$673
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của gamevui. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ gamevui.Đội tuyển Việt Nam đã ngược dòng đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận chung kết lượt về, qua đó trở thành nhà vô địch AFF Cup 2024. Các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan. Khó khăn chồng chất, nhưng tất cả chỉ tô đậm thêm bản lĩnh của đội tuyển Việt Nam với màn ngược dòng kinh điển, qua đó trở thành tân vương Đông Nam Á. HLV Kim Sang-sik chia sẻ sau trận: "Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua. Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam.Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: "Ông đã giữ Tuấn Hải trên ghế dự bị trong phần lớn các trận ở AFF Cup 2024, nhưng lại sử dụng anh ở chung kết để rồi Tuấn Hải đã ghi 2 bàn thắng. Đó có phải là bất ngờ thú vị ông dành cho THái Lan". HLV Kim Sang-sik đáp lời: "Khi tôi chuẩn bị cho các trận đấu, tôi luôn nghĩ tới cách phải thắng bằng được. Với Tuấn Hải, dù không ra sân nhiều nhưng cậu ấy luôn tận hiến, tập luyện chuyên nghiệp và nỗ lực trên sân tập. Tôi đã nghĩ cậu ấy có thể làm được điều gì đó ở trận chung kết này. May mắn là Tuấn Hải đã tỏa sáng. Cảm ơn cậu ấy vì điều đó, vì đã luôn cố gắng và chuyên nghiệp". Báo Thanh Niên hỏi tiếp: "HLV Ishii nói bàn thắng thiếu fair-play của Thái Lan là một pha lập công đẹp. Ông nghĩ sao?" HLV Kim Sang-sik trả: "Trước tiên, tôi muốn nói về bàn thắng của Thái Lan. Tôi thất vọng về cách hành xử của họ. Đó không phải bàn thắng thực sự đúng nghĩa đâu. Nhưng quan trọng là, chúng tôi đã nỗ lực để có được chiến thắng này". Mọi chiến thắng đều có giá trị của nó. Xin chúc mừng thầy trò HLV Kim Sang-sik!Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của gamevui. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ gamevui.Giải đấu quan trọng đầu tiên trong năm 2025 mà các cơ thủ billiards carom 3 băng hàng đầu thế giới sẽ tranh tài là World Cup Bogota diễn ra ở Colombia, từ ngày 24.2 đến 2.3. Trước World Cup Bogota, các cơ thủ xuất sắc của Việt Nam như Trần Quyết Chiến, Trần Thanh Lực, Bao Phương Vinh, Chiêm Hồng Thái… sẽ di chuyển sang Mỹ để tham dự một giải đấu khởi động, nhằm cọ xát và duy trì cảm giác. Giải đấu này được tổ chức tại Houston, từ ngày 21 đến 22.2.Vì giải đấu quy tụ nhiều cơ thủ có trình độ khác nhau, nên sẽ phân hạng dựa theo trình độ. Nói cách khác, cơ thủ được đánh giá có trình độ cao hơn sẽ phải chấp điểm đối phương. Theo đó, Trần Quyết Chiến được đánh giá có đẳng cấp cao nhất sẽ thi đấu chạm 40 điểm. Các cơ thủ xuất sắc khác của Việt Nam như Trần Thanh Lực, Bao Phương Vinh và Chiêm Hồng Thái hạng Pro, đánh chạm 38 điểm. Ngoài ra, còn có hạng Master (đánh chạm 35 điểm), A+ (đánh chạm 32 điểm), A (đánh chạm 29 điểm), B+ (đánh chạm 26 điểm) và B (đánh chạm 23 điểm).Cũng ở giải đấu này vào năm 2024, Bao Phương Vinh là người đã giành chức vô địch. Trần Quyết Chiến dừng chân ở bán kết, còn Chiêm Hồng Thái vào đến tứ kết.Khoảng 70 cơ thủ (trong đó có Trần Quyết Chiến các tay cơ chuyên nghiệp của Việt Nam) sẽ cạnh tranh cho chức vô địch trị giá 5.000 USD (khoảng 127 triệu đồng). Á quân được 3.000 USD, hạng 3 nhận 2.000 USD, còn hạng 4 nhận 1.000 USD. Hạng 5 - 8 cùng nhận 250 USD.World Cup billiards carom 3 băng Bogota (Colombia) 2025 diễn ra từ ngày 24.2 đến ngày 2.3. Theo đó, có 5 cơ thủ Việt Nam góp mặt tranh tài ở chặng đấu World Cup đầu tiên trong năm 2025 gồm: Trần Quyết Chiến, Trần Thanh Lực, Bao Phương Vinh, Chiêm Hồng Thái và Trần Đức Minh. Trong số này, Đức Minh phải đánh từ vòng loại cuối cùng; 4 cơ thủ còn lại được đặc cách thi đấu từ vòng chính (vòng 32). ️
Trưa 24.1, đại diện Cục CSGT Bộ Công an cho biết, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (thuộc Cục CSGT) vừa bàn giao hồ sơ liên quan đến vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc sang cơ quan điều tra để làm rõ, xử lý theo thẩm quyền.Trước đó, trưa 22.1 mạng xã hội xuất hiện thông tin ô tô con mang biển số 30L - 561.XX có hành vi tạt đầu, lạng lách, chèn ép nhiều lần trước đầu xe khách mang biển số 24H - 022.XX với quãng đường gần 1 km trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa bàn H.Sóc Sơn (Hà Nội).Đáng chú ý, làn đường xảy ra sự việc cho phép chạy tối đa 100 km/h nên hành động của lái xe con là rất nguy hiểm.Ngày 23.1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 đã mời 2 lái xe lên làm việc. Trong đó lái xe khách là ông N.V.K (43 tuổi, trú H.Bảo Thắng, Lào Cai) và lái xe con là anh N.H.T (24 tuổi, trú H.Yên Sơn, Tuyên Quang).Tại trụ sở công an, lái xe khách cho biết trước đó không quen biết và không có mâu thuẫn với tài xế ô tô con. Thời điểm xảy ra sự việc trên xe khách này có 33 hành khách. Sự việc xảy ra khiến nhiều người hoang mang, lo sợ.Trong khi đó, tài xế xe con trình bày trong quá trình đi trên đường cao tốc, xe khách vượt lên và va chạm vào gương xe của mình nhưng lái xe khách không dừng lại mà vẫn tiếp tục di chuyển. Do bức xúc, anh T. đã vượt lên, tạt đầu xe khách nhiều lần trên đoạn đường gần 1 km để yêu cầu ô tô này dừng lại. Đỉnh điểm, anh T. đã lái ô tô con chặn đầu xe khách giữa đường cao tốc. ️
Ghé một hàng xôi trên đường đi làm buổi sáng, Phan Hạnh (27 tuổi, TP.HCM) miệng vừa đặt hàng, tay vừa giơ điện thoại lên quét mã thanh toán. Một bảng nhỏ in mã QR được người bán đặt ngay ngắn trước sạp hàng, đủ để các khách hàng bận rộn với vài phút ghé qua như Hạnh nhìn là "hiểu ý" ngay quán có nhận chuyển khoản."Em MoMo rồi nhé", Hạnh giơ màn hình điện thoại có dấu tích giao dịch thành công, hàm ý "đã trả tiền". Xác nhận bằng cái gật đầu gọn lẹ của người bán, toàn bộ quá trình giao dịch diễn ra trên điện thoại, không cần tiền mặt trao tay, trong chưa đầy 1 phút.Quỳnh Lê (23 tuổi, TP.HCM) thậm chí không còn thói quen mang theo tiền mặt từ nhiều năm nay. "Bây giờ ra đường, muốn mua từ bánh mì, cốc cà phê,... đều có các app thanh toán chuyển trả được hết. Ngồi nhà thì mua sắm online, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, xem phim,... cũng chỉ cần lên ví điện tử, app ngân hàng", Quỳnh cho hay.Hạnh hay Quỳnh nằm trong hơn 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân của người Việt năm 2024, ghi nhận mức tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỉ đồng, theo số liệu từ NHNN. Lượng người dùng và giá trị giao dịch khẳng định sự lên ngôi của thanh toán không dùng tiền mặt. Mã QR gần như phủ sóng từ trung tâm thương mại, siêu thị lớn… đến từng chợ dân sinh, hàng phở, hàng cửa hàng tạp hóa, gánh xôi, xe cà phê lưu động...Không chỉ phổ biến từ nhà ra ngõ, "thanh toán điện tử" cũng trở thành cụm từ khóa được bàn tán sôi nổi trên… mạng xã hội, theo báo cáo fintech cuối năm 2024 do Reputa công bố. Giới trẻ đặc biệt yêu thích hình thức này, rỉ tai nhau nhiều bí kíp tận dụng thanh toán online tích điểm đổi quà, săn ưu đãi, hoàn tiền, nhận voucher ưu đãi... Chỉ riêng trên ứng dụng như MoMo, người dùng đã có thể đổi nhiều thẻ quà từ ăn uống, đi lại, mua sắm,... trên 180.000 đối tác đa ngành hàng từ làm đẹp, giải trí, thời trang, du lịch,...Nhưng để thực sự phủ sóng diện rộng, các ứng dụng như MoMo, Zalopay, Viettel Money,... - tận dụng sự phát triển của internet di động và dữ liệu, đã tạo nên cuộc cách mạng trong thanh toán nhờ vươn được tới các vùng sâu, vùng xa…, giúp người dân chưa có điều kiện mở tài khoản ngân hàng có thể tận hưởng sự tiện lợi của "không dùng tiền mặt". Số lượng tài khoản Mobile-Money của người Việt Nam đến tháng 6.2024 đã đạt 9,13 triệu tài khoản, theo báo cáo mới nhất từ EY. Trong đó, khoảng 70% được mở tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.Cũng giống như cách khiến việc "ra đường không cần mang theo ví" thành bình thường, các ứng dụng tài chính đang tiếp tục biến những dịch vụ phức tạp thành giản đơn, nhờ "chìa khóa" công nghệ và dữ liệu.Từ những thanh toán nhỏ hằng ngày, ứng dụng tài chính ngày nay với công nghệ AI có khả năng tự động phân loại hóa đơn vào từng danh mục, từ đó tổng hợp nên bức tranh chi tiêu, phản ánh chính xác tình hình tài chính cá nhân để giúp người dùng quản lý dễ dàng, hiệu quả.Đến các dịch vụ hành chính công, vốn "gắn mác" là nhiều thủ tục, rườm rà như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí trước bạ ôtô, xe máy, đóng phạt vi phạm giao thông,.... nay hóa nhẹ tênh khi "lên app", hoàn thành phút mốt, mọi nơi, mọi lúc... Theo thống kê của MoMo, trong năm 2024, bên cạnh các cổng thanh toán khác, kênh thanh toán này chiếm 35% tổng số giao dịch không dùng tiền mặt trên cổng dịch vụ công quốc gia..Cũng với cách tiếp cận "đơn giản hóa các quy trình phức tạp" trên, rất nhiều dịch vụ tài chính khác nhờ vậy tiếp cận được với số đông người dân, bất kể khoảng cách địa lý, độ tuổi, thu nhập, trình độ,... Mô hình siêu ứng dụng điển hình như MoMo có khả năng tích hợp hệ sinh thái thanh toán, tiết kiệm, quản lý tài chính, đầu tư… trên một nền tảng duy nhất, trong tầm tay mọi người. Không còn là cuộc chơi của doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao, một người dùng với số tiền dù khiêm tốn vẫn có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến chỉ từ 500.000 đồng, mua chứng chỉ quỹ chỉ từ 10.000 đồng, đầu tư chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng trong 2-3 phút.Hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, cho mọi người, các ứng dụng tài chính cũng nỗ lực đưa những khách hàng chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái của mình. Sản phẩm Ví Trả Sau của MoMo là một ví dụ điển hình khi trở thành "phao cứu sinh tài chính" cho nhiều người không có lịch sử tín dụng được phê duyệt các khoản vay chính thống, chi trả các nhu cầu cơ bản hằng ngày.Với những nỗ lực không ngừng trong việc "bình dân hóa" và đưa các dịch vụ tài chính đến gần hơn với đời sống hàng ngày của người Việt, MoMo vừa đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp có mặt trong Bảng xếp hạng Top 10 Thương hiệu Tốt nhất Việt Nam năm 2024 (Best Brand Rankings 2024 in Vietnam), được công bố bởi hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab.Khi đứng cạnh các thương hiệu thuộc những lĩnh vực thiết yếu như F&B, thương mại điện tử, điện máy, công nghệ,... sự xuất hiện của MoMo - ứng dụng fintech duy nhất trong bảng xếp hạng - càng khẳng định rằng các dịch vụ tài chính đang ngày càng gần gũi và thiết yếu như chính hơi thở của người tiêu dùng Việt. Càng khẳng định rằng, tương lai của tài chính không dùng tiền mặt, tiện lợi và dễ dàng, đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển của xã hội Việt Nam. ️