Xe gia đình cỡ nhỏ: Đại lý 'cắn răng' ưu đãi mạnh, doanh số cải thiện
Xem Cúp quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnChàng trai vượt hơn 15 km để tiếp sức mùa thi
Đêm 8.3, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đã buộc phải được thay ra sớm ở phút 73, trận đấu CLB Bình Dương gặp Thể Công Viettel ở vòng 16 V-League 2024 - 2025, sau tình huống anh trượt chân khiến đầu gối va vào ống quyển của Bùi Tiến Dũng.Pha va chạm khiến Tiến Linh tỏ ra rất đau đớn. Sau trận đấu, đầu gối của anh bị sưng vù, không thể gập lại được khiến đi lại rất khó khăn. Nhưng rất may đến sáng 9.3, đội trưởng CLB Bình Dương dù vẫn sưng nhưng đã bớt đau, có thể đi lại nhẹ.Theo chẩn đoán ban đầu của bác sĩ CLB Bình Dương, Tiến Linh may mắn chỉ bị va chạm ở phần mềm, khả năng cao tránh được nguy cơ tổn thương gối.HLV Công Mạnh đã yêu cầu thủ quân CLB Bình Dương nghỉ ngơi, hồi phục tích cực trong lúc chờ tập trung đội tuyển Việt Nam ngày 11.3 tới, sẽ được chăm sóc kỹ lưỡng bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của VFF.Ở đợt tập trung đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025 ở Bình Dương với 26 cầu thủ, HLV Kim Sang-sik triệu tập 4 tiền đạo bao gồm Nguyễn Tiến Linh, Phạm Tuấn Hải, Bùi Vĩ Hào và Đinh Thanh Bình trong khi Nguyễn Đình Bắc tập trung đội U.22 Việt Nam.Hiện tại, vết đau của Tiến Linh sẽ cần theo dõi thêm khiến ông Kim phải tính toán khả năng sử dụng anh ở trận giao hữu gặp Campuchia ngày 19.3 hay không, hoặc chờ bình phục hoàn toàn cho trận chính thức mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 gặp Lào ngày 25.3.Thực tế, đây cũng có thể sẽ là cơ hội để đội tuyển Việt Nam thử nghiệm phương án khi không có 2 chân sút tốt nhất là Xuân Son và Tiến Linh. Đinh Thanh Bình hiện đang có 2 bàn giúp CLB Ninh Bình dẫn đầu giải hạng nhất quốc gia, trong khi Phạm Tuấn Hải có 1 bàn cho CLB Hà Nội ở V-League 2024 - 2025.Tuấn Hải đã tỏa sáng trong trận chung kết lượt về với 2 bàn thắng giúp đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan 3-2 ngay tại Rajamangala để vô địch AFF Cup 2024. Chân sút trẻ Bùi Vĩ Hào cũng có cơ hội khi đang đạt phong độ cao, vừa nổ súng ở vòng 16 V-League, trong cảnh thi đấu trước khán giả Bình Dương.
Nóng: Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh vô địch đồng đội thế giới đầy kịch tính
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Trong dịp tham dự Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 8 tại Muscat, Oman, ngày 16 - 17.2 Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ có buổi làm việc với Cơ quan Đầu tư Oman (OIA). Thứ trưởng đánh giá cao hợp tác kinh tế giữa hai nước thông qua kim ngạch thương mại hai chiều và hiệu quả đầu tư của Quỹ đầu tư Việt Nam - Oman (VOI) sau 17 năm thành lập.Tại buổi làm việc, các bên đã trao đổi và nhất trí tiếp tục mở rộng hợp tác thương mại song phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, an ninh lương thực, công nghệ, vận tải biển… Song song đó, OIA và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - đơn vị đồng sáng lập VOI thống nhất sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ và tăng cường kết nối để tiếp cận thêm nguồn vốn từ các quốc gia khác trong khu vực Vùng Vịnh.Có thể thấy, ngoài vai trò cầu nối kinh tế, VOI còn là điểm sáng trong mối quan hệ hữu nghị bền chặt của hai nước, được đánh giá như hình mẫu tiêu biểu cho mô hình hợp tác về đầu tư giữa Việt Nam với khu vực Vùng Vịnh.Thành lập năm 2008, VOI tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nền tảng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển bền vững của Việt Nam như cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghiệp, tài chính, giáo dục, y tế và bất động sản. Từ khoản vốn cam kết ban đầu chỉ 100 triệu USD, ước tính đến nay quỹ đầu tư này đã giải ngân hơn 384 triệu USD, qua đó trở thành dòng vốn đầu tư điển hình từ các quốc gia Vùng Vịnh vào Việt Nam.Tính đến nay, quỹ thực hiện hơn 20 khoản đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu với mục tiêu cuối cùng là đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Những thương hiệu lớn trên thị trường như Tập đoàn Dược phẩm AIKYA, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI), Đại học Văn Lang… đều ghi nhận bước tiến mạnh mẽ sau khi nhận vốn đầu tư từ VOI.Ông Nguyễn Xuân Giao - Giám đốc điều hành VOI - nêu ví dụ khoản đầu tư nổi bật của quỹ là CME Solar, công ty chuyên đầu tư và phát triển năng lượng tái tạo áp mái. Điểm chung của bên rót vốn và nhận vốn là nỗ lực vì mục tiêu giảm lượng phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trước đó, quỹ cũng đầu tư nắm giữ gần 10% vốn tại CII - doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trong lĩnh vực phát triển các dự án hạ tầng đô thị như Cầu Rạch Chiếc, Xa lộ Hà Nội…"Các khoản đầu tư của chúng tôi đến nay đã và đang góp phần thay đổi diện mạo kinh tế đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương", ông Nguyễn Xuân Giao - Giám đốc điều hành VOI - chia sẻ.Theo ông Giao, sứ mệnh của VOI từ khi thành lập là kết nối dòng vốn từ khu vực Vùng Vịnh với Việt Nam thông qua các khoản đầu tư chiến lược, hướng đến tăng trưởng ổn định và mang lại giá trị lâu dài cho các bên. Do đó, quỹ luôn duy trì 3 giá trị cốt lõi gồm bền vững, hợp tác và liêm chính trong mọi hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư cao nhất cho các bên.Sự hiện diện của VOI cũng gián tiếp thúc đẩy kinh tế song phương của hai quốc gia. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao, kim ngạch thương mại hai nước năm ngoái khoảng 250 triệu USD, tăng gấp đôi so với trước đại dịch và gấp khoảng 5 lần so với thời điểm quỹ mới ra mắt.Chia sẻ về triển vọng trong tương lai, ông Nguyễn Xuân Giao nhận định tiềm năng đầu tư ở Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt khi Chính phủ đang thúc đẩy hoạt động đầu tư công và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại."VOI không chỉ định hướng triển khai các khoản đầu tư hiệu quả mà còn củng cố vai trò quan trọng trong kết nối kinh tế giữa Việt Nam và Vùng Vịnh - khu vực kinh tế năng động hàng đầu thế giới với trữ lượng dầu mỏ lớn, các trung tâm tài chính quy mô lớn và những doanh nghiệp nhanh nhạy với xu thế chuyển đổi số", ông Giao cho hay.
Vỡ òa - ‘Mệnh lệnh từ trái tim’
Xuất hiện trên ON TRENDING số mới nhất, Minh Hằng, Phạm Quỳnh Anh và Dương Hoàng Yến sẽ hé lộ những câu chuyện thú vị đằng sau tiết mục đang được yêu thích. Bên cạnh đó, bộ ba xinh đẹp, tài năng này hứa hẹn “vén màn” loạt bí mật ở hậu trường Chị đẹp đạp gió 2024 nhất là khi cuộc đua đang dần đi đến hồi kết. Mời quý vị đón xem chương trình ON TRENDING Gặp gỡ 3 “chị đẹp” Minh Hằng, Phạm Quỳnh Anh và Dương Hoàng Yến trên các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.