Lần đầu tiên hãng bay của ông Nguyễn Quốc Kỳ lãi 3 tháng liên tiếp
Sau quá trình nâng cấp vắt qua 2 mùa bóng, CLB Quảng Nam hân hoan trở lại sân nhà Tam Kỳ để tiếp đón CLB Bình Dương lúc 17 giờ ngày 9.2. Như để bù lại cho cơn khát bóng đá người hâm mộ xứ Quảng dồn nén suốt bao lâu qua, sân Tam Kỳ sẽ hoạt động hết công suất sau lời đề nghị của CLB Đà Nẵng.Được biết trong suốt quá trình nâng cấp sân Tam Kỳ, CLB Quảng Nam của HLV Văn Sỹ Sơn vừa tập ở TP.Tam Kỳ, thuê tập thêm ở sân Quân khu 5 và mượn sân Hòa Xuân của người hàng xóm Đà Nẵng làm sân nhà.Nay khi nhà cửa đã được cải tạo khang trang hiện đại, hoàn cảnh bóng đá giữa 2 người anh em Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ đổi chỗ cho nhau. Dự kiến CLB Đà Nẵng sẽ chọn sân Tam Kỳ làm sân nhà mỗi khi đội chủ nhà Quảng Nam hành quân đến đất khách.Như Báo Thanh Niên từng thông tin hồi tháng 9.2024, kế hoạch thay mặt cỏ sân Hòa Xuân đã sớm được lãnh đạo TP.Đà Nẵng lên kế hoạch trong cảnh chất lượng mặt cỏ đã xuống cấp trầm trọng sau gần 10 năm đi vào hoạt động.Một lãnh đạo CLB Đà Nẵng chia sẻ: "Mặt cỏ sân Hòa Xuân đã xuống cấp quá mức, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chơi bóng của các cầu thủ, thể hiện rõ trong trận đấu giữa CLB Đà Nẵng và CLB Hà Nội ở vòng 10 ngày 19.1 vừa qua.Sau trận đấu, VPF và BTC V-League 2024 - 2025 đã có văn bản khuyến cáo CLB Đà Nẵng không sử dụng sân Hòa Xuân làm sân nhà vì không đủ tiêu chuẩn.Do vậy, theo yêu cầu của BTC giải, CLB Đà Nẵng đã có tờ trình gửi lên Sở VH-TT TP.Đà Nẵng nhờ giúp đỡ. Theo tôi được biết, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã có công văn gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ và nhận được phản hồi tích cực.Về tinh thần lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ủng hộ chuyện này, như cách CLB Quảng Nam từng mượn sân Hòa Xuân trong lúc chờ sửa sân Tam Kỳ. Nhưng đầu tuần tới lãnh đạo CLB, lãnh đạo TP.Đà Nẵng có cuộc họp chính thức với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, chúng tôi mới có thể có câu trả lời chính thức".Nếu không có gì thay đổi, CLB Đà Nẵng sẽ có trận đấu đầu tiên trên sân Tam Kỳ với tư cách "sân nhà" vào ngày 14.2 tới, khi tiếp đón đội bóng trong nhóm đầu Thể Công Viettel ở vòng 13.Cũng theo lãnh đạo CLB Đà Nẵng: "Mọi thủ tục chuẩn bị nâng cấp sân Hòa Xuân đã sẵn sàng, thực tế đã tiến hành cải tạo một phần hệ thống cấp thoát nước. Ngay sau khi tỉnh Quảng Nam "bật đèn xanh" cho CLB Đà Nẵng mượn sân Tam Kỳ làm sân nhà, sân Hòa Xuân sẽ bước vào thực hiện cải tạo ngay".Chuyện các CLB mượn sân của nhau không hiếm. CLB SLNA từng phải mượn sân Hà Tĩnh khi sân Vinh bị VPF "tuýt còi" ở V-League 2021 hay CLB An Giang mượn sân Rạch Giá làm sân nhà ở hạng nhất sau khi tỉnh thu hồi sân Long Xuyên để bán đấu giá.Ở châu Âu, CLB Atalanta trong lúc nâng cấp sân nhà từng mượn sân San Siro của kình địch AC Milan để đá UEFA Champions League (trước đó đá trên sân Mapei của Sassuolo ở Serie A và Europa League nhưng bất tiện vì quá xa, di chuyển gần 200 km).Đà Nẵng: Vì sao thưởng tiền cho nam sinh viên đăng ký ngành giáo dục mầm non?
Ngày 16.1, sau khi lấy lời khai của các nghi phạm bơm hút cát trái phép trên lòng hồ Dầu Tiếng, Cục CSGT (Bộ Công an) đã bàn giao vụ việc cùng tang vật cho Công an H.Hớn Quản (Bình Phước) tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.Trước đó, vào tối 14.1, Cục CSGT và Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương kiểm tra trên lòng hồ Dầu Tiếng, phát hiện 9 người trên 3 chiếc sà lan không số hiệu, đăng kiểm đang bơm hút cát trái phép (bơm hút cát ngoài thời gian được quy định) trên lòng hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận H.Tân Châu (Tây Ninh).Qua lấy lời khai những người thực hiện bơm hút cát trái phép khai nhận đã được Hồ Xuân Thọ (42 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất, Thương mại Phú Thọ (H.Hớn Quản, Bình Phước) thuê làm việc bơm hút cát sau đó mang về tập kết tại bãi cát của công ty ở H.Hớn Quản.Qua kiểm tra, công an đã bắt giữ 3 sà lan với tổng cộng khoảng 120m3 cát đã được bơm hút lên sà lan chuẩn bị đưa về bãi tập kết. Các nghi phạm khai nhận mỗi sà lan thực hiện 2 lần bơm hút cát trong 1 ngày khoảng thời gian từ 17-21 giờ.Hồ Dầu Tiếng có diện tích trên 270km2 nằm trên địa bàn H.Dầu Tiếng (Bình Dương); H.Dương Minh Châu, H.Tân Châu (Tây Ninh) và H.Hớn Quản (Bình Phước).Hồ Dầu Tiếng chứa 1,58 tỉ m3 nước ngọt, được thiết kế phục vụ đa mục tiêu như phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và phòng, giảm lũ; cải thiện môi trường; chống xâm ngập mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông thuộc các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Long An và TP.HCM.Tháng 11.2024, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định đưa hồ Dầu Tiếng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ; đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình hồ Dầu Tiếng.
Cúp quốc gia: Thắng 'nghẹt thở' ở loạt sút luân lưu, ĐKVĐ Thanh Hóa có mặt ở bán kết
Theo dự thảo, một số khái niệm liên quan đến hoạt động báo chí trên không gian mạng được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, dự thảo bổ sung 3 sản phẩm thông tin mới, trong đó mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin được thiết lập trên nền tảng trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng trên mạng, cung cấp các dịch vụ, công cụ cho phép người sử dụng dịch vụ cung cấp, trao đổi, tương tác, chia sẻ thông tin với nhau.Tổ hợp báo chí truyền thông là mô hình hoạt động của cơ quan báo chí có nhiều loại hình báo chí, có các cơ quan báo chí trực thuộc, doanh nghiệp trực thuộc, đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ.Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện là tổ hợp báo chí truyền thông hoạt động nhiều loại hình, nhiều dịch vụ, có vai trò nòng cốt định hướng dư luận xã hội, có cơ chế hoạt động đặc thù.Đáng chú ý, tại dự thảo luật Báo chí (sửa đổi), Bộ TT-TT đã bổ sung quy định hoạt động báo chí trên không gian mạng. Theo đó, tại điều 30 dự thảo đề xuất, hoạt động trên không gian mạng của cơ quan báo chí phải tuân thủ quy định pháp luật về báo chí, quy định pháp luật về an ninh mạng, quy định về tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.Nhà nước đầu tư công cụ số để thực hiện giám sát hoạt động báo chí trên không gian mạng phục vụ công tác quản lý báo chí; thúc đẩy hình thành và phát triển các nền tảng số quốc gia cho báo chí.Nền tảng số báo chí ngoài đăng nội dung báo chí còn được tích hợp hoạt động dịch vụ trực tuyến theo quy định của pháp luật.Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng tin, bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí. Việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cung cấp dịch vụ mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ.Về trách nhiệm của cơ quan báo chí khi hoạt động báo chí trên không gian mạng, dự thảo quy định: cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về nội dung, bản quyền khi đăng, phát thông tin lên không gian mạng. Thông tin do cơ quan báo chí đưa lên không gian mạng phải có đăng, phát trên hệ thống chính thống của cơ quan báo chí, biên tập nội dung phù hợp với không gian mạng.Cơ quan báo chí thực hiện đăng ký, thông báo, kết nối hệ thống với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí khi mở các kênh nội dung trên không gian mạng. Cơ quan báo chí phải thực hiện kết nối trực tuyến với hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí để đo kiểm xu hướng thông tin trên không gian mạng theo quy định của Chính phủ.Tại dự thảo lần này, Bộ TT-TT cũng sửa đổi, bổ sung quy định về cải chính trên báo chí. Theo đó, cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; đồng thời, phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát trên báo chí điện tử và trên không gian mạng nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Cuộc đua giảm giá, ưu đãi gay gắt ở phân khúc gia đình cỡ nhỏ tại Việt Nam trong tháng 2.2025 đã ít nhiều cho thấy tác dụng; khi hầu hết mẫu mã ô tô đều đã tìm lại đà tăng trưởng doanh số.Cụ thể, số liệu bán hàng mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam) cho thấy, khép lại tháng vừa qua, nhóm xe này bán ra tổng cộng 2.978 xe. Doanh số này tăng hơn 400 xe, tương đương gần 17% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, ngoại trừ bộ đôi xe Nhật có giá bán cao hơn mặt bằng chung là Honda BR-V và Toyota Innova, tất cả những mẫu xe còn lại ở nhóm xe gia đình 7 chỗ cỡ nhỏ đều đạt kết quả tích cực.Trong đó, Mitsubishi Xpander tiếp tục là tâm điểm. Mặc dù vậy, trái với "cú lao dốc" bất ngờ ở tháng mở màn năm 2025; bước sang tháng 2, mẫu xe Nhật đã nhanh chóng tìm lại nhịp tăng trưởng. Theo số liệu từ báo cáo của VAMA, Xpander kết thúc tháng vừa qua với doanh số 1.053 xe, tăng 245 xe; tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó.Với kết quả này, Xpander không những duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc, mà còn tái thiết lập vị thế áp đảo về doanh số trước các đối thủ cạnh tranh, khi lại bỏ xa mẫu xe bám đuổi gần nhất Toyota Innova. Bởi tháng vừa qua, mẫu xe này chỉ bán ra 414 xe, giảm gần 100 xe, tương đương khoảng 25% so với tháng 1.2025. Nếu so với Xpander, lượng xe bàn giao của Innova thậm chí chưa bằng một nửa.Trong khi đó, "đàn em" của Innova và Toyota Veloz cũng không khá hơn. Kết thúc tháng 2, mẫu xe này dù được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cũng chỉ bán ra tổng cộng 364 xe, xếp sau Mitsubishi Xpander và Toyota Innova.Ở nhóm còn lại, Hyundai Stargazer là mẫu xe nổi bật hơn cả khi ghi nhận doanh số 304 xe, tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước. Kết quả tích cực của mẫu xe Hàn chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi, giảm giá mạnh tay được Hyundai Thành Công (HTV) và hệ thống đại lý mạnh tay áp dụng từ đầu năm; đưa giá bán thực tế của Stargazer chỉ còn khoảng 450 triệu đồng, rẻ nhất phân khúc.Những cái tên khác như Toyota Avanza, Suzuki XL7, Hyundai Custin hay KIA Carens cũng đạt kết quả tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.Riêng Honda BR-V lại là trường hợp cá biệt. Trái ngược với hầu hết đối thủ cạnh tranh, mẫu xe của Honda trong tháng 2 bất ngờ sa sút khi chỉ bàn giao đến tay khách hàng 221 xe, giảm gần một nửa so với tháng 1. Kết quả này khiến BR-V cùng với Toyota Innova trở thành một trong hai mẫu xe gia đình cỡ nhỏ ghi nhận doanh số giảm sút.Cộng dồn hai tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander như thường lệ tiếp tục xác lập vị thế dẫn đầu với gần 1.900 xe đến tay người dùng. Toyota Innova xếp ngay sau nhưng doanh số chỉ bằng một nửa. Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, hiện tại Xpander vẫn đang cho thấy sự áp đảo ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ. Tuy nhiên năm 2025, nhóm xe này dự kiến sẽ cạnh tranh gắt gao hơn nữa bởi sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, nhất là những mẫu xe đến từ Trung Quốc.
Dortmund chính thức xác nhận thời điểm chuyển nhượng Erling Haaland
Nhiều người sử dụng dịch vụ nghe nhạc Spotify trên thiết bị Apple đã thử đổi sang trải nghiệm Apple Music một thời gian nhưng sau đó vẫn quay lại lựa chọn cũ, hoặc tiếp tục sử dụng song song cả hai để tận dụng những ưu điểm của hai dịch vụ, cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm nghe nhạc. Nhưng ít người trong số này lựa chọn bỏ Spotify, dù họ đang dùng hệ sinh thái thiết bị của Apple.Với những người đang sử dụng dịch vụ nghe nhạc do Spotify cung cấp, chắc chắn họ sẽ thấy một số vấn đề còn chưa tốt của nền tảng này. Trong đó, việc Spotify liên tục đề xuất một số bài hát nhất định lặp đi lặp lại bị nhiều khách hàng bức xúc, nhưng hãng dường như không thay đổi thuật toán. Điều này phiền hà đến mức phần báo cáo tổng kết cuối năm về đề xuất nghe nhạc của dịch vụ này giống với bảng tóm tắt về danh mục bài được đề xuất hơn là thống kê về sở thích nghe nhạc cá nhân của người dùng.Thêm vào đó, một vấn đề gây khó chịu nữa là năm 2024, Spotify đã gây thất vọng vì lạm dụng AI thay vì sử dụng sự sáng tạo của nhân sự. Điều này góp phần thúc đẩy người dùng tìm kiếm một dịch vụ nghe nhạc khác nhằm thỏa mãn sở thích cá nhân của mình và Apple Music là một trong những ứng viên sáng giá nhất hiện nay bởi lượng người dùng iPhone và thiết bị do Apple sản xuất khá đông đảo.Sự thay đổi mang đến trải nghiệm mới được một thời gian thì người dùng cũng bắt đầu nhận ra Apple Music cũng có những hạn chế nhất định và có thể còn gây khó chịu hơn so với Spotify. Một trong những tính năng thiếu hụt của dịch vụ do Apple cung cấp là trải nghiệm liền mạch và linh hoạt như Spotify Connect.Đây là tính năng cho phép mọi phiên bản Spotify chạy trên các nền tảng khác nhau, thiết bị khác nhau có thể "liên lạc", miễn sử dụng chung một tài khoản. Ví dụ, người dùng bắt đầu mở ứng dụng để nghe trên điện thoại, nhưng khi ngồi xuống máy tính họ có thể tiếp tục phát nhạc không ngắt quãng từ chính thiết bị này, rồi điều khiển chuyển bài, âm lượng từ chiếc đồng hồ thông minh đang đeo trên cổ tay (nếu thiết bị này có hỗ trợ ứng dụng Spotify).Trên giao diện của dịch vụ nghe nhạc màu xanh lá, người dùng sẽ thấy một thanh biểu đạt cùng màu xanh ở phía dưới cùng với dòng chữ "Playing on..." (Đang chơi trên...) và tên của thiết bị mà phần mềm đang chạy để phát nhạc. Nội dung này đồng bộ trên toàn bộ các máy đang cài chung tài khoản Spotify. Từ đó, người dùng có thể chuyển nhạc để chơi sang các thiết bị khác nhau tùy theo ý muốn. Thậm chí nếu ra chơi nhạc bắt đầu từ loa thông minh, thiết bị này cũng biết máy tính đang bật tới đâu, chạy album nhạc nào và tiếp tục tiến trình đó.Ngược lại, Apple Music không có tính năng tương tự. Ứng dụng máy tính không biết gì về những điều đang xảy ra ở phần mềm cài trên điện thoại và ngược lại. Nếu muốn chuyển sang thiết bị khác và tiếp tục nghe, người dùng phải tìm lại bài nhạc một cách thủ công. Điều này đúng cả với loa thông minh. Nếu yêu cầu loa bật nhạc mà không nói tên bài hát hay album cụ thể, Apple Music sẽ bắt đầu phát ngẫu nhiên từ một danh sách nào đó.Người dùng sẽ không khó để tìm thấy những trải nghiệm tương tự từ rất nhiều chủ tài khoản dịch vụ Apple Music và Spotify khác đang chia sẻ về vấn đề này hằng ngày trên các nhóm cộng đồng ở internet. Nhưng không có ai giải thích được vì sao Apple với một hệ sinh thái phần mềm có trải nghiệm liền mạch giữa iOS, iPadOS, watchOS, macOS... lại để xảy ra điều này với dịch vụ âm nhạc của mình.