Nữ sinh Đà Lạt đẹp trong trẻo giữa phố núi đầy sương
Trong cuộc phỏng vấn, ông Zelensky cho rằng Ukraine khó tồn tại trước các cuộc tấn công của Nga nếu không được Mỹ giúp đỡ về quân sự.Bên cạnh đó, tổng thống Ukraine nhấn mạnh ông không muốn nghĩ đến việc phải chiến đấu với Nga mà không được Mỹ hỗ trợ và viễn cảnh không còn là đối tác chiến lược của Washington nữa.Cuộc phỏng vấn diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ thể hiện ý muốn chấm dứt sớm chiến sự và châu Âu phải đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ Ukraine.Phó tổng thống Mỹ J.D. Vance đã gặp Tổng thống Zelensky tại Munich trong ngày 14.2. Tuy nhiên, Reuters đưa tin cuộc gặp kết thúc mà không có công bố nào về thỏa thuận khoáng sản giữa hai nước.Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã đưa ra dự thảo thỏa thuận trong chuyến thăm Kyiv mới đây nhưng phía Ukraine được cho là đã bày tỏ lo ngại về thỏa thuận mang tính một chiều này.Thông báo trên mạng xã hội X, Tổng thống Zelensky cho hay “Các nhóm của chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc về thỏa thuận”, nhấn mạnh đã có cuộc gặp tốt đẹp với Phó tổng thống Vance. Ông Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng tiến nhanh hết sức có thể đến nền hòa bình thật sự và được đảm bảo.Khi các nước Ả Rập tận dụng thời cơ
Dịp này, ban tổ chức đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL cho trọng tài Kim Sơn Đình môn võ cổ truyền có nhiều thành tích trong công tác tổ chức và điều hành Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 9 năm 2022.
Ăn để giữ dáng - mẹo hay giúp nàng “chiến thắng” cỗ Tết
Những người đang bị viêm khớp hay đau khớp cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi trời trở lạnh. Trời lạnh sẽ khiến khớp xương của họ dễ bị viêm, đau và cứng khớp, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Để bảo vệ sức khỏe, mọi người có thể áp dụng những cách sau:Các chuyên gia cho biết kiểm soát hen suyễn khi mùa đông đến là điều rất quan trọng với sức khỏe đường hô hấp. Điều đầu tiên là người bệnh cần thảo luận với bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.Ngoài ra, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Khi ra ngoài trời lạnh, mũi và miệng cần được che lại bằng khăn hay khẩu trang để làm ấm không khí trước khi hít vào. Họ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời dọn dẹp và lau bụi trong nhà, giặt ga trải giường, mền hằng tuần để loại bỏ bụi và các tác nhân gây dị ứng.Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh hơn khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn. Điều này làm giảm mức độ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vận động thể chất thường xuyên rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp ngăn tăng cân, giảm mệt mỏi mà còn cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch.Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng rất cần thiết vào mùa đông vì giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những dưỡng chất này là vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt, omega-3 và một số dưỡng chất khác. Khi có đủ các chất này, hệ miễn dịch sẽ có đủ khả năng chống lại các bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm lạnh và cúm.Vào mùa đông, chúng ta không đổ nhiều mồ hôi nhưng vẫn mất rất nhiều nước qua da. Đặc biệt, không khí khô lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn.Thiếu nước không chỉ dẫn đến việc cơ thể mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón. Cơ thể sử dụng nước để duy trì thân nhiệt. Do đó, cơ thể mất nước khiến chúng ta gặp khó khăn khi duy trì thân nhiệt và cảm thấy lạnh hơn. Uống đủ nước cũng sẽ giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Medical News Today.
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Theo đó, tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.Cùng ngày, sau khi thông qua cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ, Quốc hội cũng đã thực hiện quy trình phê chuẩn bổ nhiệm các phó thủ tướng.Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn các ông Nguyễn Chí Dũng, nguyên Bộ trưởng KH-ĐT và ông Mai Văn Chính, nguyên Phó trưởng ban Dân vận T.Ư, giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Việc phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính làm phó thủ tướng được Quốc hội quyết định bằng bỏ phiếu kín và thông qua bằng một nghị quyết riêng.Cũng trong ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết tổ chức các cơ quan của Quốc hội, số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.Tổ chức mới của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban, giảm 4 ủy ban so với hiện nay, gồm: Ủy ban Pháp luật - Tư pháp; Ủy ban Kinh tế - Tài chính; Ủy ban Văn hóa - Xã hội; Ủy ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại; Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường; Ủy ban Dân nguyện - Giám sát; Ủy ban Công tác đại biểu.Quốc hội cũng đã tiến hành bầu các phó chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với các ông Lê Minh Hoan, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội bằng hình thức bỏ phiếu kín.Nghị quyết về việc bầu phó chủ tịch Quốc hội đối với các ông Lê Minh Hoan, Vũ Hồng Thanh cũng được Quốc hội biểu quyết thông qua sau đó.Ông Lê Minh Hoan (sinh năm 1961), quê Đồng Tháp, trình độ thạc sĩ kinh tế học, đại học kiến trúc. Ông Hoan là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội các khóa XI, XIII, XIV, XV. Ông từng là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp từ 2016 - 2020. Tới 4.2021, khi đang là Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Hoan được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho tới khi bộ này sáp nhập với Bộ TN-MT để thành lập Bộ Nông nghiệp - Môi trường.Ông Vũ Hồng Thanh (sinh năm 1962), quê Hải Dương, trình độ kỹ sư chế tạo máy giao thông. Ông Thanh là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa XII, XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, khóa XV. Từ năm 2016 tới nay, ông Thanh là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Ước mơ dang dở của một nữ sinh viên
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký ban hành Quyết định số 3493/QĐ-BYT "Bãi bỏ bốn (4) thủ tục hành chính trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10.7.2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giá", có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (19.11.2024).Trong 4 thủ tục bãi bỏ được nêu tại Quyết định số 3493/QĐ-BYT có 3 thủ tục hành chính do Cục Quản lý dược thực hiện, là: Kê khai giá thuốc sản xuất trong nước hoặc thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; Kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; Bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại trong trường hợp có thay đổi so với thông tin đã được công bố nhưng giá thuốc không đổi. 1 thủ tục hành chính cấp địa phương được bãi bỏ là "Kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước", do UBND tỉnh/thành thực hiện.Trong 2025, Bộ Y tế tăng cường quản lý chặt chẽ giá thuốc nhằm bình ổn thị trường thuốc trên cơ sở thực hiện quy định của luật Giá 2023 và đảm bảo tính đặc thù đối với mặt hàng thuốc chữa bệnh, thông qua việc quy định công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc, dự kiến áp dụng với thuốc kê đơn nhằm hạn chế tầng nấc trung gian tăng giá thuốc.