$673
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của giải new zealand. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ giải new zealand.Mở đầu chương trình, Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Sarah Hooper cho biết Hương vị Úc 2025 sẽ diễn ra vào tháng 3 và tháng 4. Đây là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh nước Úc như một quốc gia sáng tạo, đổi mới, đồng thời giới thiệu chất lượng vượt trội của các sản phẩm ẩm thực Úc và thúc đẩy hợp tác giữa ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam-Úc.Theo bà Hooper, Hương vị Úc năm nay có ý nghĩa đặc biệt khi đánh dấu một năm kể từ thời điểm Việt Nam và Úc ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, khẳng định cam kết mở rộng hợp tác song phương trong thương mại, đầu tư và văn hóa.Bà Hooper cho biết thương mại hai chiều Việt Nam-Úc trong năm 2024 đạt hơn 22 tỉ AUD. Hai nước đã chứng kiến sự tăng trưởng tuyệt vời, đặc biệt trong hoạt động Úc xuất khẩu thực phẩm, sợi và lâm nghiệp sang Việt Nam và luồng thương mại từ Việt Nam sang Úc.Hương vị Úc 2025 thể hiện rõ tinh thần này bằng cách mang đến cơ hội để người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam trải nghiệm những sản phẩm nông sản và ẩm thực hàng đầu của Úc.Năm nay, bếp trưởng Ngô Thanh Hòa, Quán quân MasterChef Vietnam 2013, đảm nhận cương vị Gương mặt Đại diện chương trình. Trong vai trò này, bếp trưởng tham gia buổi ra mắt truyền thông hôm 11.3, và đảm nhận vị trí trưởng ban giám khảo cuộc thi nấu ăn hôm 12.4.Cuộc thi là sân chơi dành cho các học viên ngành bếp từ các trường dạy nghề tại TP.HCM, tạo điều kiện cho họ thể hiện kỹ năng và sự sáng tạo với các nguyên liệu cao cấp từ Úc. Người chiến thắng sẽ nhận được cơ hội đào tạo và thực tập từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành.Tổng lãnh sự Hooper khẳng định đào tạo, kỹ năng và giáo dục vô cùng quan trọng trong quan hệ đối tác Việt Nam - Úc. "Hơn 100.000 người Việt Nam có bằng cấp của Úc và rất nhiều ngành công nghiệp dịch vụ khách sạn tại Việt Nam có nền tảng vững chắc sau khi được đào tạo ở Úc", theo bà. Vì thế cuộc thi nấu ăn cũng là cơ hội cho thấy mức độ ảnh hưởng của công tác đào tạo trong mảng ẩm thực.Về phần mình, bếp trưởng Ngô Thanh Hòa chia sẻ ông rất vinh dự khi trở thành đại diện của Hương vị Úc 2025. Đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu những nguyên liệu Úc chất lượng cao đến với thực khách Việt Nam và truyền cảm hứng cho thế hệ đầu bếp trẻ.Chương trình năm nay bao gồm nhiều sự kiện sôi động, từ chương trình quảng bá ẩm thực tại các nhà hàng, cuộc thi nấu ăn, triển lãm thương mại - tiêu dùng, đến Đêm tiệc Gala, tất cả đều nhằm đưa hương vị Úc đến với thực khách Việt Nam.Đặc biệt, Hương vị Úc 2025 hợp tác cùng 29 nhà hàng hàng đầu tại TP.HCM để giới thiệu chất lượng của nông sản, trái cây tươi và các sản phẩm Úc hiện có trên thị trường Việt Nam.Để lấy được vé, từ 13.3 đến 6.4, những người mê ẩm thực Việt-Úc khi đến dùng bữa tại các nhà hàng đối tác sẽ được đóng dấu tem vào thẻ chương trình. Việc thu thập đủ 5 dấu tem ở các nhà hàng khác nhau, họ sẽ có cơ hội nhận vé miễn phí tham dự Đêm Gala Hương vị Úc hôm 12.4.Tổng lãnh sự Úc khuyến khích những người quan tâm nhanh chóng tham gia để có cơ hội đoạt được vé mời với số lượng giới hạn.Cũng vào ngày 12.4, một trong những điểm nhất của chương trình sẽ được thể hiện qua cuộc triển lãm thương mại-tiêu dùng sôi động và mở cửa miễn phí tại khách sạn The Reverie Saigon.Danh sách các nhà hàng có thể thu thập tem được đăng trên trang Facebook của chương trình (https://www.facebook.com/tasteofaustralia.vn).Hương vị Úc được ưa chuộng ở Việt NamHương vị Úc tiếp tục được chào đón trên khắp Việt Nam. Theo số liệu của Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM, trong các năm gần đây, chương trình đã đón nhận gần 10.000 đơn vị tham gia tại hơn 85 sự kiện chính thức, bên cạnh các chương trình khuyến mãi của hơn 150 đối tác nhà hàng và nhà bán lẻ. Chương trình nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của hơn 350 đối tác, nhà cung cấp, và nhà tài trợ trong lĩnh vực kinh tế tư nhân ở cả Việt Nam và Úc. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của giải new zealand. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ giải new zealand.Sáng 26 tháng chạp, sân bay Tân Sơn Nhất tấp nập người qua lại, ai nấy cũng gấp gáp tranh thủ những giây phút để về quê đoàn tụ với gia đình. Đứng nép tại góc sân bay sau chờ tới lượt làm thủ tục, nhiều người bày tỏ sự háo hức với giây phút được về quê với gia đình. Bà Nguyễn Thị Quyên (47 tuổi, quê ở H.Can Lộc, Hà Tĩnh) mừng đến rơi nước mắt trước khoảnh khắc được về quê đón tết sau ròng rã 36 năm. Người phụ nữ rời quê hương vào Bình Dương cùng người thân từ nhỏ, kể từ đó đến nay chưa một lần quay về quê đón tết. Cha bà hiện đã mất, mẹ mới vào miền Nam nên mong mỏi được về sửa sang mộ cho cha là khát khao của người phụ nữ suốt nhiều năm qua. Niềm hạnh phúc như vỡ òa với bà khi được tặng vé máy bay miễn phí để về quê đón tết và có cơ hội hoàn thành tâm nguyện của một người con. Bà Quyên làm công nhân giày da với mức lương cơ bản khoảng 5 triệu đồng/tháng. Gánh nặng kinh tế đè lên vai người phụ nữ khi mấy năm gần đây chồng bị tai biến và qua đời. Người con gái đầu đã lấy chồng nhưng bà vẫn phải nuôi hai con trai sau ăn học. Bà rất muốn về quê nhưng đành xem đó là ước mơ xa vời vì không đủ kinh phí."Khi nghe tin được tặng vé máy bay về quê miễn phí tôi mừng không từ gì có thể tả được. Tôi dành dụm từ lâu được 30 triệu đồng cùng với anh chị em gom góp, về quê thăm lại hai bà cô và làm lại mộ cho cha. Trước đây, bà cô có gọi điện giục về, nói rằng nếu không có tiền sẽ hỗ trợ nhưng tôi không thể nhận được. Bản thân rời quê đi lập nghiệp không có cho họ mà còn nhận ngược lại sẽ thấy áy náy trong lòng. Tôi hạnh phúc vì được về thăm quê sau thời gian dài đằng đẵng", người phụ nữ xúc động chia sẻ.Chị Vương Thị Nhung (38 tuổi, quê ở Bắc Giang) vào Bình Dương làm việc hơn chục năm nay. Ở quê không có công ăn việc làm ổn định, người phụ nữ chấp nhận gửi hai con cho ông bà, khăn gói vào Bình Dương làm công nhân với mong ước có tiền gửi về quê. Mỗi năm, dù khó khăn đến đâu nhưng người phụ nữ vẫn có mong ước được về quê đón tết cùng cha mẹ và các con. Năm nay, quãng đường 1.500 km dường như ngắn lại khi bà được trao vé máy bay miễn phí."Những năm trước tôi đều đi xe khách về quê nhưng năm nay thời gian di chuyển được rút ngắn. Con tôi năm nay học cấp 3, hơn ai hết tôi hiểu con rất cần cha mẹ bên cạnh trong thời gian này. Vì vậy, tôi chắt bóp chi tiêu dành dụm chi phí về quê đón tết, động viên các con cố gắng học tập", chị Nhung nói. Là một người mẹ, người phụ nữ có mong mỏi duy nhất là được gần các con. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh khó khăn nên chị đành chấp nhận cố gắng làm xa nhà thêm ít năm nữa. Tết Nguyên đán năm nay, chị và các con sẽ gặp nhau, trò chuyện sau một năm xa cách. "Chồng tôi mấy năm nay sức khỏe hơi yếu nên không về cùng được. Hai vợ chồng cùng làm công nhân với mong mỏi lớn nhất là các con được học hành đầy đủ, tương lai tốt đẹp, không phải lam lũ như cha mẹ. Ở nhà tôi còn cha mẹ già, họ cũng đang háo hức chờ con về nhà", người phụ nữ chia sẻ. Chị Phan Thị Hương (34 tuổi, quê ở Nghệ An) hiện đang làm việc tại Long An. Chị cho biết, với những người làm việc xa nhà, gánh nặng tài chính luôn là vấn đề mình quan tâm. Vì vậy, 3 năm gần đây chị không về quê ăn tết để tiết kiệm chi phí. "Lâu rồi không về quê đúng dịp tết, cả gia đình chị về ngày bình thường để giảm chi phí. Năm nay được nghỉ nhiều hơn và có chuyến bay miễn phí nên thấy yên tâm, hào hứng về quê. Giờ về tôi mang theo lạp xưởng đặc sản của Long An về làm quà cho mọi người", chị Hương bày tỏ.Chương trình "Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt tổ chức có 450 người bao gồm đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn hoặc có thành tích xuất sắc cùng người thân của họ. Theo kế hoạch, chương trình gồm hai chuyến bay, từ TP.HCM đi tới Vinh khởi hành lúc 10 giờ 25 và từ TP.HCM đi Hà Nội khởi hành lúc 15 giờ 10 ngày 26 tháng chạp. ️
Một trong những cách thoát hiểm đơn giản, nhanh chóng khi ô tô gặp sự cố là phá kính để thoát khỏi xe. Thông thường, trên ô tô có hai loại kính, gồm kính cường lực và kính nhiều lớp. Việc xác định đúng loại kính phù hợp, dễ bị vỡ vụn khi tác dụng lực từ búa phá kính sẽ giúp rút ngắn thời gian thoát khỏi xe. ️
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm. ️