'Ông lớn' Vinhomes tuyển hàng ngàn nhân sự cho mô hình kinh doanh mới
Tuy nhiên Angelina Jolie cũng làm rõ rằng bà Marcheline Bertrand không khiến cô cảm thấy đó là một sự hy sinh, minh tinh 50 tuổi chia sẻ: "Bà ấy thực sự muốn tôi trở thành một diễn viên. Tôi không nhớ mình đã đưa ra lựa chọn đó như thế nào nhưng tôi nhớ điều đó khiến mẹ tôi rất vui. Mẹ tôi là người quản lý của tôi và chúng tôi là một đội".Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí W, ngôi sao phim Tiên hắc ám chia sẻ về người mẹ quá cố của mình - bà Marcheline Bertrand: "Tôi đã làm điều đó ngay từ đầu vì đó là ước mơ của mẹ tôi. Bà theo đuổi sự nghiệp diễn xuất, nhưng khi 25 tuổi, bà đã ly hôn và có hai đứa con nên quyết định tập trung toàn bộ cuộc sống cho thiên chức làm mẹ".Nữ diễn viên từng đoạt giải Oscar thú nhận rằng cô luôn muốn mua nhà cho mẹ mình và thậm chí bắt đầu trả các hóa đơn cho bà Marcheline Bertrand ngay từ khi kiếm được những tháng lương đầu tiên.Năm 2007, bà Marcheline Bertrand qua đời sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư vú khi mới 57 tuổi. Angelina Jolie nhớ lại: "Khi mẹ tôi qua đời, việc trở thành diễn viên của tôi đã trở nên khó khăn hơn vì tôi nhận ra bà là người chịu trách nhiệm lớn nhất".Nữ diễn viên Kẻ cướp lăng mộ nói rằng việc mất mẹ là nỗi đau lớn nhất: "Khi tôi nhìn lại thời điểm đó, tôi có thể thấy cái chết của mẹ đã ảnh hưởng tôi như thế nào. Nó không đột ngột, nhưng đã thay đổi rất nhiều điều bên trong tôi. Mất đi tình yêu thương, vòng tay ấm áp và mềm mại của mẹ giống như việc ai đó xé toạc tấm chăn bảo vệ của tôi".Marcheline Bertrand và nam diễn viên Jon Voight kết hôn năm 1971. Cặp đôi có với nhau 2 người con chung là James Haven và Angelina Jolie. Nhưng họ đã sớm ly hôn vì sự không chung thủy của Jon Voight."Khi cha tôi ngoại tình, cuộc sống của mẹ tôi đã thay đổi. Nó đã thổi tắt giấc mơ về cuộc sống gia đình của bà. Nhưng bà vẫn yêu việc làm mẹ và yêu chúng tôi", nữ minh tinh Hollywood cho biết.
Highlights VBA 2023: Nha Trang Dolphins thắng thuyết phục Saigon Heat ở trận chung kết 3
Theo TechSpot, ByteDance - tập đoàn công nghệ Trung Quốc đứng sau TikTok, vừa công bố OmniHuman-1 - một hệ thống deepfake có khả năng tái tạo hình ảnh con người với độ chân thực đáng kinh ngạc. Những video do OmniHuman-1 tạo ra có thể đánh lừa người xem thông thường, làm mờ ranh giới giữa thật và giả trong nội dung số.Khác với những mô hình deepfake trước đây, OmniHuman-1 chỉ cần một bức ảnh và một đoạn âm thanh để tạo ra video hoàn chỉnh. Người dùng có thể điều chỉnh tỷ lệ khung hình, bố cục cơ thể, hoặc thậm chí chỉnh sửa các cử động trong video có sẵn. AI (trí tuệ nhân tạo) này có thể thay đổi động tác tay và cử chỉ với độ chính xác cao, giúp sản phẩm trông tự nhiên hơn. Tuy nhiên, một số chi tiết vẫn chưa hoàn hảo, chẳng hạn như tư thế cầm ly rượu không tự nhiên hoặc bàn tay xoay vặn kỳ lạ trong một video mô phỏng bài giảng của Albert Einstein.Mô hình này được huấn luyện trên 18.700 giờ video, sử dụng phương pháp "omni-conditions" để học hỏi từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm văn bản, âm thanh và chuyển động cơ thể. Dù đạt được những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ deepfake cũng đặt ra nhiều rủi ro nghiêm trọng. Những năm gần đây, deepfake đã bị lạm dụng để thao túng thông tin, lừa đảo tài chính và tấn công danh tiếng cá nhân. Trong kỳ bầu cử năm 2024, nhiều video deepfake được sử dụng để gây hiểu lầm cho cử tri. Năm ngoái, các vụ lừa đảo tài chính liên quan đến deepfake khiến hàng tỉ USD bị đánh cắp, trong đó có một trường hợp kẻ gian mạo danh diễn viên Brad Pitt để lừa một phụ nữ chuyển khoản 850.000 USD.Lo ngại trước các nguy cơ này, nhiều chuyên gia về đạo đức AI đã kêu gọi xây dựng quy định kiểm soát deepfake. Một số bang của Mỹ đã ban hành luật chống deepfake độc hại, nhưng vẫn chưa có khung pháp lý liên bang toàn diện. California từng đề xuất dự luật cho phép tòa án buộc gỡ bỏ deepfake và xử phạt hành vi phát tán, nhưng quá trình lập pháp vẫn gặp nhiều trở ngại.Hiện tại, ByteDance chưa công bố kế hoạch phát hành OmniHuman-1, nhưng một bài nghiên cứu về mô hình này đã được công bố, cho thấy tiềm năng và nguy cơ của công nghệ deepfake ngày càng phát triển.
Du học sinh Việt ‘dạy’ bạn bè quốc tế... chơi tết
Khoang nội thất Toyota Yaris Cross thiết kế tương tự phong cách của nhiều mẫu xe được phát triển dựa trên nền tảng Daihatsu như Wigo, Raize, Avanza hay Veloz. Vẫn là kiểu màn hình giải trí đặt nổi trên mặt táp-lô, vô lăng 3 chấu, đồng hồ dạng điện tử, cụm nút bấm và cần số quen thuộc.
Định cư Mỹ luôn là giấc mơ của nhiều cá nhân tài năng mong muốn tìm kiếm cơ hội mới trên vùng đất của sự phát triển và thịnh vượng. Trong đó, chương trình EB-2 NIW (National Interest Waiver) nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt dành cho những cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực như công nghệ, khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ này, một luật sư di trú giàu kinh nghiệm đóng vai trò không thể thiếu.EB-2 NIW là chương trình định cư đặc biệt, cho phép người nộp đơn tự mình hoàn thiện hồ sơ mà không cần thư mời làm việc hay giấy chứng nhận lao động. Thay vào đó, ứng viên cần chứng minh dự án của mình mang lại lợi ích quốc gia cho nước Mỹ thông qua ba yếu tố then chốt:Quy trình xin EB-2 NIW không hề đơn giản và đòi hỏi sự chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng. Đây là lúc một luật sư di trú có kinh nghiệm bước vào với vai trò dẫn dắt hành trình định cư của bạn.Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, Harvey Law Group (HLG) đã khẳng định vị thế là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế. Đội ngũ luật sư của HLG không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn tận tâm, minh bạch và luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.HLG tự hào đã hỗ trợ hàng trăm gia đình hoàn thành hồ sơ EB-2 NIW và các chương trình đầu tư định cư khác. Thành công của chúng tôi không chỉ đến từ số lượng hồ sơ được chấp thuận mà còn từ sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng.
147 VĐV tranh tài tại giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân
Gần như chắc chắn Trung Kiên sẽ là thủ thành số một của đội tuyển U.22 Việt Nam tại kỳ SEA Games diễn ra tại Thái Lan. Anh đang thể hiện phong độ ổn định trong màu áo HAGL trong 2 mùa giải qua, được gọi lên đội tuyển Việt Nam dự AFF Cup và được học tập kinh nghiệm từ HLV thủ môn huyền thoại Hàn Quốc Lee Woon-jae cũng như các đàn anh Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu. Không phải ngẫu nhiên mà CLB Công an Hà Nội lại khao khát có được Hồ Văn Cường ở thời điểm họ đã sở hữu cả 2 hậu vệ phải hàng đầu Việt Nam là Hồ Tấn Tài, Vũ Văn Thanh. Đội bóng ngành công an nhận ra tiềm năng phát triển của cầu thủ quê Nghệ An. Ở tuổi 22, anh đã có "thâm niên" 4 mùa giải thi đấu ở V-League. Điểm mạnh của Văn Cường là tốc độ, thể lực và khả năng hỗ trợ tấn công ấn tượng. Khi đội tuyển U.22 Việt Nam đang có nhiều cầu thủ tấn công giỏi, nhiều khả năng HLV Kim Sang-sik sẽ xếp Văn Khang chơi hậu vệ trái như những gì ông đã làm tại đội tuyển Việt Nam. Ở một giải đấu như SEA Games, áp lực trong khâu phòng ngự cho chàng trai quê Phúc Thọ sẽ không quá lớn. Anh có thể cùng Đình Bắc hay Vĩ Hào tạo thành mũi khoan lợi hại bên hành lang trái của đội tuyển U.22 Việt Nam. Trưởng thành từ lò đào tạo HAGL-JMG, Nhật Minh lại đang khẳng định bản thân trong màu áo CLB Hải Phòng. Từ mùa giải 2023-2024, anh đã được HLV Chu Đình Nghiêm trọng dụng nhờ lối đá thông minh, chắc chắn, giỏi không chiến. Mùa này, anh cũng đá có 7 lần đá chính, 3 lần ra sân từ băng ghế dự bị tại V-League. Mùa 2024-2025, HAGL đang là đội bóng chơi phòng ngự phản công ấn tượng ở V-League. Một trong những điểm tựa từ phía sau của HAGL là trung vệ trẻ Phạm Lý Đức. Anh đã chơi trọn vẹn 11 trận từ đầu mùa, luôn thể hiện một phong độ ổn định. Cầu thủ này có thể hình tốt, khỏe, rất giỏi đeo bám và cũng đã có 1 bàn thắng tại V-League. Trước đó, anh có 2 mùa giải chơi cho CLB Bà Rịa Vũng Tàu ở giải hạng nhất. Ở tuổi 19, Nguyên Hoàng đã có 2 mùa giải chơi tại V-League với tổng số phút thi đấu là gần 1.000, con số đang mơ ước với rất nhiều cầu thủ trẻ. Anh cũng là trụ cột của các đội tuyển U.20 Việt Nam, U.22 Việt Nam thi đấu tại các giải châu Á và khu vực. Thể hình tốt, khả năng phán đoán tình huống, chuyền dài, sự máu lửa là những điểm mạnh trong lối chơi của Nguyên Hoàng. Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về Thái Sơn, cầu thủ nổi bật bậc nhất của bóng đá Việt Nam vài năm qua. Anh được gọi lên đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, trụ cột của CLB Thanh Hóa thời HLV Velizar Popov. Đơn giản, anh sẽ là mắt xích quan trọng của đội tuyển U.22 Việt Nam tại SEA Games 33 sắp tới. Nam Hải cũng là một tiền vệ có nhiều kinh nghiệm thi đấu tại V-League khi anh đã góp mặt ở giải 4 mùa. Với thể hình tốt, khả năng chơi bóng thông minh, anh có thể giúp đội tuyển U.22 Việt Nam kiểm soát tốt tuyến giữa. Ngoài ra, tiền vệ này sút xa rất tốt và có thể chơi ở vị trí trung vệ. Vĩ Hào chắc chắn là mảnh ghép không thể thiếu với những gì anh đã thể hiện trong khoảng thời gian vừa qua. Tỏa sáng ở CLB Bình Dương, chơi hay trong màu áo đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024 và vẫn đang duy trì một phong độ, nền tảng thể lực sung mãn, tiền đạo quê An Giang được đánh giá là ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu Vua phá lưới SEA Games 33. Đình Bắc chưa được HLV Kim Sang-sik tin tưởng, trao cơ hội ở đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, ở cấp độ U.22, anh vẫn là một nhân tố nổi bật. Thời điểm này, anh cũng được HLV Alexandre Polking cho ra sân thường xuyên để duy trì phong độ và tích lũy kinh nghiệm. Vị trí sở trường của Văn Trường là tiền vệ trung tâm. Tuy nhiên, khi đội tuyển U.22 Việt Nam còn thiếu một tiền đạo cắm kinh nghiệm thì Văn Trường hoàn toàn có thể đảm nhiệm vai trò này. Anh từng chơi rất hay ở VCK U.20 châu Á 2023 ở vị trí mũi nhọn khi có thể lùi sâu, làm tường, tạo ra sự kết nối giữa các tuyến.

Ông Phan Văn Mãi: 'Tôi được các công dân trẻ tiêu biểu truyền năng lượng tích cực'
10 câu hỏi này sẽ tiết lộ tuổi thơ có gặp tổn thương hay không
Với 18 điểm, 10 kiến tạo, 3 cướp bóng, Madarious Gibbs của Nha Trang Dolphins nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu nhưng cầu thủ gốc Việt Dominique Tham nhận được nhiều lời khen nhất khi đóng góp 26 điểm cùng tinh thần thi đấu "rực lửa".
Mưu sinh khi tết cận kề: Người già kiếm sống
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Theo dõi, chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; định hướng sử dụng ngân sách nhà nước.Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh. Công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng. Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.Đồng thời, Thủ tướng kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt; Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các ban chỉ đạo khác.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình theo dõi, chỉ đạo Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.Đồng thời, thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề thường xuyên về thi đua - khen thưởng, cải cách hành chính; đặc xá.Ngoài ra, có thêm các lĩnh vực cải cách tư pháp; phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lao động, việc làm, người có công, bình đẳng giới.Các nội dung liên quan đến Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đã tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước...Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng kiêm nhiệm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; Trưởng ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng vắng mặt và được ủy nhiệm.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà theo dõi, chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực giao thông vận tải; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xây dựng; tài nguyên và môi trường; biến đổi khí hậu; nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Xóa đói giảm nghèo; các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; cơ chế, chính sách chung về đấu thầu...Ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam...Phó thủ tướng Lê Thành Long theo dõi, chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế; giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; các vấn đề xã hội; công tác quản lý về cai nghiện ma túy; việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.Ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh T.Ư; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm...Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực kế hoạch đầu tư; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ nhà nước; chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững...Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông theo dõi, chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương. Các lĩnh vực ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam...Ông là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền...Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng theo dõi, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số; phát triển các loại hình doanh nghiệp; kinh tế tập thể, hợp tác xã; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; các nội dung liên quan đến công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)...; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.Ông là Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Phụ trách Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào... Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Giúp Thủ tướng Chính phủ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài.Phó thủ tướng Mai Văn Chính, theo dõi, chỉ đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ VH-TT-DL. Các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao; truyền thông, báo chí, xuất bản.Ông cũng theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ông là Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch.
SUNWIN.net
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư