Nhà thơ Nhiên Đăng nhận giải nhất cuộc thi Thơ hay Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...Loạt iPad mới ra mắt trong vài tháng tới
Theo The Verge, trong bối cảnh tương lai của TikTok tại thị trường Mỹ còn nhiều bất ổn, Instagram được cho là đang ấp ủ một kế hoạch táo bạo khi biến tính năng Reels thành một ứng dụng độc lập.Theo nguồn tin từ The Information, Giám đốc Adam Mosseri của Instagram đã thảo luận về dự án tách biệt Reels với các nhân viên. Động thái này được cho là một phần trong 'Project Ray' của Meta, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Instagram với đối thủ TikTok.Việc tách Reels thành ứng dụng riêng cho thấy tham vọng của Meta trong việc chiếm lĩnh thị trường video ngắn đang phát triển mạnh mẽ. Ứng dụng độc lập sẽ cho phép Instagram tập trung vào trải nghiệm người dùng, tương tự như cách TikTok đã thành công.Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Meta thử sức với mô hình này. Năm 2018, công ty từng ra mắt ứng dụng video ngắn Lasso, nhưng sau đó đã phải đóng cửa vào năm 2020 để tập trung vào Reels. Bài học từ Lasso cho thấy việc cạnh tranh với TikTok không hề dễ dàng.Ngoài việc tách ứng dụng, Project Ray còn có các kế hoạch cải thiện thuật toán đề xuất nội dung và mở rộng thời lượng video trên Reels lên đến 3 phút tại Mỹ. Điều này cho thấy Instagram đang nỗ lực tối đa để thu hút và giữ chân người dùng.Thời điểm này có thể được xem là cơ hội vàng cho Instagram. Với 170 triệu người dùng tại Mỹ, TikTok vẫn đang đối mặt với nguy cơ bị cấm. Instagram được cho là đã tận dụng tình hình này để 'lôi kéo' các nhà sáng tạo nội dung từ TikTok bằng các khoản tiền thưởng và ra mắt Edits, một công cụ chỉnh sửa video tương tự CapCut của ByteDance.Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu Reels có còn được tích hợp vào ứng dụng Instagram chính hay không nếu ứng dụng độc lập được ra mắt. Tuy nhiên, việc tách ứng dụng cho thấy Meta đang đặt cược lớn vào tương lai của Reels trong cuộc chiến video ngắn đầy khốc liệt.
Quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH
Tâm sự với bạn đọc, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhớ lại những ngày còn nhỏ ở quê, làng Đo Đo ở thị trấn Hà Lam (Quảng Nam) không có nhà sách nào cả. "Vùng tôi ở nghèo lắm. Mỗi khi có người ở phố về tôi lại có thêm vài cuốn sách để mang đi đổi với bạn. Còn hết sách đổi thì qua nhà bạn ngồi cả ngày đọc cho xong cuốn sách mới về. Năm lên lớp 9, tôi vào TP.Tam Kỳ lần đầu tiên mới được tới nhà sách. Nhìn một nơi có quá nhiều sách vở mênh mông như vậy, thực sự tôi không dám thở mạnh. Nhà sách ấy đẹp như ngôi đền thiêng liêng và hoa lệ, khiến một thằng bé nhà quê như tôi chỉ biết rón rén bước đi trong tâm trạng lo sợ và hồi hộp...", nhà văn bồi hồi nhớ lại.
Năm 2022, bà Phạm Nguyễn Thị Hoài Thu (trú TP.HCM) ký hợp đồng và nhận thu nhập tại 3 công ty do Cục Thuế TP.HCM (từ 1.3 là Chi cục Thuế khu vực II) quản lý.Ngày 18.5.2024, bà nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022, đính kèm hợp đồng lao động ký ngày 26.11.2023 với Công ty TNHH LG tới Cục Thuế tỉnh Đồng Nai (từ 1.3 thuộc Chi cục Thuế khu vực XV).Ngày 22.5.2024, bà nhận được thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế với lý do, căn cứ theo điểm b.2 khoản 8 điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Quản lý thuế: "Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng".Theo cán bộ thụ lý hồ sơ, ở thời điểm quyết toán thuế (cán bộ xác định là thời điểm tháng 12.2022), bà Thu không giảm trừ gia cảnh tại Công ty TNHH LG nên không thuộc đối tượng quyết toán thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Nai. Cục này đề nghị bà Thu hủy tờ khai quyết toán thuế để nộp lại cơ quan thuế đúng theo quy định.Bà Thu không đồng ý thông báo này. Theo bà, từ tháng 11.2023 tới nay, bà ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội và giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại Công ty TNHH LG thuộc quản lý của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai nên thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2022 (ngày 18.5.2024) bà nộp hồ sơ tới Cục Thuế tỉnh Đồng Nai là đúng.Gửi câu hỏi tới Cổng thông tin điện tử Chính phủ mới đây, bà Thu hỏi trường hợp của bà theo đúng quy định thì phải nộp tại cơ quan thuế nào? Thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 là thời điểm nộp hồ sơ tới cơ quan thuế hay là thời điểm nhận thu nhập?Hồi đáp trường hợp của bà Thu, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai cho biết, luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau: thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.Trong khi đó, theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc diện tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn từ 2 nơi trở lên thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế như sau: cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú. Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu nhập tại một nơi hoặc nhiều nơi đã khấu trừ 10% thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.Cá nhân cư trú trong năm có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi nhưng tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nơi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú...Căn cứ hướng dẫn nêu trên, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 (chậm nhất là ngày 4.5.2023), bà Thu có 3 nguồn thu nhập tại Công ty cổ phần G.G thuộc cơ quan thuế quản lý là Chi cục Thuế Q.3 (Cục Thuế TP.HCM); Công ty TNHH S. và Chi nhánh Công ty TNHH LG thuộc cơ quan thuế quản lý là Cục Thuế TP.HCM thì bà nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2022 tại cơ quan thuế quản lý công ty nơi bà tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân.
Chiến sự Ukraine ngày 801: Nga hủy diệt tên lửa tầm xa ATACMS, xe tăng Abrams
Căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu về tên gọi sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy: giữ nguyên tên Bộ Tài chính sau khi hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính.Giữ nguyên tên Bộ Nội vụ sau khi hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ. Giữ nguyên tên Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất Bộ GTVT và Bộ Xây dựng.Giữ nguyên tên Bộ KH-CN sau khi hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN. Giữ nguyên tên Bộ VH-TT-DL sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ TT-TT. Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.Các bộ, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như đề xuất tại báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, gồm: Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.Đồng thời, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ TT-TT sang Bộ VH-TT-DL. Chuyển bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Ngoài ra, phần quản lý về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của T.Ư của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư đã được chuyển về Ban Tổ chức T.Ư; nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển về Bộ Công an. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tinh gọn bộ máy bên trong.Bộ Tài chính tổ chức lại Tổng cục Thuế thành Cục Thuế (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại Cục Thuế của 63 tỉnh, thành phố thành 20 Chi cục Thuế khu vực. Sắp xếp, cơ cấu lại 420 chi cục thuế cấp huyện và khu vực liên huyện thành 350 đội thuế khu vực liên huyện. Sau sắp xếp dự kiến giảm khoảng 1.005/4.141 đầu mối (24,27%).Tổng cục Hải quan thành Cục Hải quan (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại 35 Cục Hải quan khu vực thành 20 Chi cục Hải quan khu vực; dự kiến giảm khoảng 485/902 đầu mối (53,77%). Kho bạc Nhà nước (cấp tổng cục) thành Kho bạc Nhà nước, tương đương cấp cục (10 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 kho bạc nhà nước cấp tỉnh thành 20 kho bạc Nhà nước khu vực; dự kiến giảm khoảng 431/1.049 đầu mối (41,09%). Tổng cục Dự trữ Nhà nước thành Cục Dự trữ nhà nước (có 7 ban); sắp xếp, cơ cấu lại 22 Dự trữ nhà nước khu vực thành 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực.Tổng cục Thống kê tổ chức lại thành Cục Thống kê (có 14 đơn vị) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 Cục Thống kê cấp tỉnh thành 63 Chi cục Thống kê cấp tỉnh; sắp xếp, cơ cấu lại 565 Chi cục Thống kê cấp huyện thành 480 Đội hoạt động theo mô hình liên huyện (giảm 15% đầu mối).Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập, có 14 ban (giảm 7 đơn vị); sắp xếp, cơ cấu lại đầu mối bên trong của 63 BHXH cấp tỉnh thành 35 BHXH khu vực; sắp xếp, cơ cấu lại 640 BHXH cấp huyện xuống còn 350 BHXH liên huyện, bỏ 147 tổ nghiệp vụ (giảm 651/1.465 đầu mối, tương đương với 44,4%).Văn phòng Chính phủ hợp nhất Vụ Tổng hợp và Vụ Thư ký - Biên tập thành Vụ Tổng hợp - Thư ký. Đề nghị Văn phòng Chính phủ rà soát để sắp xếp thu gọn thêm đầu mối, bảo đảm giảm tối thiểu từ 15 - 20% đầu mối. Ban Chấp hành T.Ư dự kiến sẽ họp vào ngày 23 - 24.1, Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp vào khoảng thời gian từ ngày 12 - 17.2. Do đó, các bộ, ngành gửi phương án sắp xếp, tinh gọn lên Bộ Nội vụ trong ngày 13.1.