Công bố 20 đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ VN tiêu biểu năm 2023
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…TP.HCM ra 'tối hậu thư' với nhà thầu Thuận An
Theo thông tin của Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông, trên thế giới, việc quản lý đăng ký flycam/drone cấp phép bay và cấp chứng chỉ vận hành drone được giao cho Bộ Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch (Hàn Quốc, Nhật Bản); Cục Hàng không dân dụng (Trung Quốc, Indonesia, Mỹ, EU). Trong đó hầu hết các nước quy định các flycam/drone trên 250g đều phải được đăng ký và phải có giấy phép bay và chứng chỉ vận hành.
Vẽ và trưng bày tranh trên... trời
Lễ công bố quyết định nhằm thực hiện Nghị quyết số 175 của Quốc hội về việc thành lập TP.Huế trực thuộc T.Ư (có hiệu lực từ ngày 1.1.2025) và Nghị quyết số 1314 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, từ ngày 1.1.2025, đổi tên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế thành Bộ Chỉ huy quân sự TP.Huế thuộc Quân khu 4.Các thay đổi khác bao gồm: đổi tên Ban Chỉ huy quân sự H.Phong Điền thành Ban Chỉ huy quân sự TX.Phong Điền; sáp nhập Ban Chỉ huy quân sự H.Nam Đông vào Ban Chỉ huy quân sự H.Phú Lộc; giải thể Ban Chỉ huy quân sự TP.Huế; thành lập Ban Chỉ huy quân sự Q.Thuận Hóa và Ban Chỉ huy quân sự Q.Phú Xuân thuộc Bộ Chỉ huy quân sự TP.Huế.Trước đó, chiều 29.12, tại Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, Bộ Công an tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Công an TP.Huế và Công an Q.Phú Xuân, Công an Q.Thuận Hóa, Công an TX.Phong Điền, Công an H.Phú Lộc.Theo đó, Công an TP.Huế sau khi thành lập có tổ chức bộ máy gồm: Công an Q.Thuận Hóa, Công an Q.Phú Xuân (được tách từ Công an TP.Huế cũ), Công an TX.Phong Điền (Công an H.Phong Điền cũ), Công an H.Phú Lộc (nhập từ Công an H.Nam Đông và H.Phú Lộc), Công an TX.Hương Thủy, Công an H.Phú Vang, Công an H.Quảng Điền, Công an H.A Lưới, Công an TX.Hương Trà.Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an TP.Huế, khẳng định nghiêm túc tiếp thu những ý kiến chỉ đạo, giao nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo UBND thành phố, coi đây là mệnh lệnh đối với Công an TP.Huế. Đồng thời, sẽ cụ thể hóa thành nội dung, chương trình, kế hoạch để kịp thời tham mưu Đảng ủy Công an T.Ư và lãnh đạo thành phố triển khai xây dựng Công an TP.Huế trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện, có kỷ luật, kỷ cương, xứng tầm với vai trò, vị thế mới; thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và nhân dân giao phó, vững tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hoạt động nghệ thuật cả năm dài, vẽ và vẽ, nhưng định thành một khái niệm vẽ tết ở cùng một đề tài, không nhiều họa sĩ đeo đuổi. Ba nhân vật giới thiệu trong bài, mang 3 phong cách - ngôn ngữ - cá tính - tư duy hội họa khác biệt nhau, nhưng mang điểm chung là đều vẽ về tết. Miền tết ấy, là những "phẫu thuật" đến tận cùng vẻ đẹp hoa đào của người được mệnh danh là họa sĩ hoa đào: Nguyễn Hữu Khoa; hay là những gian bếp củi đơn sơ mà ấm nồng, gợi về thời gian khó những cái tết mà họa sĩ Nguyễn Minh từng trải nghiệm thời thơ ấu. Ở một góc tết khác qua tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai lại đem đến kết nối của quá khứ vào hiện tại, với nét đẹp diệu huyền, đậm niềm hoài cổ.Đã hơn 15 năm qua, cứ tết về, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại trình làng cho anh em văn nghệ và người yêu nghệ thuật những tác phẩm hoa đào đặc biệt. Phải gọi là đặc biệt, bởi tác giả là dân làng đào Nhật Tân, sinh ra và lớn lên trong gia đình trồng hoa đào, nên anh có góc nhìn và cách biểu hiện về hoa đào theo ngôn ngữ riêng. Mỗi độ tháng chạp, khi đường đê sông Hồng và quanh làng đào Nhật Tân chen chúc hoa đào đợi người mua chơi tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại rong ruổi qua các nhà thân quen chuyện trò, ngắm nghía, cảm nhận và… thấm nét đẹp của đào để đưa vào hội họa.Hữu Khoa bảo: "Cây đào khi nở, từ đào phai, đào bích, nếu nhìn qua chỉ thấy các bông cùng một tông màu, chẳng có gì khác biệt, nhưng nếu dành thời gian quan sát kĩ, sẽ thấy mỗi bông hoa, từng búp lá, đều mang những sắc thái rất riêng, và đều đẹp". Đấy là mới nghe Hữu Khoa tả về hoa, có dịp cùng anh mỗi mùa tết rong chơi các vườn đào, mới thấy đằng sau vẻ đẹp rung rinh, mong manh của sắc hoa, là cả thế giới diệu kỳ được lý giải thật cặn kẽ. Muốn cổ kính, xù xì già nua, hoài cổ… những gốc đào thế là lựa chọn hàng đầu. Rồi đến đào vọt, đào huyền, đào dông, đào cành, đào chậu… chuyển qua màu sẽ có đào bích, đào phai, đào thất thốn… Tất cả cùng là đào nhưng bao điều khác biệt. Những khác biệt cặn kẽ đến chi tiết siêu nhỏ như gân lá, nút hoa, cánh hoa, nhụy vàng… được Hữu Khoa diễn lên toan thành tác phẩm. Vẽ cho giống hoa đào với Hữu Khoa không là điều khó, bởi ngoài bề dày là cư dân làng đào, cùng 15 năm vẽ đào ngày xuân, nhìn lại cả chặng dài sáng tác ấy, thấy rõ những chuyển biến khác biệt, vẫn là rực rỡ, tươi vui, và… rất đào, hiện đại, trẻ trung chứ không bị sa đà vào đặc tả sến súa. Nói về cảm nhận và cách thể hiện đề tài đào xuân bền bỉ sau ngần ấy năm, Hữu Khoa chia sẻ: "Tôi muốn tìm cách thể hiện mới theo từng năm với đề tài hoa đào. Càng về sau, tôi không tập trung miêu tả vào chi tiết như trước, mà chỉ gợi hình để tác phẩm đem lại nhiều cảm nhận cũng như tăng tính đương đại hơn là nghĩ về một tác phẩm hoa đào truyền thống". Miền xuân ấy của họa sĩ Vũ Thùy Mai, với những tưng bừng, rạng rỡ, nhưng không quá chói gắt, va đập của những gam màu mạnh, nóng, mà được biểu hiện theo phong cách đồng hiện, rõ ràng, nên thơ, dịu dàng trên lụa - chất liệu yêu thích trong sáng tác của họa sĩ những năm gần đây. Nhành mai trắng, chậu thuỷ tiên rực nở, mâm trái cây ngũ quả… Những chi tiết gợi về tết được khai thác nhiều trong tác phẩm của Vũ Thùy Mai.Nữ họa sĩ chia sẻ lý do: "Cuộc sống vốn nhiều bộn bề, lo toan, nên khi vẽ, tôi muốn gửi vào đó mong vọng cuộc sống an lành, tươi vui, nhẹ nhàng, thư thái. Không khí của mùa xuân, hoa lá đem lại cho tôi nguồn năng lượng tích cực. Tôi cũng là người yêu thích hoa, quanh cuộc sống của tôi ở gia đình cũng phủ đầy hoa lá". Đi vào chi tiết trong từng tác phẩm hoa xuân của Vũ Thùy Mai, lại thấy những nhấn nhá, kín đáo, e ấp chứ không phô trương, các cổ vật tiêu biểu thuộc các thời kỳ lịch sử gốm Việt, từ gốm hoa nâu thời Lý cho đến gốm hoa lam thời Lê Sơ, cả đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn. Sự kết nối sắc xuân từ hoa lá vào cổ ngoạn, lấp đầy không gian kiến trúc cũng được tinh chọn đậm phong cách thuộc địa từ các biệt thự cổ xưa thời Pháp thuộc, tạo cho từng tác phẩm những nét quen, những cảm xúc hoài niệm, đong đầy tình cảm. Những dắt díu từ cổ xưa vào đương đại, Vũ Thùy Mai cho biết nguyên cớ: "Bố cục các tác phẩm là sự sắp đặt có chủ ý, nhất là mảng tĩnh vật thông qua các hiện vật sưu tầm. Tôi muốn tranh của mình biểu hiện sự tĩnh tại, cổ vật gợi về niềm hoài cổ, còn hoa lá tươi vui là những gì của thực tại. Khi hai chi tiết ấy kết nối vào nhau, cũng cần ở bản thân tôi sự nhẫn nại, chậm rãi, vẽ thong thả, vẽ kỹ… Một bức tranh trung bình tôi mất một đến vài tháng thể hiện, đó cũng là cách tôi tự khiến mình tịnh lại để nhìn cuộc sống chậm hơn, cho tôi sự cân bằng". Nhìn vào miền xuân của Vũ Thùy Mai, thấy ngay ở đó cái rực rỡ của hoa xuân, nắng xuân, của những chỉn chu, quý phái, họa nên một không gian tết có xưa cũ, có hiện đại, tạo nên sự kết nối liền mạch thú vị, đậm nét Việt. Họa sĩ Nguyễn Minh, được bằng hữu trong giới nghệ thuật đặt cho biệt danh là "Minh phố" vì Minh hay vẽ phố. Nhưng một đề tài ngoài phố mà Minh theo đuổi mỗi khi tết về, ấy là vẽ bếp lửa. Nguyễn Minh nêu lý do: "Cứ tầm trước tết khoảng một vài tháng, tôi gác lại mọi thứ, chỉ vẽ đề tài về bếp, đến nay cũng đã hơn 6 năm rồi. Bếp lửa quê đối với tôi là một thời tuổi thơ, là những năm tháng sống với gia đình, ông bà nơi quê xa miền nông thôn. Bếp lửa với tôi là hoài niệm, khi tết về, tôi muốn vẽ lại hoài niệm từ những cảm nghiệm ký ức". Góc bếp của Nguyễn Minh, giản đơn chỉ với bếp lửa hồng, liễn mỡ, siêu nước, nồi bánh chưng, những khúc củi… nhưng khiến nhiều người rưng rưng bởi chạm vào ký ức của một thời thương nhớ. Nguyễn Minh nói thêm: "Ở quê có nhiều trải nghiệm, ký ức, nhưng tôi chọn góc bếp vì đó là nơi đoàn viên của cả gia đình. Nổi lửa là thấy ở đó sự ấm no, là khởi đầu cho ngày mới. Ngày tôi còn nhỏ, tôi được giao việc mỗi sáng phải thổi cơm xong rồi mới ra ngoài, nên nhiều tác phẩm về bếp, tôi đặt là Một ngày mới". Cùng là bếp, nhưng qua từng năm, Nguyễn Minh cũng có những cách thể hiện khác biệt. Bếp buổi nắng sớm, khác với bếp lúc ban chiều, bếp củi cũng là những gì đang hiện hữu, và cũng mất đi khi làng đã lên phố. Vẽ bếp, như để tìm lại chút lặng ngày xuân, tận hưởng những đủ đầy hôm nay và lắng lòng mình lại nhớ về những hoài niệm đẹp, giản đơn nơi bếp củi bập bùng.
Bãi đậu xe trước cổng trường
Sở dĩ nhiều tuyển thủ quốc gia Malaysia đang khoác CLB Johor Darul Tazim không tham dự AFF Cup vì giải vô địch bóng đá Đông Nam Á diễn ra ngoài lịch FIFA Days. Khi đó, CLB Johor Darul Tazim không muốn cho các cầu thủ lên đội tuyển, sợ làm ảnh hưởng đến kế hoạch thi đấu của họ tại Cúp C1 châu Á (hay còn gọi là AFC Champions League Elite).Trong khi đó, vòng loại thứ ba Asian Cup 2027 diễn ra trong dịp FIFA Days, đội tuyển Malaysia có quyền triệu tập tất cả những cầu thủ mà họ mong muốn, làm nhiệm vụ tại vòng loại giải châu Á. Những ngôi sao của Johor Darul Tazim bị CLB chủ quản từ chối để họ tham dự AFF Cup 2024 gồm có thủ môn Farizal Marlias, hậu vệ phải Matthew Davies, trung vệ Shahrul Saad, Junior Eldstal, Feroz Baharudin, hậu vệ trái La'Vere Corbin-Ong, tiền vệ Mohamadou Sumareh, các tiền đạo Arif Aiman Hanapi và Romel Morales. Trong số này, hậu vệ phải Matthew Davies, hậu vệ trái La'Vere Corbin-Ong, tiền vệ cánh Mohamadou Sumareh và tiền đạo Romel Morales là những cầu thủ nhập tịch.Thành phần này vừa góp công lớn giúp đại diện của Malaysia Johor Darul Tazim gây bất ngờ rất lớn tại Cúp C1 châu Á. Đội bóng Malaysia giành vé vào vòng 16 đội, sau khi đánh bại đội bóng Hàn Quốc Pohang Steelers 5-2 ở lượt trận cuối vòng bảng khu vực phía Đông (tại cúp C1 châu Á, giai đoạn đấu bảng và giai đoạn đầu của vòng knock-out được phân ra theo 2 khu vực phía Đông và phía Tây châu Á). Điều đáng chú ý ở chỗ Pohang Steelers là đội bóng rất mạnh, đội này từng có đến 3 lần vô địch Cúp C1 châu Á vào các năm 1997, 1998 và 2009. Vì trận thua Johor Darul Tazim, Pohang Steelers bị loại khỏi Cúp C1 châu Á năm nay, không thể góp mặt ở vòng 16 đội. Đây là chi tiết mà đội tuyển Việt Nam cần chú ý. Nếu dàn tuyển thủ quốc gia nói trên của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo CLB Johor Darul Tazim, trở lại với đội bóng nước này ở vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia có thể khác hẳn chính họ tại AFF Cup 2024. Ít nhất, nếu có thêm những cầu thủ đang khoác áo đội bóng số 1 ở giải trong nước, đội tuyển Malaysia sẽ không yếu như chính đội này tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, bị loại ngay sau vòng bảng.Theo lịch thi đấu, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận gặp Malaysia trên sân đối phương vào ngày 10.6. Đội bóng HLV Kim Sang-sik cần chuẩn bị thật tốt cho trận đấu nói trên, vì Malaysia chính là đối thủ trực tiếp cạnh tranh ngôi đầu bảng F vòng loại Asian Cup với đội tuyển Việt Nam. Sẽ là không thừa nếu chúng ta nghiên cứu thêm về các cầu thủ người Malaysia đang khoác áo Johor Darul Tazim, những người có khả năng cao trở lại đội tuyển Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027, chờ đối đầu với HLV Kim Sang-sik và các học trò.