Hai nguyên nhân chính khiến sinh viên quốc tế không chọn du học Anh
Trong tuần, giá cà phê có 3 phiên tăng, kỳ hạn tháng 6 có tổng mức tăng 150 USD và xen giữa là 2 phiên giảm 72 USD. Như vậy, kết quả giao dịch cả tuần này giá cà phê tăng 78 USD/tấn. Sau 3 tuần giảm liên tiếp, xu hướng giá cà phê tăng đã quay trở lại.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM có hoạt động nổi bật nào trong năm 2023?
Ngày 3.3 (theo giờ Mỹ), trong khuôn khổ chương trình quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Mỹ nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ, Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA) do TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo cao cấp của Sony Pictures (một trong những hãng phim lớn ở Hollywood, thành viên của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ) nhằm tiến đến hợp tác sản xuất phim ở Việt Nam.Đại diện Sony Pictures có ông Sanford Panitch, Chủ tịch Sony Pictures, ông Andy Davis (Chủ tịch phụ trách sản xuất phim), bà Katie Goldstein (Giám đốc điều hành)… Được biết, Sony Pictures sản xuất khoảng 15 bộ phim lớn mỗi năm, đa số là phim chiếu rạp (có thể kể đến loạt phim nổi tiếng như Spider-Man, Venom, Men in Black, Paddington in Peru, Bad Boys for Life…).Tại buổi làm việc, TS Ngô Phương Lan cho biết, VFDA được thành lập năm 2019 với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của điện ảnh Việt Nam bằng cách tư vấn, đề xuất, xây dựng chính sách điện ảnh. VFDA nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển môi trường cho ngành điện ảnh trong nước, đồng thời từng bước hội nhập sâu hơn trên trường quốc tế. Giới thiệu về những điều kiện, ưu đãi nếu nhà đầu tư đến Việt Nam sản xuất phim, TS Lan chia sẻ, Việt Nam có khả năng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhà sản xuất phim từ khắp nơi châu Á và thế giới, bởi Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Về cơ chế chính sách theo luật Điện ảnh mới có hiệu lực từ năm 2023 đã mở hơn so với luật cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà làm phim trong nước và quốc tế. Chưa kể làm phim ở Việt Nam với chi phí sản xuất phải chăng."Trong khi chờ chính phủ quy định chính sách ưu đãi khuyến khích cho các nhà làm phim sản xuất phim ở Việt Nam, hiệp hội đã nỗ lực hỗ trợ các tỉnh, thành tại Việt Nam trong việc nhận thức tầm quan trọng và tiềm năng của ngành công nghiệp điện ảnh, bên cạnh phát triển văn hóa, du lịch", TS Lan cho biết.VFDA đã xây dựng được bộ chỉ số thu hút đoàn phim (PAI), khuyến khích các địa phương tự đánh giá theo các tiêu chí PAI. PAI sẽ giúp các địa phương từng bước hiểu được những nhu cầu cụ thể của một đoàn phim, đồng thời là cầu nối hữu ích khi tạo ra những điều kiện cơ bản thuận lợi để thu hút quay phim tại địa phương."Ví dụ quay phim tại địa phương về xe cộ, khách sạn, ăn uống, cảnh quay, nhân lực… các tỉnh hỗ trợ tối đa, thậm chí miễn phí để đoàn làm phim có điều kiện tốt nhất khi đến quay phim", TS Lan nói.Tại buổi gặp, ông Sanford Panitch đánh giá cao về sự nỗ lực của VFDA trong việc quảng bá điện ảnh Việt Nam ra thế giới và hỗ trợ các nhà làm phim trong nước lẫn quốc tế. Việc tổ chức thường niên Liên hoan phim Châu Á tại Đà Nẵng (DANAFF) cũng là một bước tiến lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp điện ảnh tại Việt Nam.Ông bày tỏ sự quan tâm đến việc đến Việt Nam làm phim để chiếu tại rạp, nhưng có nhiều lo lắng về các ưu đãi tài chính, năng lực của đoàn làm phim địa phương và khả năng kiểm duyệt phim. Phía Sony Pictures cho rằng đây cơ hội tuyệt vời để các nhà làm phim Hollywood khám phá các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, hợp tác với các đối tác tại Việt Nam, mong muốn VFDA là đơn vị hỗ trợ để có thể thảo luận về dự án cụ thể trong thời gian tới."Chúng tôi rất hào hứng có dịp tham gia DANAFF, sự kiện này sẽ là cơ hội tuyệt vời để giao lưu và kết nối với các nhà làm phim, nhà sản xuất từ khắp nơi trên thế giới. Tôi thấy Việt Nam là đất nước có kiến trúc độc đáo cùng những tài năng điện ảnh mới mẻ, trẻ, mang đến nhiều cơ hội thú vị trong lĩnh vực sản xuất phim ảnh. Nhưng ở giai đoạn khó khăn hiện tại, điều quan trọng nhất là ưu đãi tài chính và tìm kiếm tài trợ để cùng sản xuất phim", ông Andy Davis bày tỏ.Theo ông Andy Davis, "trong quá trình sản xuất, các hãng phim thường quay lại những địa điểm quen thuộc như Anh, Đông Âu, Úc. Nhưng chúng tôi đang khao khát tìm kiếm những môi trường mới để thỏa sức sáng tạo trong các bộ phim của mình". Ông Andy Davis cho rằng, ưu đãi tài chính từ chính phủ địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định địa điểm quay phim của các nhà làm phim ở Mỹ, bởi các ưu đãi giúp giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất phim phải đối mặt là quy trình duyệt kịch bản tại các quốc gia có yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt.Tuy nhiên, TS Ngô Phương Lan nhấn mạnh, theo luật Điện ảnh mới - cởi mở cho các nhà làm phim, chỉ cần nộp kịch bản phần quay phim ở Việt Nam, còn lại có thể tóm tắt kịch bản, làm sao phù hợp với các quy định ở Việt Nam, đảm bảo bộ phim có thể được sản xuất, công chiếu thuận lợi nhất.VFDA chia sẻ thêm, ngân sách trung bình cho một bộ phim ở Việt Nam dao động từ 2 triệu USD đến tối đa 4 triệu USD, những bộ phim này có thể mang lại doanh thu phòng vé đáng kể, có bộ phim đã lên đến khoảng 25 triệu USD."Trong khi chờ chính phủ Việt Nam ban hành nhừng quy định cụ thể về ưu đãi tài chính cho các phim nước ngoài quay tại Việt Nam, VFDA có thể tìm những gói ưu đãi từ các địa phương quay phim, đồng thời tư vấn để dự án phim vừa đảm bảo đúng quy định của luật Điện ảnh, vừa đạt được yêu cầu về nội dung và tài chính của phía Sony Pictures", TS Ngô Phương Lan cho biết.
Hàng cây kiểng sà ngọn ra đường
Theo Bộ TN-MT, ngày 24.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao Quyết định thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường với 13 Ủy viên Ban Thường vụ. Trong đó, ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giữ chức Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025.Trước đó, ngày 19.2, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Phó bí thư thường trực Đảng ủy Chính phủ đã ký Quyết định số 36-QĐ/ĐU thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, là Đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Đảng bộ Chính phủ, trên cơ sở tổ chức lại Đảng bộ Bộ NN-PTNT và Đảng bộ Bộ TN-MT. Sau khi hợp nhất, Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường có 84 tổ chức Đảng trực thuộc, hơn 10.000 đảng viên; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện theo Quy định số 253-QĐ/TW ngày 24.1.2025 của Ban Bí thư.Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 19 ủy viên. Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ chỉ định ông Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, giữ chức Phó bí thư thường trực Đảng ủy; ông Ngô Hồng Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT), giữ chức Phó bí thư chuyên trách.Bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ TN-MT, kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Nguyễn Văn Trường, Phó bí thư thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ NN-PTNT, giữ chức Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra.Cũng theo Bộ TN-MT, ngày 19.2, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm 10 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Trước đó, ngày 14.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.Cụ thể, tăng thêm 1 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là không quá 7; tăng thêm 4 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Tài chính là không quá 9; tăng thêm 4 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Xây dựng là không quá 9; tăng thêm 2 thứ trưởng để tổng số Thứ trưởng Bộ Nội vụ là không quá 7; tăng thêm 1 Phó thống đốc để tổng số Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quá 6.Đối với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngày 18.2, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1533/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Môi trường được tăng thêm 5 thứ trưởng để tổng số thứ trưởng không quá 10 nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bố trí, sắp xếp cán bộ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Môi trường là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy.
Tờ New York Post ngày 15.3 dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết chiến dịch quân sự của ông tại tỉnh Kursk là một thành công, trong bối cảnh binh sĩ Ukraine đang rời khỏi lãnh thổ Nga mà họ giành quyền kiểm soát từ tháng 8.2024.Ukraine gây chấn động với chiến dịch tấn công táo bạo vào mùa hè và từng giành quyền kiểm soát một khu vực có diện tích khoảng 1.250 km2. Một trong những mục tiêu đặt ra cho hướng tấn công Kursk là nhằm khiến lực lượng Nga không tiến được vào thành phố chiến lược quan trọng Pokrovsk ở đông nam Ukraine, một mục tiêu mà ông Zelensky cho biết đã đạt được."Tôi tin rằng sứ mệnh đã hoàn thành. Tôi nghĩ rằng tình hình ở hướng Pokrovsk hiện đã ổn định và sẽ rất khó [cho Nga] để tìm lại cơ hội chiếm Pokrovsk", theo nhà lãnh đạo.Ông cho biết chiến dịch tấn công Kursk đạt được mục tiêu chính là kéo bớt quân Nga ra khỏi các hướng tấn công Pokrovsk ở miền đông, cũng như Kharkiv và Sumy ở đông bắc Ukraine."Đầu tiên, áp lực giảm ở hướng Kharkiv. Quân Nga đã chuyển nhiều binh lục từ đó về Kursk. Sau đó Nga bắt đầu rút quân từ miền đông, nhưng không từ bỏ mục tiêu chính của mình là Pokrovsk," ông nói. Tổng thống Zelensky tuyên bố tình hình ở khu vực Pokrovsk và Kharkiv "hiện đã được ổn định".Dù vậy, Tổng thống Zelensky thừa nhận lực lượng Ukraine đang chịu sức ép lớn tại mặt trận Kursk. "Tình hình tại đó hiển nhiên là rất khó khăn", ông Zelensky cho hay.Ukraine đã tấn công vùng Kursk từ tháng 8.2024, và giới lãnh đạo Ukraine nhiều lần tuyên bố sẽ sử dụng vùng lãnh thổ đã kiểm soát tại đó để làm con bài trao đổi trong các cuộc đàm phán tương lai.Tuyên bố thành công của ông Zelensky được đưa ra khi phần lớn lực lượng của Ukraine được cho là đã rút khỏi Kursk, bắt đầu từ ngày 5.3.Tổng thống Zelensky chưa xác nhận toàn bộ quân Ukraine đã rời khỏi Kursk chưa, nhưng tính đến sáng 14.3 vẫn còn binh sĩ Ukraine tại đó, theo chuyên gia John Hardie của Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ (Mỹ)."Một số binh sĩ Ukraine dường như vẫn còn ở vùng ngoại ô phía tây Sudzha và khu vực Guyevo", ông Hardie cho biết.Nhưng tổng số theo ông vẫn thấp hơn nhiều so với ước tính "hàng ngàn" binh sĩ mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập hôm 14.3 trên mạng xã hội Truth Social. Ông chủ Nhà Trắng nói thêm rằng ông "khuyến nghị mạnh mẽ" Tổng thống Putin tha mạng cho những binh lính đang bị bao vây đó.Phản hồi đề nghị của ông Trump, ông Putin cho biết phía Nga sẽ tha mạng nếu những binh sĩ Ukraine tại Kursk đầu hàng. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cũng tuyên bố rằng các binh sĩ này sẽ bị tiêu diệt "một cách không thương tiếc" nếu họ không đầu hàng.Nhiều quan chức, chuyên gia Mỹ và Ukraine hôm 14.3 bác bỏ thông tin binh sĩ Ukraine bị bao vây tại Kursk, vì việc rút quân đã diễn ra trong hơn một tuần.
Buộc tài xế quét dọn nhựa đường rơi vãi
Đây là những gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6, do Bộ TT-TT tổ chức tại Hà Nội sáng 15.1.Diễn đàn năm nay có chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".Phát biểu tại diễn đàn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số đã và đang khẳng định vai trò động lực chủ chốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới. Bên cạnh biểu dương cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam về những nỗ lực không ngừng và những thành tựu đã đạt được, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển vững mạnh như: việc thiếu hụt nguồn nhân lực ảnh hưởng đến khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp, chỉ tham gia vào nút thắt khiêm tốn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Lấy ví dụ một chiếc áo bán ra trong đó thiết kế, vải, nhuộm, chỉ, cúc… đều của người khác, Tổng Bí thư băn khoăn: "Liệu mình thu nhập được bao nhiêu trên những sản phẩm này. Có chăng đóng góp của chúng ta chỉ là công lao động và ô nhiễm môi trường". Tổng Bí thư dẫn chứng thêm, ngành điện tử, sản xuất điện thoại và linh kiện ở khu vực FDI xuất khẩu 100% nhưng nhập khẩu đến 80% giá trị linh kiện này. Samsung đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008 đến nay, tại Thái Nguyên có 60 doanh nghiệp, đối tác cung ứng cho Samsung thì có đến 55 doanh nghiệp nước ngoài. Tại Bắc Ninh có 176 đối tác cấp 1 cung ứng thì có 164 doanh nghiệp nước ngoài. "Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là cung cấp dịch vụ an ninh, xuất ăn công nghiệp, xử lý rác thải… Tôi muốn nêu rõ bất cập này để các doanh nghiệp thấy chúng ta đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như trong năng lực cạnh tranh quốc tế", Tổng Bí thư nói.Từ thực tế, sự đóng góp của khu vực FDI đối với việc nâng cao tiến bộ khoa học nội địa còn thấp, trên 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ lạc hậu, 5% sử dụng công nghệ cao, Tổng Bí thư lưu ý: "Sắp tới đây chúng ta phải thu hút FDI có chọn lọc tốt hơn, đừng để Việt Nam trở thành cứ điểm lắp ráp, gia công, bãi rác của công nghệ thế giới. Trong khi doanh nghiệp trong nước thì không học hỏi được điều gì".Trên tinh thần của Nghị quyết 57 được ví như "khoán 10 trong nông nghiệp đối với ngành khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo", Tổng Bí thư mong muốn sẽ nhận được những báo cáo là trí tuệ của Việt Nam, công nghệ số Việt Nam đóng góp bao nhiêu phần trăm vào sản phẩm công nghệ số, đóng góp bao nhiêu phần trăm giúp các sản phẩm thông minh hơn, thẩm mỹ hơn, được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn, những tên Việt Nam nào được vinh danh trong các phát minh sáng kiến.Tổng Bí thư gợi mở các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn tới. Thứ nhất, nỗ lực tự cường, tự chủ công nghệ, phát triển công nghệ chiến lước, công nghệ lõi. Đây là căn cơ để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ số. Thứ hai, tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ số, bởi theo Tổng Bí thư, hạ tầng số sẽ đóng vai trò cốt lõi cho việc thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại có dung lượng lớn, băng thông rộng, đồng bộ và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối toàn quốc và phát triển kinh tế số.Thứ ba, khơi nguồn nhân tài và thu hút chuyên gia công nghệ cao. Theo đó, cần tăng cường chính sách thu hút nhân tài công nghệ cao, xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực nội địa để tạo ra các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu khu vực và quốc tế.Thứ tư, xây dựng hệ sinh thái công nghệ số bền vững, đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái công nghệ số với sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ.Thứ năm, phát triển kinh tế số và xã hội số, từng bước hình thành và phát triển các lĩnh vực về kinh tế số như: Chính phủ số, xã hội số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển công nghệ ứng dụng về quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công, thúc đẩy giao dịch điện tử, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho mọi người dân.Thứ sáu, nâng cao năng lực vị thế năng lực toàn cầu. Chúng ta phải phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới. Đến năm 2030 đưa Việt Nam vào top 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển công nghệ số, đồng thời tạo ra ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế.Thứ 7, thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác với các tổ chức doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới, thu hút thêm các tổ chức nghiên cứu, sản xuất công nghệ số vào Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, đưa các sản phẩm ra thị trường quốc tế.Đối với doanh nghiệp công nghệ số, Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Chúng ta cần đồng lòng, quyết tâm và khát vọng mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta nhìn thấy ở đây không chỉ là cơ hội mà còn là trách nhiệm trong việc góp phần hiện thực hóa các mục tiêu lớn lao mà Đảng và Nhà nước đặt ra trong Nghị quyết 57. Hãy biến khát vọng dẫn đầu thành hành động cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần dấn thân vào các lĩnh vực tiên phong, chủ động tiếp cận công nghệ mới, không ngừng đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung xây dựng các sản phẩm mang tính đột phá, tạo ra giá trị thực sự phục vụ lợi ích người dân".Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là thời điểm chín muồi của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đoàn kết, chung sức xây dựng một tương lai vững bền cho ngành công nghệ số nước nhà. Đây không chỉ là sứ mệnh cao cả, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định mình, đưa các sản phẩm dịch vụ "Make in Vietnam" vươn xa, góp phần đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.