Trần Quyết Chiến 'thoát hiểm' ngoạn mục tại giải vô địch billiards carom Cúp quốc gia
Theo đó, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo, đề xuất.Phó thủ tướng cũng giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công an thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone theo đúng các quy định. Bảo đảm việc quản lý vốn nhà nước hiệu quả hơn và không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật.Tổng công ty Viễn thông MobiFone trước đây trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, ủy ban này kết thúc hoạt động và chuyển quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước với 19 tập đoàn, tổng công ty về các bộ, ngành quản lý.Ngoài MobiFone, 18 tập đoàn, tổng công ty còn lại sẽ được giao về Bộ Tài chính quản lý, sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.Văn hóa công sở: Nhân viên mới vào phải mời trà sữa, có 'bất công' quá không?
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.
Bị mất giấy đăng ký xe thì làm thủ tục để được cấp lại như thế nào?
Trước đó tại sự kiện công bố giải thưởng Bền đam mê, ông Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam cũng đã nhấn mạnh, giải thưởng Bền đam mê khác biệt so với các giải thưởng đã có. Theo đó, "Bền đam mê" không chỉ tôn vinh tài năng mà còn đề cao ý chí bền bỉ, khát vọng vươn lên của các bạn trẻ trong hành trình không ngừng nỗ lực để không bị bỏ lại phía sau, không bị tụt hậu. Ông Sưởng khẳng định, các cá nhân đề cử xét chọn, trao tặng giải thưởng rất đa dạng, không giới hạn về lĩnh vực, giới tính, tôn giáo hay dân tộc.Với tổng giá trị hỗ trợ lên đến 5 tỉ đồng, giải thưởng "Bền đam mê" được kỳ vọng sẽ là bệ phóng tiếp sức cho những tài năng trẻ trên hành trình khẳng định bản lĩnh cá nhân. Cụ thể, 2 tỉ đồng sẽ được ban tổ chức xét chọn dành cho các dự án đã đạt Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng; 700 triệu đồng dành cho Giải thưởng 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 và 2,3 tỉ đồng sẽ được trao cho 4 - 6 dự án đáp ứng các tiêu chí của Giải thưởng Bền đam mê.Dù quy trình xét duyệt khắt khe với tiêu chí chung và tiêu chí riêng cho từng lĩnh vực nhưng số lượng hồ sơ đề cử vẫn đạt về số lượng lẫn chất lượng. Đáng chú ý, nhiều gương mặt trẻ tiêu biểu và tài năng đã xuất hiện trong danh sách đề cử, phản ánh rõ tinh thần bền bỉ, sáng tạo của thế hệ trẻ Việt Nam. Vừa qua, Ban tổ chức giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 cho biết ghi nhận sự gia tăng đáng kể số lượng tiến sĩ trẻ tham gia đề cử, tăng thêm 21 người. Điều này cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ của thế hệ trẻ vào tri thức, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, mang đến những dự án thiết thực, ý nghĩa cho cộng đồng. Theo ông Phùng Công Sưởng, 19 đề cử vào vòng bình chọn trực tuyến Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 đều là những cá nhân nổi bật, đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam giàu ý chí, bền bỉ theo đuổi đam mê, luôn không ngừng nỗ lực, rèn luyện để vượt qua giới hạn bản thân, cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Nhiều gương mặt trong số này còn là những tấm gương truyền cảm hứng, tạo ra giá trị tốt đẹp và lan tỏa những trào lưu tích cực trong giới trẻ. Đối với Giải thưởng Khoa học Công nghệ Quả Cầu Vàng, ban tổ chức cho biết cũng ghi nhận những số liệu ấn tượng về chất lượng các đề cử tham gia giải thưởng Bền đam mê. Cụ thể, 13 cá nhân tham gia xét chọn đều là những tiến sĩ, giám đốc trẻ tuổi với thành tích khoa học - công nghệ nổi bật, bao gồm sở hữu bằng độc quyền sáng chế cấp quốc gia và quốc tế, cùng nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín thế giới.Đối với hạng mục giải thưởng Bền đam mê, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam cũng tiếp nhận nhiều hồ sơ đề cử chất lượng đến từ đa dạng lĩnh vực với giá trị và sức ảnh hưởng riêng biệt. Mỗi cá nhân là mỗi câu chuyện với hành trình truyền cảm hứng đầy xúc động và tự hào về tinh thần bền bỉ với đam mê cùng khát vọng cống hiến mãnh liệt của thế hệ trẻ Việt Nam. Những điểm sáng về số lượng và chất lượng hồ sơ đề cử chính là tín hiệu tích cực phản ánh sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ trong công cuộc lao động, sáng tạo và cống hiến. Nói thêm về điều này, tại sự kiện công bố giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024, ông Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam chia sẻ, hội đồng xét chọn đã gặp không ít "áp lực" trong quá trình đánh giá, bởi các đề cử năm nay có thành tích xuất sắc. Đặc biệt trong lĩnh vực học tập, nhiều cá nhân gây ấn tượng mạnh cả về thành tích lẫn độ tuổi, cho thấy sự tiếp nối đầy tự hào của thế hệ trẻ Việt Nam - những người luôn tràn đầy đam mê, nhiệt huyết và khát vọng cống hiến.
Tuổi thơ thằng bé Triều đã nghe câu "thằng mồ côi" từ bạn bè mãi thành quen và chai sạn, nhưng có lúc vẫn tủi hờn mặc cảm trong im lặng, không khỏi thút thít, buồn tủi, chịu không nổi thì vừa chạy… vừa khóc. Cũng từ đó biệt danh thằng Tây lai mít ướt ra đời. Thuở 7 - 8 tuổi, Triều đã lê la đầu đường xó chợ. 13 tuổi đã lận bộ bài sau lưng, đi kiếm tiền. Vừa qua tuổi trưởng thành, Triều phải gác chuyện học hành rồi bị đẩy vào lính, chống lại cha mẹ mình... "Đau lắm".
Doanh nghiệp du lịch Hàn Quốc mở tour 3 ngày 2 đêm đến Ninh Thuận
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.