Cuộc chơi chia rẽ
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã trở thành đại diện cuối cùng giành vé lọt vào tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Trước lượt trận cuối bảng C diễn ra chiều nay (9.3), Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đứng hạng ba với 3 điểm, hiệu số 0. Thầy trò HLV Tạ Hồng Hà đang cạnh tranh trực tiếp tấm vé cuối cùng với ĐH Huế, đội đứng thứ ba bảng A với 3 điểm, hiệu số -5.Để có vé với tối thiểu là vị trí thứ ba xuất sắc nhất, điều kiện cần của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là thua với cách biệt dưới 6 bàn ở trận gặp Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Ở cuộc so tài lúc 15 giờ 30 ngày 9.3, thầy trò HLV Tạ Hồng Hà đã nhập cuộc tốt trong 20 phút đầu. Song, khoảnh khắc mất tập trung từ phút 23 đến 27 đã khiến Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM liên tục nhận bàn thua. Vũ Việt Hoàng trở thành ngôi sao của Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, với pha dứt điểm cận thành dội xà vào lưới, cùng tình huống tâng bóng điệu nghệ qua đầu đối thủ để nhân đôi cách biệt.Dẫn trước 2-0, Trường Sư phạm TDTT Hà Nội không còn đẩy cao nhịp độ, mà đá thong dong để tiết kiệm thể lực. Bên phía đối diện, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng không mạo hiểm dồn lên tấn công. Tỷ số 2-0 được giữ đến hết trận. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vào tứ kết với tư cách một trong hai đội hạng ba xuất sắc nhất.Như vậy, 8 đội bóng lọt vào tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam bao gồm: Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (bảng A), Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, Trường ĐH Văn Hiến (bảng B), Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (bảng C).Trong 8 đội bóng này, chỉ có 2 đội từng góp mặt ở tứ kết năm ngoái, đó là chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng Trường ĐH Văn Hiến. Sự góp mặt của những tên tuổi mới mẻ một lần nữa cho thấy sức hấp dẫn và diễn biến khó đoán tại sân chơi bóng đá sinh viên.Các trận đấu trong khuôn khổ tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam diễn ra trong các ngày 11 và 12.3 trên sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Nhận định AC Milan vs Sampdoria (17 giờ 30 hôm nay 3.4): Đại thắng tại San Siro?
Trước việc giá cà phê tăng dựng đứng, câu hỏi mà nhiều người quan tâm lúc này là sắp tới sẽ diễn biến ra sao. Ông Nguyễn Đắc Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV thương mại Nga Thanh tại H.Krông Nô (Đắk Nông), cho biết: Từ chiều tối 26.3, giá cà phê tại địa phương đã đạt mốc 100.000 đồng/kg sau khi giá thế giới liên tục tăng nhiều ngày trước đó. Giá cà phê cứ tăng khiến nhiều người nắm giữ cà phê không dám bán ra vì sợ lỗ. Điều này làm cho nguồn cung càng khan hiếm, đẩy giá tiếp tục leo thang. Nhiều đơn vị không gom được hàng giao cho đối tác dù đã tăng giá thu mua cao hơn mức bình quân trên thị trường. Cục diện thị trường căng thẳng kéo dài nhưng là sự căng thẳng "ngọt ngào", nhất là với người trồng cà phê. Trước đó, ở mốc giá khoảng 95.000 đồng/kg, nhiều bà con nông dân đã chốt lời trong sự hưng phấn vô cùng.
Mất vé dự Olympic, Indonesia còn phải xin lỗi vì CĐV xúc phạm nghiêm trọng U.23 Guinea
Nhạc sĩ Dương Thụ hiện cũng đang đảm nhận vai trò Giám đốc mô hình Salon Văn hóa Cà phê thứ 7 - chuỗi không gian văn hóa phi lợi nhuận, là điểm hẹn của những người có cùng đam mê và mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa nghệ thuật nước nhà như âm nhạc, điện ảnh, hội họa, điêu khắc..., đã hình thành và phát triển hơn 15 năm qua.
Ngày 7.1, TAND cấp cao tại TPHCM bước qua phần xét hỏi đối với 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cùng các đồng phạm.Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8.2021 - 12.2022) và bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1.2014 - 7.2021) đều giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.Trong đó, bị cáo Hà nhận trách nhiệm là người đứng đầu, nhưng không đồng ý về chịu trách nhiệm chung số tiền 40 tỉ đồng như bản án sơ thẩm đã quy kết. Bởi bị cáo cho rằng mình "không đòi hỏi cũng như không đưa ra bất cứ yêu cầu về quyền lợi riêng nào".Cũng theo bị cáo Hà, ngay khi giữ chức cục trưởng, bị cáo đã thiết lập đường dây nóng, có lịch tiếp công dân hằng tuần để nhận phản ánh của người dân về tiêu cực. Ngoài ra, bị cáo còn chỉ đạo xây dựng cải cách và sửa đổi phần mềm kiểm định xe cơ giới nhằm bịt lỗ hổng về an ninh, đảm bảo về an toàn thông tin, vừa giúp cho doanh nghiệp, vừa chống tiêu cực.Bị cáo Trần Kỳ Hình khai chỉ chịu trách nhiệm đối với số tiền hơn 7,1 tỉ đồng hưởng lợi cá nhân, chứ không chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền tham ô của Cục Đăng kiểm.Bị cáo Trần Anh Quân (cựu quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới) cũng giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Quân bị TAND TPHCM tuyên phạt 14 năm tù về tội "nhận hối lộ". Bị cáo khai nhận hối lộ mỗi một bộ hồ sơ từ 1 - 3 triệu đồng.Như Thanh Niên thông tin, tháng 8.2024, xét xử sơ thẩm TAND TP.HCM phạt bị cáo Trần Kỳ Hình 19 năm tù về tội "nhận hối lộ" hơn 7,1 tỉ đồng, 6 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", tổng hợp hình phạt chung là 25 năm tù.Tòa phạt các bị cáo Đặng Việt Hà 19 năm tù về tội "nhận hối lộ"; Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, phụ trách hoạt động của Phòng Tàu sông) 4 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" vì hành vi cấp thông báo năng lực cho 15 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện.Với 251 bị cáo còn lại, HĐXX tuyên phạt từ 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 30 năm tù.Bị cáo Trần Kỳ Hình với vị trí cục trưởng, vì vụ lợi cá nhân nhận tiền của các bị cáo từ đơn vị đăng kiểm tư nhân hơn 7,1 tỉ đồng. Ngoài ra, bị cáo còn phê duyệt thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đúng quy định. Hình đã nộp lại 2,85 tỉ đồng và 12.000 USD khắc phục hậu quả.Đối với bị cáo Đặng Việt Hà, theo tòa, bị cáo đã thiếu giám sát và chỉ đạo lãnh đạo các phòng ban Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm trên cả nước nhận hối lộ; bị cáo vì vụ lợi cá nhân, khi nhận nhiệm vụ cục trưởng đã chỉ đạo cấp dưới nâng mức tiền nhận hối lộ của bản thân lên cao nhất. Tổng số tiền bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm chung là hơn 40 tỉ đồng, hưởng lợi 8,55 tỉ đồng.Bản án này đã bị Viện KSND TP.HCM kháng nghị vào tháng 9.2024, vì cho rằng mức hình phạt mà TAND TP.HCM đã tuyên đối với 18 bị cáo trong vụ án là quá nhẹ, chưa đảm bảo tính răn đe phòng ngừa. Ngoài ra, còn có khoảng 140 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Vụ án có khoảng 100 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo.Theo kế hoạch, phiên tòa được xét xử kéo dài từ ngày 6.1 - 17.1.
Rà soát, quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chuẩn quốc tế
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.