$530
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của nghe hoàng thùy linh hạ phỏm. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ nghe hoàng thùy linh hạ phỏm.Chiều cuối năm, thời tiết ở TP.HCM khá mát mẻ. Từ khoảng 15 giờ, cả ngàn người bắt đầu đến công viên bờ sông Sài Gòn dạo chơi, chụp ảnh cùng hoa hướng dương. Nhiều bạn trẻ thì tranh thủ đến sớm, chọn cho mình những vị trí đứng tốt nhất để đón xem chương trình nghệ thuật chào đón năm mới. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của nghe hoàng thùy linh hạ phỏm. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ nghe hoàng thùy linh hạ phỏm.Sáng sớm nay, TP.HCM mát mẻ với nhiệt độ khoảng 23 độ C, trời phủ một màu trắng đục như sương. Đến 9 - 10 giờ sáng, dù nắng lên nhưng lớp "sương mù" vẫn còn dầy khiến nhiều người đặt câu hỏi, sương mù hay ô nhiễm bởi thời gian gần đây, ô nhiễm không khí trầm trọng đã nhiều lần tạo thành lớp sương dầy đặc đè nặng lên cuộc sống sinh hoạt của người dân TP.HCM và Hà Nội. Câu hỏi này ngay lập tức được trả lời bằng số liệu quan trắc trực tuyến của IQAIR, khoảng 8 giờ 30 phút có 3 trạm đo chỉ số AQI đạt mức cảnh báo tím. Đây cũng là ngày ghi nhận chỉ số ô nhiễm cao nhất kể từ đầu mùa khô đến nay. Dự báo tình trạng ô nhiễm sẽ còn tiếp tục duy trì trong tình trạng "rất không tốt" này đến giữa trưa và giảm nhẹ xuống mức đỏ - không lành lạnh vào đầu giờ chiều. Ngoài ra, ở hầu hết trạm đo khác trên địa bàn thành phố chất lượng không khí cũng ở mức cảnh báo đỏ.Tình trạng ô nhiễm không khí thường kéo dài từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm có khác nhau tùy theo điều kiện thời tiết và các hoạt động kinh tế xã hội của người dân. Vào thứ 5 tuần trước, là một ngày hiếm hoi chất lượng không khí của TP.HCM ở mức "xanh".Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh ở phía bắc khuếch tán sâu xuống phía nam nên thời tiết ở TP.HCM trong những tới tiếp tục dịu mát; nhiệt độ thấp nhất khoảng 22 - 23 độ C và cao nhất là 33 - 34 độ C.Các chuyên gia y tế khuyến cao, với mức độ ô nhiễm không khí như hiện nay người dân nên ở trong nhà đặc biệt là đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em và những người có bệnh về đường hô hấp. Với những người phải ra đường cần chú ý sử dụng các thiết bị bảo vệ như khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn. ️
Sáng 30.12, Bộ Y tế phối hợp UBND TP.HCM, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức Lễ Phát động "Đăng ký hiến mô, tạng - Cho đi là còn mãi". Nối tiếp thành công lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động ngày 19.5.2024 tại Hà Nội, sự kiện này đã lan tỏa ý nghĩa lớn trong cộng đồng, số lượng người đăng ký hiến tạng tăng cao.Tại lễ phát động, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cam kết với lãnh đạo trung ương sẽ đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện để tiến hành phát động đăng ký hiến mô tạng tại TP.HCM nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đồng thời, ông Mãi cho biết TP.HCM sẽ chỉ đạo ngành y tế, sở ngành các cấp triển khai công tác đồng bộ, tập trung cao cho công tác tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, nghiên cứu các chính sách, các hình thức tôn vinh để có thể động viên kịp thời các tổ chức, các cá nhân tham gia hiến mô, tạng.Việt Nam hiện đã làm chủ được chuyên môn, kỹ thuật công nghệ và tổ chức điều phối thực hiện ghép tạng. Nhưng hiện nguồn hiến mô, tạng từ người sau chết còn khan hiếm so với nhu cầu người bệnh được ghép. Tỷ lệ hiến tạng Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới, trong khi đó tỷ lệ ghép lại cao nhất khu vực Đông Nam Á với hơn 1.000 ca/năm. Dù số lượng được ghép cao như vậy nhưng danh sách những người chờ ghép tạng vẫn còn rất dài, có rất nhiều người không có tạng để ghép.Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống 6 - 8 người, giúp cải thiện sức khỏe cho gần 100 người, giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình người bệnh và xã hội. Trung bình mỗi năm Việt Nam có từ 10 đến 12 ca hiến tạng sau khi chết. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, năm 2024, Việt Nam có 39 ca chết não gia đình đồng ý hiến tặng mô, tạng. Con số này chiếm gần 13% trong tổng số ca ghép tạng. "Đây được xem là số ca cao kỷ lục của Việt Nam tính từ trước đến nay. Tuy vậy, số ca này vẫn còn ít so với nhu cầu của người đăng ký nhận tạng, số ca chờ ghép tạng.Trong năm 2024, số ca được chẩn đoán chết não đến ngày 13.12 là 189 ca, có thể thấy số ca hiến còn quá khiêm tốn. So với các nước phát triển như Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc có tỉ lệ hiến tạng khi chết não là 90% thì ở Việt Nam chỉ mới hơn 1%.", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.Để đạt được số ca hiến gọi là kỷ lục ở giai đoạn này, bên cạnh công tác truyền thông, các bệnh viện cần đẩy mạnh công tác tư vấn, vận động tại bệnh viện, thành lập tổ tư vấn để vận động tới gia đình khi phát hiện có bệnh nhân chết não tiềm năng. Theo Ban tổ chức, điều đặc biệt để tạo nên thành công là cần sự vào cuộc của cả cộng đồng xã hội, chung tay ủng hộ việc hiến tặng mô, tạng sau chết. Cần sự hoàn thiện về pháp luật để nguồn hiến mô, tạng phát triển trong thời gian tới. ️
Trao đổi với Thanh Niên Online ngày 12.1, ông Nguyễn Thanh Huy - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF) cho biết, VTF vừa nhận được đơn tố cáo của ông N.T.H ngụ P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng về việc con mình, bé N.T.N.M bị HLV đánh đập khi tập luyện taekwondo. Đơn tố cáo cụ thể như sau (nguyên văn): "Con trai tôi đã học tập và rèn luyện từ ngày 1.12.2023 đến 10.1.2025 tại CLB SEUNG RI TAEKWONDO TEAM (Mã Câu lạc bộ: CLB_00349; Địa chỉ: Số 151/1 đường Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) do ông Nguyễn Văn Kin làm HLV trưởng đồng thời là chủ nhiệm CLB. Tối ngày 9.1.2025 tôi đón cháu từ địa điểm học võ của CLB (Số 151/1 đường Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) về đến nhà thì cháu nói bị HLV trưởng CLB Nguyễn Văn Kin dùng roi tre đánh vào hai bắp đùi của cháu và trợ lý HLV tên là Quý dùng sống của mốt tập (đùi gà) đánh vào mông, vào ngực cháu trong khi cháu đang ở tư thế nằm nghiêng (tập động tác đá chân), đau quá cháu nhổm dậy thì bị Quý dùng gót chân đạp thẳng vào lưng, cháu nằm chẹp bẹp. Tôi liền dùng điện thoại chụp ảnh tất cả các vết tích trên cơ thể cháu (có địa điểm và thời gian cụ thể trên từng bức ảnh) và báo cho đường dây nóng thành phố Đà Nẵng về việc xâm phạm nghiêm trọng thân thể trẻ em. Đồng thời tôi đưa cháu đến công an phường Khuê Trung để làm việc, công an phường Khuê Trung hướng dẫn tôi đưa cháu đi khám tại bệnh viện để kiểm tra thương tích. Sau khi khám xong, tôi đưa cháu quay lại công an phường Khuê Trung và họ đã lấy lời khai chi tiết của cháu, tại bệnh viện cũng như trong lúc làm việc cháu liên tục nói đau mông quá với điều tra viên. Tôi đã cung cấp số điện thoại của HLV Nguyễn Văn Kin theo yêu cầu của công an và họ đã gọi HLV Nguyễn Văn Kin và trợ lý HLV Quý đến làm việc. Sáng 10.1.2025 cháu nói cả đêm con không ngủ được, đau ê ẩm toàn thân, đặc biệt là phần mông. Từ đó đến nay cháu bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng, luôn lo sợ bị HLV và trợ lý HLV đánh đập khi đi học võ lại, lo sợ đi học trên trường bị các võ sinh học tại CLB này đánh khi ba làm rõ mọi chuyện, lo sợ sẽ bị đánh khi gặp lại HLV và trợ lý HLV tại công an phường Khuê Trung sắp đến. Tôi phải liên tục an ủi và động viên cháu đồng thời đã chuyển cháu đến học tập và rèn luyện tại CLB khác. Tối ngày 10.1.2025 tôi kiểm tra lại cơ thể cháu thì thấy trên lưng cháu vết bị đạp bằng gót chân vào vẫn còn, tôi đã chụp ảnh lại. Tôi đã từng chứng kiến nhiều lần tại địa điểm cũ của CLB (Số 88A đường Huy Cận, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) HLV Nguyễn Văn Kin và các trợ lý HLV dùng roi tre lấy từ cán chổi hoặc ống nước bằng nhựa đánh võ sinh khi võ sinh tập sai động tác, cấp đai thấp thì bị đánh nhẹ hơn cấp đai cao, trong đó có con tôi. Tôi đã từng góp ý với HLV, dạy mà dùng roi như vậy là phản cảm, phản sư phạm và xâm phạm thân thể trẻ em mà HLV không tiếp thu. Con tôi đi học về thường nói với mẹ là con bị thầy Kin đánh roi đau quá, hầu như buổi tập nào cũng đánh roi, hầu hết võ sinh đều bị đánh. Mẹ cháu yêu cầu tôi chuyển CLB mà do tôi chần chừ, cả nể nên cháu mới bị đánh như vậy. Việc đánh đập dã man đứa trẻ không có khả năng tự vệ và đặc biệt ở tư thế nằm nghiêng sấp là hành vi vô nhân tính, côn đồ của HLV Nguyễn Văn Kin và trợ lý HLV Quý, họ đã chà đạp lên nhân phẩm và xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể trẻ em. Kính đề nghị Lãnh đạo Liên đoàn Teakwondo Việt Nam và Ban Kiểm tra Liên đoàn Taekwondo Việt Nam VTF cần loại bỏ vĩnh viễn CLB này cũng như HLV Nguyễn Văn Kin cùng trợ lý HLV Quý ra khỏi hơi thở, nhịp sống của Teakwondo Việt Nam, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho các HLV Teakwondo trên toàn quốc không được đối xử thô bạo, đánh đập, chà đạp lên nhân phẩm võ sinh mà đặc biệt là trẻ em".Ông N.T.H chia sẻ thêm: "Trước đây con tôi học võ Teakwondo tại CLB An Hải Bắc (Đà Nẵng) với thầy Thiên (võ sư, 5 đẳng, thầy đã mất) và trợ lý HLV Lê Tuấn Vũ, thời gian học khoảng hơn 5 năm (kể cả thời gian dịch bệnh) và đạt đai đen 1 đẳng. Sau đó gia đình chuyển nhà nên tôi đưa cháu đến học tại CLB Seung Ri từ ngày 1.12.2023 đến nay, cháu đạt đai đen 2 đẳng. Cháu là đứa trẻ hiền lành, ngoan, nhỏ con. Tôi rất bức xúc khi cháu bị đánh dã man như vậy chỉ vì cháu thực hiện động tác võ không chuẩn, trợ lý HLV đánh cháu dã man cũng là đai đen 2 đẳng.Ông Nguyễn Thanh Huy cho biết Ban kiểm tra và Ban truyền thông VTF đã vào cuộc, đang trao đổi, làm việc với các bên liên quan để tìm hiểu rõ và có biện pháp xử lý. ️