Điểm mặt các siêu du thuyền của Nga bị phương Tây thu giữ
Lê Huỳnh Quang Minh, sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, đang làm ca đêm cho một quán cà phê tại làng đại học Thủ Đức được trả 18.000 đồng/giờ. Quang Minh cho biết không hề biết về quy định của Chính phủ liên quan đến mức lương được trả khi làm việc ban đêm.Vỡ kế hoạch du học, tốt nghiệp vì bị Hội đồng Anh cấp sai chứng chỉ
Ngày 20.1, tin từ Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh cho biết, lực lượng của đơn vị vừa phát hiện nhiều gói đồ lạ, nghi chứa ma túy, trôi dạt vào bãi biển trên địa bàn tỉnh này.Thông tin ban đầu, lúc 4 giờ 50 ngày 19.1, người dân đi nhặt phế liệu ở bờ biển (đoạn thuộc ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, TX.Duyên Hải, Trà Vinh) phát hiện một gói hình chữ nhật, màu vàng, trọng lượng khoảng 400 gram. Trên vỏ gói in chữ nước ngoài màu đỏ, bên trong chứa chất bột màu trắng, nghi ma túy. Ngay sau đó, người dân trình báo vụ việc đến chính quyền địa phương.Nhận được thông tin, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp công an xác minh, điều tra. Qua quá trình tìm kiếm dọc bờ biển, đến 16 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng phát hiện thêm 10 gói tương tự, nghi chứa ma túy.Đại tá Nguyễn Hồng Lượng, Phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh cho biết, qua trao đổi với Bộ đội biên phòng tỉnh Bến Tre, được biết chiều 18 và sáng 19.1, lực lượng Đồn biên phòng Cổ Chiên (thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Bến Tre) cũng phát hiện 5 gói tương tự trôi dạt vào bờ biển, nghi chứa ma túy.Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh thông báo vụ việc đến UBND các huyện, thị xã ven biển để phối hợp tuyên truyền, vận động người dân nâng cao cảnh giác, khi gặp những vật tương tự cần báo ngay đến chính quyền địa phương.Hiện, Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh phối hợp với lực lượng chức năng tiếp tục xác minh nguồn gốc và tính chất của các vật thể nghi là ma túy.
Giá vàng hôm nay 6.4.2024: Sốc khi vàng nhẫn lập kỷ lục gần 74 triệu đồng
Trưa 9.1, trên giường bệnh, Xuân Son phấn khởi cầm trên tay Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng. Anh là 1 trong số 6 cầu thủ của đội tuyển Việt Nam được nhận phần thưởng đặc biệt này, sau thành tích xuất sắc giành HCV AFF Cup. Xuân Son bày tỏ dòng trạng thái bằng tiếng Việt: Tuyệt vời!Theo chẩn đoán của các bác sĩ thuộc bệnh viện Vinmec, Xuân Son cần khoảng 9 tháng để hồi phục và trở lại sân cỏ. Đây là khoảng thời gian không ngắn với các cầu thủ chuyên nghiệp, thế nên đây cũng là thử thách cho những người gặp chấn thương. Trước Xuân Son, có những đồng nghiệp rất nổi tiếng cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự, họ cũng gãy chân sau những pha va chạm kinh hoàng trên sân cỏ, nhưng sau đó họ hồi phục và thi đấu rất tốt, giành lấy những vinh quang tiếp theo trong sự nghiệp.Nổi bật nhất trong số những cầu thủ nội từng bị gãy chân và quay trở lại là tiền vệ Đỗ Hùng Dũng. Cựu tuyển thủ quốc gia gặp chấn thương rất nặng trong 1 trận đấu thuộc giải V-League vào năm 2021. Năm đó, sau pha va chạm với tiền vệ Hoàng Thịnh trong trận đấu trên sân Thống Nhất, giữa 2 đội TP.HCM và Hà Nội FC, Hùng Dũng bị gãy chân.Khoảng 8 tháng sau ngày chấn thương, Đỗ Hùng Dũng quay lại sân tập của Hà Nội FC vào tháng 11.2021. Đầu mùa giải V-League 2022, Hùng Dũng trở lại thi đấu, sau khoảng 1 năm rời xa sân đấu chuyên nghiệp. Cầu thủ này thi đấu tốt sau thời gian dưỡng thương, được gọi trở lại đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2022. Năm đó, đội bóng của HLV Park Hang-seo lọt vào đến trận chung kết.Dưới thời HLV Philippe Troussier (người Pháp), Hùng Dũng tiếp tục là trụ cột, mang băng thủ quân của đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (diễn ra đầu năm 2024) và vòng loại thứ 2 World Cup 2026. Chỉ tiếc rằng giai đoạn đội tuyển Việt Nam được dẫn dắt bởi HLV Troussier là giai đoạn đội tuyển Việt Nam nói chung thi đấu không thành công, chứ bản thân Hùng Dũng không hề chơi kém trong khoảng thời gian trở lại sân cỏ sau chấn thương.Trên bình diện quốc tế, cựu tuyển thủ Tây Ban Nha Cesc Fabregas từng chấn thương rất nặng vào các năm 2008 và 2010, khi anh còn khoác áo Arsenal (Anh). Lần đầu là khi anh va chạm với đồng hương Xabi Alonso khi Arsenal đối đầu với Liverpool tại giải Ngoại hạng Anh, lần thứ nhì Cesc Fabregas bị gãy chân trong trận đấu giữa Arsenal với CLB Barcelona (Tây Ban Nha) tại UEFA Champions League.Những chấn thương này khiến sự nghiệp cầu thủ của Cesc Fabregas có những lúc bị gián đoạn. Anh buộc phải nghỉ nhiều tháng, phải trải qua quá trình phẫu thuật và hồi phục căng thẳng trước khi trở lại sân cỏ. Tuy nhiên, sau khi quay lại với bóng đá đỉnh cao, ngôi sao người Tây Ban Nha vẫn kéo dài sự nghiệp thi đấu của mình đến tận năm 2023. Trong khoảng thời gian sau đó, anh khoác áo thêm nhiều CLB lớn tại châu Âu sau ngày chấn thương, như Barcelona (2011 – 2014), Chelsea (Anh, 2014 – 2019), Monaco (2019 – 2022).Những trường hợp của Đỗ Hùng Dũng hay Cesc Fabregas sẽ tiếp thêm động lực cho Xuân Son trên hành trình trở lại sân cỏ. Điều quan trọng đối với tân vua phá lưới AFF Cup 2024, ở chỗ quá trình hồi phục của cầu thủ này diễn ra như thế nào, từ khâu chăm sóc y tế, vật lý trị liệu cho đến vấn đề dinh dưỡng.Trước đó, bác sĩ Trần Trung Dũng (người trực tiếp mổ cho Xuân Son) của Bệnh viện Vinmec, nơi Xuân Son đang điều trị, dành lời tâm huyết cho cầu thủ của đội tuyển Việt Nam: "Thể trạng của Xuân Son là thể trạng của người phương Tây, rất dễ tăng cân. Vì thế, chỉ cần Xuân Son giảm cường độ tập luyện, anh sẽ tăng cân rất nhanh, từ khoảng 90 kg hiện tại, cầu thủ này có thể vượt qua con số 100 kg khá nhanh.Vì thế, ca phẫu thuật mới chỉ là 1/10 quãng đường trở lại sân cỏ của Xuân Son trong thời gian tới. Sẽ có rất nhiều khó khăn cho Xuân Son ở những ngày phía trước. Xuân Son phải duy trì, kiểm soát cân nặng của bản thân. Cầu thủ này phải kiên trì tập hồi phục. Quá trình tập hồi phục cũng phù hợp với từng giai đoạn khác nhau, gồm giai đoạn chưa liền xương và đã liền xương. Rồi ngay ở giai đoạn liền xương cũng chia ra làm 2 phần khác nhau: giai đoạn mới liền xương, xương chưa chắc chắn và giai đoạn xương đã liền chắc. Mỗi giai đoạn phải có những bài tập khác nhau".Với cầu thủ giàu tính chuyên nghiệp và giàu nghị lực như Xuân Son, người hâm mộ luôn tin rằng sẽ anh sẽ hồi phục tốt, để các cổ động viên lại được thấy anh tỏa sáng trên sân cỏ trong thời gian sắp tới.
Trong 3 ngày gần đây, tại TP.HCM và một số nơi ở Nam bộ sau buổi trưa nắng nóng gay gắt trời thường xuất hiện mây đen rải rác vào chiều tối. Đặc biệt sáng 13.4, mây đen đã xuất hiện từ khoảng 7 giờ sáng và tiếp tục tăng cường đến 11 giờ trưa. Nhiều người dân TP.HCM có chung câu hỏi liệu sẽ có mưa trong hôm nay hoặc ngày mai?
Nguyễn Thị Oanh tham gia lễ công bố giải chạy dành cho học sinh, sinh viên
Hô Tra chỉ cách trung tâm H.Tân Uyên chừng 20 km nhưng mỗi khi nhắc đến, cảm giác như đâu đó xa lắm, tận thâm sơn cùng cốc và luôn khiến các tay lái ngán ngẩm bởi đường vào bản vẫn đang... chờ lên đời, đất đá ngổn ngang. Ngồi xe vào Hô Tra chẳng khác gì một chuyến hành trình "vượt ngàn chông gai". Thế nhưng chốn non xa ấy là thủ phủ của loài địa lan nổi tiếng không chỉ Lai Châu mà khắp vùng Tây Bắc. Dân bản Hô Tra gọi giản đơn là cây lan đội tán, nhưng về xuôi người đời xưng tụng mỹ miều hơn là lan Trần Mộng - gợi về tích truyện vua Trần mơ thấy hương sắc loài hoa lan trong giấc mộng ngày xưa. Thủ phủ trung chuyển địa lan Trần Mộng những ngày giáp tết chính là Sapa. Ở thủ phủ trung chuyển lan Trần Mộng, các thương lái nhăn nhó kêu khó bởi giá bán ra năm nay không như giấc... mộng trần. Các năm trước, mỗi ngồng lan ngày cận tết, giá chạm khung từ 500.000 - 1 triệu đồng, một chậu lèo tèo đôi mươi bông đã có giá 20 triệu mà còn không đủ bán. Nhưng năm nay, lượng mua giảm mạnh, giá lan rớt thê thảm khi chưa bằng phân nửa so với cùng niên vụ trước đó. Trong khi đó, ở các "phiên chợ online", thị trường mua bán Trần Mộng lại rất nhộn nhịp, giá cây địa lan này cực "thơm", với những lời rao đầy hấp dẫn kiểu như: "79 ngồng hoa, giá 20 "củ" (20 triệu - PV), ship tận nhà, vào tận cửa, bê tận giường, cân chỉnh hoa đến khi mãn nguyện".Tìm về Hô Tra, nhịp sống những ngày giáp tết thật an nhàn, nhà nào cũng xum xuê các chậu địa lan xếp quanh, những cây đã đủ đầy cành lá, ngồng hoa chi chít, được tập kết về bãi chờ "trôi" về Hà Nội. Đến vườn nhà Vàng A Pa trong lúc ông chủ vườn đang chăm chút lại những chậu lan mới lớn, dành cho tết năm sau, A Pa phấn khởi: "Năm nay nhà mình được hơn 100 chậu, nhưng tính chậu to chỉ được khoảng 10 thôi. Vườn mình giờ chỉ còn chậu bé mới được một năm, chưa đủ tuổi xuất nên mình đem dưỡng, thay đất, đôn chậu, trộn tro trấu, phân bò để oải, rồi đắp đôn để sang năm chậu nào đạt thì bán". Hỏi về độ tuổi lý tưởng của lan Trần Mộng khi xuống núi, Vàng A Pa cho biết: "Chậu nào để lâu nhất được 4 năm, không để được hơn đâu, vì 4 năm là đẹp lắm rồi, thương lái họ đến họ ra giá cao mua hết nên không để dành được. Còn trung bình 2 năm là bán được hết". Trước sân nhà Vàng A Chùng, nườm nượp các chậu lan to oạch, những chậu ít hoa lắm đếm ra cũng toàn trên 20 ngồng. Một chậu 32 ngồng mập khỏe, thuộc giống Trần Mộng xanh ngọc, dự báo nở đúng tết, được A Chùng bán giá 1,5 triệu ngay tại vườn, bao luôn việc vận chuyển ra đến trung tâm H.Tân Uyên. Một mức giá mà dân chơi lan Trần Mộng miền xuôi khó nghĩ tới mỗi dịp tết về. Nhớ lại cung đường vào bản Hô Tra, chuyện đi xe thôi đã gật gù nhiêu khê lắm lắm, vậy mà còn chuyển cả chậu lan về huyện, tính sơ trọng lượng cũng hơn 40 kg, lại lồm cồm đủ hoa lá, tính riêng việc bọc đùm, băng bó, mất gần 1 giờ mới xong. Chở chậu lan từ Hô Tra xuống huyện mất gần 2 giờ đánh vật với cung đường hiểm trở, công vận chuyển thôi cũng đã xứng tầm. Hỏi A Chùng sao rẻ thế, cậu cười toe: "Anh em lên tận bản mua, mình bán thế thôi, năm nay thời tiết thuận nên nhà mình trồng được nhiều. Lan nó cũng như người ấy, nuôi nó khỏe thì lên nhiều ngồng, các chậu to nhà mình năm nay có đến 60 - 70 ngồng hoa". Hô Tra hợp với giống địa lan Trần Mộng bởi là sự hợp thành nhiều thuận lợi, từ thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… Tách biệt với thế giới bên ngoài vì giao thông không thuận lợi, nhưng nhờ thế mà Hô Tra có được bầu không khí trong lành, cây lan ở đây phát triển rất mạnh. Ngồng dài đo được hôm ở nhà Vàng A Chùng hơn 1,2 m, đếm ra hơn 40 bông, A Chùng cho biết ngồng dài trên 1 m là phổ biến, có những ngồng dài đến cả sải tay, gần 1,5 m. Để chuyển được những chậu địa lan từ Hô Tra về xuôi, ngày trước chỉ có thương lái từ Sapa sang định giá, thu gom và vận chuyển, năm nay người Hô Tra tự lo luôn phần việc này. Châu A Thào, "tổng tiêu đầu" địa lan của Hô Tra cho biết: "Bọn em tập hợp lan trong bản lại, dùng băng chính bó chậu, thuê xe đầu kéo vào chở mỗi chuyến được 20 chậu về huyện rồi tiếp tục thuê xe tải đưa về Hà Nội". Chứng kiến câu chuyện trồng lan, chăm sóc lan, cho đến cách thức đem giống hoa đặc hữu ở Hô Tra đến người tiêu dùng, hiểu được vì sao năm nay lan Trần Mộng giá mềm hơn các năm trước.Không phải vì kinh tế xuống, cũng không phải người chơi không mặn mà, mà là phương cách kinh doanh của người trồng lan đã thay đổi, không còn lệ thuộc nhiều vào thương lái trung gian. Trước đây, thương lái có cách mông má, gán ghép câu chuyện, đẩy sản vật đặc sản vùng miền lên thành cao quý, gắn với vua chúa, kiểu như là lan tiến vua, lan vua nằm mộng… cốt đẩy giá sản vật vượt ngưỡng. Trong khi người trực tiếp gắn liền với sản vật - trường hợp này là cây địa lan ở Hô Tra - lại bị o ép giá tơi tả. Phương tiện truyền thông phát triển, cũng giúp dân bản như Châu A Thào hiểu thêm nhu cầu thị trường và cách thức lấy gốc đem bán tận ngọn ở thời bây giờ không còn là bí mật hay quá khó. Lan Trần Mộng quay về giá trị đúng nhờ hình thức kinh doanh như thế. Nguồn lợi kinh doanh đến trực tiếp với người tạo ra sản phẩm, qua đó khuyến khích người trồng lan ở Hô Tra tối ưu được thế mạnh vốn có, từ việc nhân giống, chăm sóc, phát triển quy mô thành một vùng địa lan thủ phủ của Lai Châu. Chuyển lan xuống Hà Nội từ đầu tháng 1.2025, bày gian hàng trên đường Cổ Linh, đến chiều tối 28 tháng chạp, Châu A Thào cùng các anh em ở bản Hô Tra linh đình với bữa tiệc ở trung tâm H.Tân Uyên, kết thúc chuyến đem lan về phố thành công mỹ mãn. Thào khoe: "Bọn em bán hết anh ạ, hơn 200 chậu, giá trung bình trên 200.000/ngồng". Các chậu lan A Thào mang từ Hô Tra xuống, chậu bé nhất 15 ngồng bông, nhiều nhất 68 ngồng, một thu nhập đáng để vui mừng. Cũng nhờ thông tin rộng mở, những hộ trồng lan ở Hô Tra như nhà Vàng A Chùng với 9 năm kinh nghiệm chăm sóc và nhân giống lan Trần Mộng, nay đều tự chủ tất cả các công đoạn, từ gieo trồng, chăm sóc, giao bán. Hôm ở vườn nhà Vàng A Pa, gặp một chậu lan có màu nâu tím lạ mắt đang trổ bông, hỏi ra mới biết A Pa lấy giống từ Trung Quốc sang để ươm thử hơn năm nay, cây phát triển khỏe, ngồng hoa dài.A Pa hào hứng bảo chỉ sang năm sau là có thể nhân giống ra rộng được. Hiện lan Trần Mộng ở Hô Tra đang có 7 màu khác nhau, phổ biến có xanh ngọc, vàng chanh, xanh lơ, vàng nâu… Cả 140 hộ ở bản Hô Tra đều trồng địa lan. Thống kê từ Phòng Nông nghiệp H.Tân Uyên, tính bình quân mỗi hộ 100 chậu, giá thị trường thấp nhất là 1 triệu/chậu, đủ để Hô Tra năm nay tưng bừng tết lớn.