngừa, xử lý đối với hành vi chuyển giá tránh thuế; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để thu thập thông tin về các giao dịch, đầu tư, ưu đãi... nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết...Hiện nay, các quốc gia, trong đó có Việt Nam tham gia trụ cột 2 (đảm bảo doanh nghiệp đa quốc gia phải chịu thuế ở mỗi nước với mức thuế suất tối thiểu thực tế là 15% bất kể doanh nghiệp đó hoạt động ở đâu - PV) về thuế tối thiểu toàn cầu nhằm ngăn chặn cuộc đua xuống đáy về ưu đãi thuế, giúp hạn chế các tập đoàn đa quốc gia lợi dụng sự khác biệt thuế suất qua ưu đãi để dịch chuyển lợi nhuận.Cục Thuế nhấn mạnh, thời gian tiếp theo, khi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết 107/2023/QH15 về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu được ban hành và có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp FDI sẽ khó có thể sử dụng chính sách giá nội bộ tập đoàn (thường gọi là chuyển giá) để dàn xếp giao dịch giữa các bên liên kết để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp.Theo Bộ Tài chính, trong năm 2023, số doanh nghiệp FDI báo lỗ là 16.292/28.918 doanh nghiệp, tăng 21,2%. Nhiều doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô vốn đầu tư. Thời gian qua, Báo Thanh Niên có nhiều bài viết phân tích các khía cạnh xung quanh vấn đề này.Sau phản ánh của Báo Thanh Niên, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng về thông tin, báo chí và dư luận phản ánh việc doanh nghiệp FDI báo lỗ ngày càng tăng; yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá về các nội dung báo chí phản ánh, báo cáo trước ngày 15.3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.
Charlie - điểm cao lịch sử
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.