Húng Láng, hương bay về đâu?
Sân vận động Cần Thơ sẽ được cải tạo lại một số hạng mụcDự án condotel đầu tiên 'vỡ trận' giờ ra sao?
Anh chia sẻ: "Theo tôi, chủ đề San sẻ yêu thương năm nay khá rộng, Ban tổ chức tạo nhiều 'đất' hơn trong khuôn khổ cuộc thi, nhất là ở mảng truyện ngắn. Tôi hy vọng thông qua những bài viết của cuộc thi sẽ lan tỏa được tinh thần từ yêu thương đến yêu thương mà không thứ trí tuệ nhân tạo nào có thể thay thế được".
Hơn 96.000 thí sinh tranh suất ĐH sớm, nhiều em tá hỏa vì quên mang CCCD
Như Thanh Niên đã thông tin, những ngày gần đây, nhiều người dân ở TP.HCM than khó đặt xe công nghệ sau các buổi tiệc cuối năm. Dù chọn xe 4 bánh hay 2 bánh, khách có khi vẫn phải chờ từ 1 - 2 tiếng mới có tài xế nhận cuốc. Thậm chí, chờ đợi lâu, có người phải gọi người thân lên đón về hoặc ngủ lại công ty. Theo tìm hiểu, phần lớn những người xác định có uống rượu, bia trong tiệc cuối năm đều sử dụng xe công nghệ để di chuyển, tránh bị phạt. Đại diện Be Group cho hay, hãng ghi nhận nhu cầu đặt xe công nghệ tăng cao đột biến trong thời gian gần đây. Theo Be, đa số khách đặt xe để di chuyển tất niên, mua sắm, giao hàng hỏa tốc, mua vé tết... nên nhu cầu tăng. "Chúng tôi ghi nhận có 10 triệu khách hàng vào quý 1 năm 2024 nhưng đến nay, con số này đã tăng lên 15 triệu, tương đương mức tăng trưởng 50%. Ngoài ra, tình trạng kẹt xe ở trung tâm thành phố vào giờ cao điểm trong những ngày cuối năm cũng là nguyên nhân khiến thời gian đón và hoàn thành chuyến kéo dài, làm giảm năng suất hoạt động của tài xế", đại diện Be chia sẻ.Còn theo đại diện Grab Việt Nam, những ngày qua, hoạt động vận hành trên đường phố của đối tác tài xế Grab gặp một số khó khăn. "Nhìn chung, đối tác tài xế mất nhiều thời gian hơn trước để đón khách và hoàn thành cuốc xe, nhất là trong khung giờ cao điểm. Đồng thời, do nhu cầu di chuyển tăng cao trước Tết Nguyên đán nên ở một số thời điểm tại một số khu vực, người dùng có thể gặp phải tình trạng khó đặt được dịch vụ Grab", đại diện Grab Việt Nam thông tin. Cũng theo ứng dụng này, giá cước cơ bản của dịch vụ Grab không thay đổi. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm ở từng khu vực, có thể được áp dụng biểu giá linh động nhằm phản ánh đúng tình hình cung - cầu của thị trường; quãng đường, thời gian di chuyển thực tế... của đối tác tài xế.Lý giải nguyên nhân khách khó đặt xe công nghệ, đặc biệt vào giờ cao điểm và các khung giờ tan tiệc, Be cho biết đã cải tiến bản đồ và tính năng chỉ đường để giúp tài xế lựa chọn lộ trình tối ưu hơn, tránh các điểm kẹt xe để rút ngắn thời gian di chuyển. Bên cạnh đó, hãng xe này cũng liên tục tuyển dụng, đào tạo đối tác tài xế mới - số lượng tài xế cuối năm 2024 tăng 30% so với đầu năm. "Chúng tôi sử dụng dữ liệu để dự báo trước các khung giờ và khu vực cao điểm, từ đó triển khai chính sách khuyến khích tài xế gia tăng hoạt động, đảm bảo phục vụ khách hàng một cách kịp thời và hiệu quả. Ngoài ra, Be cung cấp các chương trình thưởng đặc biệt cho tài xế hoạt động trong khung giờ cao điểm hoặc tại các khu vực có nhu cầu lớn", đại diện Be Group nói.Hãng xe đưa ra lời khuyên, khách hàng nên phối hợp đón tài xế tại các điểm phù hợp, thuận tiện để bảo đảm giảm thời gian chờ đợi cho hành trình suôn sẻ hơn.Đại diện Grab cũng thông tin, hãng đang nỗ lực để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu di chuyển của người dân. Cụ thể, Grab đang triển khai một số chương trình thưởng để khuyến khích đối tác tài xế tích cực hoạt động hơn cùng nhiều khuyến mãi cho người dùng.
Bên cạnh tình trạng sức khỏe của Nguyễn Xuân Son, việc chân sút nhập tịch khi nào sẽ có thể trở lại thi đấu cũng là đề tài nhận được sự quan tâm lớn từ đông đảo người hâm mộ bóng đá. Trả lời câu hỏi này, ThS-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc điều hành Motion lad kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Vinmec cho biết: "Tính từ thời điểm phẫu thuật, nếu tuân thủ tốt quá trình phục hồi chức năng, cầu thủ có thể tập luyện với cường độ tối đa sau khoảng 6 tháng. Thời gian quay trở lại thi đấu không thể khẳng định trước mà sẽ phải xác định thông qua các bài kiểm tra phân tích vận động. Theo các nghiên cứu ở các cầu thủ bóng đá, trung bình sẽ mất khoảng 9 tháng để có thể trở lại thi đấu".Theo ThS Nguyễn Quyết Thắng - Kỹ thuật viên trưởng Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học thể thao, Vinmec, lộ trình phục hồi chức năng của Nguyễn Xuân Son kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng. "Trong 1 - 2 tuần đầu, mục tiêu kiểm soát đau, kích hoạt thần kinh cơ và phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng nếu có. Các giai đoạn tiếp theo hướng đến tăng cường sức mạnh, cải thiện tầm vận động, thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Sau 6 tháng tập luyện cường độ tối đa, nếu đạt tiêu chuẩn, Nguyễn Xuân Son sẽ được phép thi đấu trở lại", ông Thắng thông tin.Chưa hết, sau khi hồi phục và trở lại sân cỏ, việc cầu thủ từng dính chấn thương nặng có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như trước hay không là một chuyện khác. Về vấn đề này, ThS-BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc điều hành Motion lad kiêm bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Vinmec Times City đánh giá, mục tiêu điều trị cao nhất của Y học thể thao là giúp các vận động viên có thể lấy lại được phong độ như trước khi chấn thương. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự phối hợp giữa các bên bao gồm: đội ngũ y tế, bản thân vận động viên và ban huấn luyện tại CLB cũng như đội tuyển quốc gia. Về lý thuyết, với chấn thương dạng này, Xuân Son có đủ khả năng quay trở lại phong độ như trước. Tuy nhiên trên thực tế, việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác""Tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Vinmec, chúng tôi đã phẫu thuật cho rất nhiều VĐV đỉnh cao của bóng đá Việt Nam, đa phần đều là trụ cột của CLB và đội tuyển quốc gia, điển hình như Thái Thị Thảo, Chương Thị Kiều thi đấu ở World Cup sau những chấn thương dây chằng rất nặng, Nguyễn Thị Vạn vô địch cúp quốc gia cũng sau chấn thương đứt dây chằng, Nguyễn Văn Toản bắt chính ở SEA Games sau phẫu thuật khớp vai 6 tháng, Lê Văn Xuân trở lại đội hình của CLB Hà Nội sau 1 năm... và còn rất nhiều trường hợp điều trị không phẫu thuật khác. Vì vậy chúng tôi tin rằng, trường hợp của Xuân Son cũng hoàn toàn có khả năng phục hồi một cách tốt nhất để trở lại cống hiến cho CLB và đội tuyển Việt Nam", ThS-BS Hồ Ngọc Minh nói thêm.
Đất và người An Nam xưa trung thực trong 'Nước Nam một thuở'
Lễ hội Việt Nhật lần thứ 10 tại TP.HCM chủ đề "Cùng nắm chặt tay nhau - Đến tận mai sau" vừa khai mạc sáng nay, 8.3 tại Công viên 23.9, quận 1, TP.HCM thu hút hàng ngàn du khách hai nước. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cùng đoàn đại biểu hai nước thăm nhiều gian hàng tại đây, trong đó có gian hàng của JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, nghe giới thiệu về Trường ĐH Việt Nhật và nhiều dự án khác.Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, cho biết trong nhiều năm JICA đã và đang có cơ hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cương vị là cơ quan của chính phủ Nhật Bản triển khai các dự án hợp tác phát triển chính thức (ODA). Năm nay là lần thứ 4 JICA tổ chức gian hàng tại Lễ hội Việt Nhật. Các gian hàng của JICA được giới thiệu tại lễ hội nhằm mang các dự án hợp tác đến gần với công chúng hơn, thuộc 4 lĩnh vực: giáo dục, biến đổi khí hậu, phát triển cộng đồng và du lịch (cử tình nguyện viên Nhật Bản) và giao thông.Trong lĩnh vực giáo dục có Dự án nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Dự án hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ."Trường ĐH Việt Nhật (VJU - ĐH Quốc gia Hà Nội) là biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Nhật Bản được thành lập năm 2014. Từ năm 2015, JICA đã thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ trường đặt nền móng các chương trình đào tạo thạc sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 1.100 học viên và sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ của trường", ông Sugano Yuichi cho biết.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Hayashida Takayuki, chuyên gia JICA, điều phối viên Dự án hợp tác kỹ thuật nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU), cho biết tại trường đang có 6 chương trình bậc ĐH và 8 chương trình sau ĐH, các ngành học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội."Thế mạnh của Trường ĐH Việt Nhật là từ năm nhất, năm 2, sinh viên được tập trung học các môn học liên quan kỹ năng mềm, các kiến thức nhân văn, khuyến khích sáng tạo... trước khi sinh viên được học kiến thức chuyên môn vào năm 3, năm 4. Ngoài ra, tại trường thì sinh viên các ngành khác nhau, ở bậc thạc sĩ và cử nhân có thể cùng học tập, cùng nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trải nghiệm", ông Hayashida Takayuki cho hay.Ông Hayashida Takayuki cho hay thêm một ngành học đang được quan tâm tại VJU đó là ngành kỹ sư xây dựng, đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ, tại đây các sinh viên và học viên được học kỹ thuật xây dựng metro của Nhật Bản, được học hỏi, tham quan trên thực tế tại tuyến metro tại TP.HCM.Ông Hayashida Takayuki cho biết hiện nay Trường ĐH Việt Nhật đang nghiên cứu và có kế hoạch mở những ngành mới, chương trình đào tạo mới và đang chờ sự đồng ý, phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, để có thể tuyển sinh vào mùa thu 2025, cho năm học 2025-2026. Có thể kể tới như ngành nghiên cứu về châu Á (dạy bằng tiếng Anh); ngành hướng tới xây dựng và đào tạo nhân lực phục vụ ngành bán dẫn ở Việt Nam; ngành liên quan tự động hóa; ngành khoa học máy tính (đã có chương trình đào tạo cử nhân, trường đang cân nhắc mở chương trình đào tạo thạc sĩ). Tại lễ hội Việt Nhật 2025 hôm nay, bên cạnh các dự án về giáo dục, JICA còn trưng bày dự án về chương trình phái cử tình nguyện viên của JICA. Chương trình phái cử tình nguyện viên người Nhật sang Việt Nam đã được thực hiện trong vòng 30 năm qua với hơn 750 tình nguyện viên đã sang làm việc tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, phát triển cộng đồng...Và đáng chú ý là dự án xây dựng tuyến metro số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) được trưng bày và giới thiệu với du khách. Đây là một trong những dự án lớn nhất của JICA đã hoàn thành và bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 22.12.2024. Ngày mai, 9.3.2025, lễ khánh thành chính thức tuyến metro số 1 sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhiều chính khách 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.