Công an làm đường bê tông cho dân
Trong một sự kiện chia sẻ về chiến lược điện hoá, ông Koji Sugita - Tổng giám đốc Honda Việt Nam cho biết hãng này đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt 30% sản lượng xe thuần điện (EV) và xe điện hydro (FCEV) trên toàn cầu và đạt 100% vào năm 2040 - đạt mục tiêu trung hòa carbon (Net Zero) vào năm 2050. Chia sẻ lần này của Honda Việt Nam chỉ làm rõ hơn lộ trình chuyển đổi điện khí hoá. Trước đó, vào năm 2022, hãng này cũng đã chia sẻ về mục tiêu đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050 với tất cả sản phẩm bán ra nhờ đẩy mạnh quá trình điện khí hoá.Để “giảm sốc” cho quá trình này, ông Koji Sugita cho biết xe hybrid (HEV) sẽ là nhân tố quan trọng và vô cùng hiệu quả giúp Honda đạt mục tiêu sớm mà không cần đầu tư quá nhiều cũng như ảnh hưởng tới xu hướng, thói quen sử dụng xe của khách hàng. Như vậy cùng với người đồng hương Toyota, Honda tiếp tục là hãng xe kiên định với nhận định xe hybrid mới là dòng xe thực sự quan trọng trong tương lai gần tại Việt Nam.Thực tế, mục tiêu này cũng khớp với lộ trình chuyển đổi xanh của Việt Nam từng được công bố vào năm 2022 khi từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu các phương tiện dùng nhiên liệu hoá thạch vào năm 2040 và đạt 100% phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh vào năm 2050. Tuy nhiên, so với thế giới, nhiều nước bắt đầu cấm bán từ 2025 (Nauy) hay 2035 (EU) mục tiêu của Việt Nam vẫn còn có phần chậm rãi.Có không ít ý kiến cho rằng những hãng xe không có hạ tầng sạc điện như Honda chuyển đổi hoàn toàn sang dòng xe này là tự đánh rơi “chén cơm” của mình vì đây là yếu tố tiên quyết của đại bộ phận người mua xe điện quyết định rót hầu bao. Bỏ qua yếu tố đây là xu hướng phải theo vì nếu sau 2040 các hãng còn sản xuất xe xăng sẽ tự làm thu nhỏ thị trường của chính mình thì liệu Honda EV có khả thi tại thị trường Việt Nam?Nhờ sự mạnh tay của Vinfast, Việt Nam đã có quá trình chuyển đổi xanh nhanh chưa từng có, có thể thấy bằng mắt thường từ dung lượng thị trường tới thị hiếu, quan điểm của người tiêu dùng cho tới số lượng hãng xe tiếp cận mới. Tuy nhiên, hầu hết các hãng xe điện ngoài Vinfast đều đang chỉ có doanh số “tượng trưng” dù mẫu mã đa dạng thậm chí còn đẹp hơn nhưng chỉ tiếp cận được một lượng nhỏ người tiêu dùng mua xe phụ và có không gian rộng rãi để sạc tại nhà.Vậy rõ ràng là kế hoạch chỉ bán xe điện của Honda là không khả thi?Không! Bởi Honda còn tới khoảng 20 năm nữa để trù bị cho kế hoạch này, đây là khoảng thời gian khá dài để làm được mọi thứ nếu hãng muốn đầu tư. Tuy nhiên, có vẻ như Honda và các hãng xe còn lại sẽ không mạo hiểm vào bài toán đầu tư trạm sạc mà trông chờ vào các nhà cung cấp thứ 3 bởi nếu dung lượng thị trường đủ lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng cho xe điện cũng là “món ngon” của bất kỳ nhà đầu tư nào có sẵn kinh nghiệm.Được biết, tại Việt Nam hiện có khoảng 10 đơn vị cung cấp trạm sạc độc lập nhưng mới hoạt động cầm chừng với hơn 100 điểm sạc con số này là quá nhỏ ngay cả với nhu cầu của số lượng xe điện “ngoài Vinfast” đang lăn bánh. Tuy nhiên, với xu hướng đẩy mạnh bán xe điện tại Việt Nam hiện nay của các thương hiệu xe lớn đặc biệt là người hàng xóm Trung Quốc, tương lai không xa con số này có thể tăng mạnh, hướng tới khả năng “phủ xanh” trạm sạc tại Việt Nam. Tất cả chỉ nằm ở “dung lượng thị trường đủ lớn”.Vậy nếu dung lượng thị trường không đủ lớn để các công ty trạm sạc độc lập hay cá nhân đầu tư trạm sạc thì sao?Điều này rất khó xảy ra giống như việc các hãng xe không sản xuất xe điện bởi chỉ 1-2 thập kỷ nữa các nước trong đó có Việt Nam đều sẽ đóng sập cửa với xe xăng buộc quá trình chuyển đổi này phải diễn ra. Lúc này nếu bạn muốn mua một chiếc xe mới sẽ không có hãng nào bán xe xăng cho bạn và ngược lại thì nếu Honda muốn bán xe xăng cũng không có thị trường lớn nào tiếp nhận.Và ngay cả khi nếu đến thời điểm đó các hệ thống trạm sạc độc lập vẫn quá ít thì tin vui là nhiều khả năng Vinfast đã mở khóa cho các hãng xe còn lại dùng chung. Bởi theo chia sẻ trước đó của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, việc cho các hãng xe khác dùng chung trạm sạc đã nằm trong tính toán của công ty nhưng sẽ khoảng 10 năm nữa. Ngoài ra, công ty V-GREEN do ông Vượng bỏ tiền túi đầu tư đầu năm nay cũng đang hướng đến mục tiêu phát triển 150.000 cổng sạc trên cả nước bằng mô hình “trạm sạc toàn dân” cũng có kế hoạch cân nhắc cho các hãng khác dùng chung trạm sau khoảng 5 năm vận hành.Lúc này cuộc chiến xe điện sẽ cân bằng hơn, các thương hiệu có lượng khách hàng trung thành như Honda sẽ có nhiều cơ hội hơn đẩy nhanh thị phần xe điện dù đi sau. Chưa kể, xe hybrid sẽ là dòng xe giúp hãng này duy trì doanh số ổn định trước xu hướng thoái trào của xe xăng trong thập kỷ tới.Chàng trai 'gây sốt' trên mạng khi dùng con rối để múa nhạc của Sơn Tùng M-TP
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Nhiều hoạt động ý nghĩa trong 'Tình nguyện mùa đông' và 'Xuân tình nguyện' tại Quảng Ninh
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cho biết: Nhờ mở cửa được thị trường Trung Quốc nên doanh thu xuất khẩu sầu riêng đã tăng từ 420 triệu USD năm 2022 lên tới 2,24 tỉ USD trong năm 2023. Đáng nói, tiềm năng phát triển của ngành hàng này còn rất lớn. Tổng dung lượng thị trường toàn cầu năm 2023 lên tới 25 tỉ USD có thể tăng đến 46 tỉ USD vào năm 2032. Trong đó, Trung Quốc chiếm 80% dung lượng thị trường. Tại Trung Quốc, sầu riêng VN hiện chỉ đứng thứ 2 sau Thái Lan. Tuy nhiên, VN cũng đối mặt với nhiều thách thức khi Trung Quốc cũng ký nghị định thư với nhiều nước như Philippines, Indonesia, Malaysia… Nhưng vấn đề quan trọng hơn là ngành sầu riêng VN đang gặp nhiều khó khăn nội tại cần phải vượt qua.
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Bamboo Airways 'chia tay' Pacific Airlines, tự phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất
Theo thông tin từ Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), chỉ trong hơn 1 tháng đầu năm nay, EU đã gửi 12 cảnh báo về các sản phẩm nông sản, thực phẩm xuất khẩu từ Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Trong số này có 3 cảnh báo liên quan đến 3 lô hàng thanh long của 3 doanh nghiệp tại Tiền Giang và TP.HCM bị phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép.Cụ thể, các hoạt chất có dư lượng vượt ngưỡng cho phép được phía EU cảnh báo gồm: Pyraclostrobin vượt 0,050±0,025mg/kg, Dithiocarbamates vượt 0,15mg/kg, Forchlorfenuron vượt 0,023±0,012mg/kg, Propiconazole vượt 0,029±0,015mg/kg, Thiamethoxam vượt 0,10±0,05mg/kg, Dithiocarbamates vượt 1,2± 0,60mg/kg. Trong khi đó, theo quy định an toàn thực phẩm của EU, mức dư lượng tối đa cho phép chỉ từ 0.01 - 0.05 mg/kg. Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS, thanh long xuất khẩu vào EU hiện đang bị áp dụng tần suất kiểm tra tại cửa khẩu. Các lô hàng xuất khẩu phải có giấy chứng thư kết quả phân tích dư lượng thuốc trừ sâu.Ngoài ra, EU quy định 6 tháng 1 lần sẽ họp để xem xét mức độ khắc phục vi phạm an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu.Ông Nam bày tỏ lo ngại, nếu như các doanh nghiệp xuất khẩu không có biện pháp kiểm soát chất lượng trước khi xuất khẩu, thời gian tới nếu tiếp tục phát hiện các vi phạm tương tự thì quả thanh long nhiều khả năng sẽ bị nâng tần suất kiểm tra lên 50%. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chịu thêm rất nhiều chi phí, rủi ro trong xuất khẩu thanh long sang EU.Chia sẻ với Thanh Niên, đại diện một doanh nghiệp ở Bình Thuận chuyên xuất khẩu thanh long sang EU cho biết, các hoạt chất thuốc trừ sâu EU cảnh báo trên trái thanh long lặp lại trong nhiều năm trở lại đây. Đây đều là những hoạt chất được sử dụng khá phổ biến để dùng trị một số loại nấm, bệnh trong quy trình canh tác thanh long. Nguyên nhân dư lượng vượt ngưỡng cho phép có thể là do các nhà vườn chưa tuân thủ đúng thời gian cách ly sau khi sử dụng các hoạt chất này so với mốc thời gian thu hoạch trái hoặc chưa xử lý kỹ trước khi xuất khẩu.Vị đại diện doanh nghiệp này cũng khẳng định, EU là thị trường rất khắt khe về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, để làm hàng cho thị trường này thì doanh nghiệp bắt buộc phải có vùng liên kết, kiểm soát chặt chẽ khâu sản xuất. Còn nếu doanh nghiệp đi mua thu gom từ nhiều vùng nguyên liệu khác nhau thì xác suất "dính" vi phạm cảnh báo dư lượng rất cao.Trước đó, trong năm 2024, EU đã có 114 cảnh báo hàng hóa, nông sản Việt Nam vi phạm quy định an toàn thực phẩm, cao gấp 2 lần so với năm 2023. Trong đó, thanh long có 7 cảnh báo vi phạm có dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép.