Nhóm 'Hữu Duyên Sài Gòn' và cái tâm của người 'thuyền trưởng'
Tin từ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) ngày 20.1 cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, mở rộng điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản của Nguyễn Văn Bình (37 tuổi, trú tại Q.12, TP.HCM) và Hoàng Quốc Việt (42 tuổi, trú tại P.Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TP.HCM) cùng nhiều đồng phạm khác trong vụ án đường dây mua bán nợ với số tiền hàng trăm tỉ đồng.Theo đó, qua quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Gia Lai và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cùng công an các tỉnh, thành phố: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, TP.HCM đồng loạt khám xét tại trụ sở chính của Công ty CP đầu tư khai thác quản lý tài sản Việt (viết tắt VFIN, trụ sở tại Q.3, TP.HCM) và Công ty TNHH kết nối tài chính quốc tế Việt Nam (viết tắt VIF, trụ sở tại P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) cùng 4 chi nhánh của 2 công ty này ở TT.Chư Sê, H.Chư Sê (Gia Lai), TP.Phan Thiết (Bình Thuận), TP.Quy Nhơn (Bình Định) và Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng).Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, khoảng tháng 10.2021, Bình và Việt góp vốn thành lập Công ty cổ phần VFIN. Đến khoảng tháng 10.2024, cả hai tiếp tục góp vốn thành lập Công ty TNHH VIF (Bình làm tổng giám đốc, Việt làm chủ tịch hội đồng quản trị). Cả hai chỉ đạo phát triển các chi nhánh, thuê người làm giám đốc và các bộ phận điều hành khác, tuyển mộ hàng trăm nhân viên tham gia hoạt động.Với vỏ bọc đầu tư khai thác quản lý tài sản và kết nối tài chính nhưng thực chất hoạt động của 2 công ty là mua bán nợ, đòi nợ bằng hình thức khủng bố tinh thần người vay. Cụ thể, chúng ký hợp đồng mua, bán nợ xấu với nhiều công ty tài chính, sau đó giao thông tin của người nợ cho các bộ phận pháp lý, bộ phận công nghệ thông tin và bộ phận xử lý để đưa thông tin lên hệ thống của công ty. Mỗi nhân viên được trang bị 1 máy tính kết nối mạng và các phần mềm để vào hệ thống thông tin người vay thực hiện hành vi, phương thức, thủ đoạn đòi nợ.Sau khi mua được nợ xấu từ các công ty tài chính, Bình chỉ đạo cho cấp dưới, nhân viên gọi điện, nhắn tin đòi nợ có tính chất khủng bố tinh thần người vay và cả người thân, bạn bè qua số điện thoại tham chiếu mà khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay. Theo dữ liệu ban đầu, tổng số lượt người vay nợ của hệ thống là hơn 932.000 lượt.Bình còn soạn quy trình đòi nợ với thủ đoạn rất thâm hiểm, tìm các điểm yếu của con nợ để giao nhân viên xoáy vào nhằm đe dọa, khống chế. Bình soạn sẵn các mẫu tin nhắn, email, văn bản đòi nợ, nhân viên chỉ việc copy rồi gửi cho người nợ… Nhân viên công ty sử dụng "sim rác", sim đăng ký thuê bao không chính chủ để gọi điện, nhắn tin, chuyển những hình ảnh cắt ghép nhằm khủng bố tinh thần hoặc bôi nhọ, gây áp lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm buộc những "con nợ" và cả người thân, bạn bè trả tiền. Cơ quan điều tra đã thu giữ được nhiều hình ảnh do các nghi phạm cắt, ghép ảnh của người nợ vào hình đám tang, đăng hình bôi nhọ… trên các trang mạng xã hội. Nhiều con nợ đã bị tra tấn tinh thần từ những nhân viên của đối tượng Bình và bị cưỡng đoạt tiền.Tổ chức tội phạm này đặt ra chỉ tiêu cho từng nhân viên phải đòi nợ, thu hồi nợ tối thiểu là 15 triệu đồng/tháng. Nếu nhân viên đòi nợ vượt mức sẽ được hưởng hoa hồng, còn trong 2 tháng liên tiếp không đạt chỉ tiêu thì bị đuổi việc.Bình và Việt cũng chuẩn bị phương án đối phó với cơ quan chức năng như: Đề ra nội quy, quy trình hoạt động thu hồi nợ, không có lời nói, tin nhắn đe dọa, không gửi hình ảnh và các hành vi khác uy hiếp ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của khách hàng… Thực chất những nội dung này là tạo "vách ngăn" để khi bị phát hiện, chúng sẽ đổ lỗi cho nhân viên vi phạm nội quy, quy định của công ty, hòng thoát tội. Đến thời điểm hiện tại, cơ quan công an đã ra quyết định tạm giữ hình sự 27 nghi phạm, triệu tập 12 nghi phạm có liên quan để phục vụ công tác điều tra và cấm đi khỏi nơi cư trú hàng chục nghi phạm khác, đồng thời thu giữ hàng trăm máy tính, điện thoại là tang vật của vụ án.Bước đầu, Công an tỉnh Gia Lai xác định: Từ tháng 12.2021 đến nay, 2 công ty trên đã chi số tiền hơn 110 tỉ đồng thu mua hơn 3.247 tỉ đồng nợ xấu của 13 công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Với các thủ đoạn cưỡng đoạt, chúng đã "thu hồi" số tiền hơn 300 tỉ đồng.Thượng tá Ngô Gia Cường, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thêm: "Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Nguyễn Văn Bình và Hoàng Quốc Việt, bên cạnh hoạt động thu hồi nợ, chúng còn thông qua các chi nhánh của công ty, lợi dụng việc thu hồi nợ để cưỡng đoạt tài sản của những cá nhân còn nợ các tổ chức tín dụng khác một cách có tổ chức, với nhiều phương thức, thủ đoạn".Chủ dự án dính tin đồn ‘hòn non bộ lớn nhất Việt Nam’ là ai?
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Ra mắt ban điều phối chương trình chăm lo đồng đội có hoàn cảnh khó khăn
Sự hiện diện của HLV Makoto Teguramori đã thổi luồng sinh khí mới cho CLB Hà Nội, minh chứng là ở vòng 14, đội cựu vương V-League đã thắng dễ 3-0 trên sân Pleiku của HAGL với thế trận áp đảo toàn diện. Dù CLB Đà Nẵng đang tiến bộ dưới thời HLV Lê Đức Tuấn (giành 5 điểm trong 3 trận gần nhất), nhưng rõ ràng so với chủ nhà Hà Nội, đội Đà Nẵng vẫn thua kém toàn diện. Thực tế là, CLB Đà Nẵng nhập cuộc tốt, đá phòng ngự chặt chẽ và gây áp lực ở tuyến giữa để ngăn chủ nhà triển khai bóng. Đội khách thậm chí có cơ hội ăn bàn trước khi Phan Văn Long thoát xuống sút chân trái uy lực khiến thủ môn Nguyễn Văn Hoàng vất vả giải nguy. Nhưng, CLB Hà Nội không cần thế trận lấn lướt, mà chỉ cần một khoảnh khắc để vượt lên. Phút 33, Đỗ Hùng Dũng cầm bóng ở cánh trái. Chỉ bằng một cú rướn người bứt tốc, anh vượt qua hậu vệ Đà Nẵng rồi tạt bóng cầu âu đẹp mắt cho Daniel Passira đánh đầu đập đất thành bàn. Thủ môn Bùi Tiến Dũng đã nỗ lực đổ người, nhưng không thể vươn tay cứu thua trước pha dứt điểm khó của ngoại binh từng đoạt ngôi vua phá lưới giải Bolivia. Sau bàn mở tỷ số, CLB Hà Nội đá thanh thoát hơn. Tuy nhiên, học trò ông Teguramori không vội vàng đẩy cao đội hình, mà đá chắc chắn để giữ thế trận. Ở chiều ngược lại, CLB Đà Nẵng của HLV Lê Đức Tuấn nỗ lực triển khai bóng từ tuyến dưới, song do tuyến giữa không kiểm soát tốt tình hình, nên đội khách Đà Nẵng khó triển khai tấn công.CLB Hà Nội đã có thể ghi nhiều bàn hơn trong hiệp 1, song việc bỏ lỡ nhiều cơ hội khiến thầy trò ông Teguramori chỉ một lần tìm được mành lưới đối thủ. Trong đó, có tình huống Hùng Dũng thoát xuống ở cánh phải rồi chuyền vào như đặt, nhưng Văn Toàn lại đá ra ngoài khi cầu môn của thủ môn Tiến Dũng đã rộng mở.Ở thế không còn gì để mất, CLB Đà Nẵng đã vùng lên trong hiệp 2. Phút 49, hàng thủ Hà Nội phòng ngự thiếu quyết liệt, để Đình Duy đột phá trung lộ rồi dứt điểm chân phải gọn gàng hạ gục thủ môn Văn Hoàng.Đúng 2 phút sau, CLB Hà Nội lại chùng xuống khó hiểu, để đội khách Đà Nẵng thoải mái ghi bàn. Đình Duy thoát xuống thoải mái ở cánh trái rồi căng ngang như đặt cho Văn Hữu đệm lòng nâng tỷ số lên 2-1. Đây cũng là bàn thứ 6 của Đà Nẵng trong 4 trận gần nhất, kể từ khi HLV Lê Đức Tuấn thay thế ông Cristiano Roland chèo lái đội bóng sông Hàn.Sau hai gáo nước lạnh dội xuống đầu hiệp 2, CLB Hà Nội mới bừng tỉnh. Văn Quyết cùng đồng đội lấy lại thế trận để tổ chức tấn công. Tuy nhiên, sự nóng vội của chủ nhà khiến họ phải chờ đến phút 66 mới có bàn gỡ 2-2.Nhận đường chuyền của Văn Quyết, Passira che chắn bóng chuẩn mực, trước khi nhả lại cho Hai Long dứt điểm hiểm hóc, đưa trận đấu trở về thế cân bằng. Màn ngược dòng của CLB Hà Nội được hoàn tất ở phút 89. Một lần nữa, Hai Long ghi dấu ấn khi đánh đầu tạo ra tình huống lộn xộn trong vòng cấm, trước khi "gà son" Joao Pedro chớp thời cơ dứt điểm, ấn định chiến thắng 3-2 cho chủ nhà Hà Nội.Ngược dòng hạ đội cuối bảng Đà Nẵng, CLB Hà Nội vươn lên ngôi nhì với 26 điểm sau 15 vòng. Đường đua vô địch của thầy trò ông Teguramori rộng mở trở lại, khi khoảng cách với ngôi đầu chỉ là 4 điểm, trong khi giải còn tới 11 vòng. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
1. Mùa hè 2024, tôi có chuyến du lịch tới Thụy Sĩ, Albania và các nước thuộc Liên bang Nam Tư (cũ). Chuyến đi kéo dài 8 ngày. Ngoài hành lý gọn nhẹ hết mức có thể, tôi "thủ" theo 4 tô mì ăn liền và một ít khô bò dằn bụng.Đây là lần thứ ba tôi đi Thụy Sĩ thăm Uyên, cô bạn học thuở thiếu thời, đang sống và làm việc ở Zurich. Chuyến này Uyên rủ đi Lucerne, cách Zurich 40 phút lái xe với một "sứ mệnh" duy nhất: ăn bánh mì Việt Nam. Zurich có nhiều nhà hàng bán bánh mì, nhưng để ngon và gần giống với khẩu vị Việt Nam, thì phải lên Lucerne.Uyên dắt tôi vào tiệm "Banh Mi Pho", mở bán từ năm 1982, nằm sâu trong con hẻm nhỏ. Tiệm khá đông khách đang xếp hàng chờ tới lượt. Đứng trước cửa, nghe mùi bánh mì nướng kèm thịt thơm lừng là bụng tôi kêu rồn rột. Tiệm còn bán cơm, bún, gỏi cuốn và chả giò. Nhưng bọn tôi đến đây là để ăn bánh mì. Chị chủ quán nhận ra Uyên là người quen, liền hỏi, bữa nay 10 ổ nữa hả em?Quán chỉ còn hai loại thịt là heo quay và xá xíu. Nhìn miếng heo quay giòn rụm, thiệt tình tôi chỉ muốn thò tay vô lấy nguyên miếng nhai ngấu nghiến. Uyên mua mỗi loại 5 ổ, hết 100 quan tiền. Chị chủ chậm rãi xẻ bánh, trét patê, xịt thêm tí xì dầu, rồi từ từ xắt thịt. Kiểu bán hàng là nghệ thuật chứ không cần vội vã, nóng vội, dẫu hàng dài khách đang chờ.Chúng tôi quay lại bờ sông, ngồi bệt trên ghế gỗ, nhâm nhi từng miếng bánh. Bánh mì giòn rụm, thơm lừng mùi lúa mạch, lúa mì của những cánh đồng bạt ngàn châu Âu, nhờ được tưới dòng nước trong veo, mát lạnh. Patê béo, thịt thấm đến nao lòng. Các thứ hương vị hòa lẫn vào nhau, dậy lên trong tôi mùi vị nồng nàn của xứ sở quê hương, từ những ổ bánh mì thời đi học khổ nghèo, 500 đồng chan chút nước thịt, 1.000 đồng có thịt mỡ với xíu mại thôi mà ngon không gì cưỡng nổi.2. Tạm biệt Thụy Sĩ, tôi bay sang Tirana (Albania) rồi mua tour đi Kosovo với Bắc Macedonia; sau đó về lại Tirana, bắt xe buýt qua Montenegro. Ở đó một ngày rồi bay sang Belgrade (Serbia), đất nước cuối cùng của cuộc hành trình. Thời gian không nhiều, nên mỗi chỗ tôi chỉ ở được một đến hai đêm.Vì là xứ lạnh nên người dân các nước Nam Tư (cũ) ăn thịt rất nhiều để đủ năng lượng. Vốn cũng chẳng giàu, nên họ có thói quen muối thịt để giữ tới mùa xuân. Chính vì thế, họ ăn mặn kinh hoàng. Trên bàn ăn lúc nào cũng có hũ muối đi kèm. Các bữa ăn cá thịt thì không nói gì, đằng này soup với yogurt mà họ còn… xịt thêm muối vào thì tôi chịu.Đến Serbia, từ sân bay vào trung tâm thành phố, quốc kỳ được treo trang trọng trên từng cây cột. Khi biết tôi đến từ Việt Nam, từ anh tài xế taxi tới người đi đường hay lễ tân khách sạn, vốn rất lạnh lùng, lại dành nhiều thiện cảm.Ngày kề chót, tôi mua tour lên miền Bắc Serbia, dọc sông Danube hùng vĩ, tới sát biên giới Romania. Hướng dẫn viên tên Marko, khá trẻ, cao gần 2 m. Trong lúc đi vào khu bảo tàng của những người đầu tiên tới định cư ở Serbia, Marko đùa, ở đây an toàn lắm, không có rắn đâu, mà nếu có đi chăng nữa thì cũng đừng lo, vì tôi đã từng ăn thịt rắn ở Việt Nam rất ngon. Tôi hỏi liền: "Marko từng tới Việt Nam rồi? Tôi là người Việt đây". Như gặp lại một người bạn thân quen, giọng nói của anh ta trở nên vô cùng hào hứng.Trong khi mọi người đi tham quan, tôi với Marko ngồi ngoài nói chuyện. Anh kể cho tôi nghe kỷ niệm hơn 3 năm tươi đẹp ở Việt Nam. Marko dẫn tour sang. Hết tour, tự nhiên không muốn về nhà nữa. Anh đi từ Nam ra Bắc, sống ở mỗi nơi vài tháng. Nhưng lâu nhất là Hà Nội gần một năm vì đại dịch Covid-19. Marko kể về không khí trận chung kết AFF Cup năm 2019. Tôi bảo lần đó mình cũng ở TP.HCM và "đi bão" cả đêm. Rồi anh say sưa kể về phố phường Hà Nội, và nói không nơi nào đẹp bằng Hạ Long...Buổi trưa, Marko chở chúng tôi lên núi, vào nhà hàng nhìn ra sông Danube để thưởng thức bữa ăn truyền thống của người Serbia gồm bánh mì, thịt gà, thịt heo và các loại dưa muối vô cùng mặn. Ngon thì có ngon, nhưng sau 6 ngày lang thang qua những con đường, góc phố còn dấu vết hằn sâu của chiến tranh và thoang thoảng mùi thuốc súng, 4 hộp mì gói mang theo cũng đã ăn sạch rồi, tôi thèm đồ Việt tới nao lòng. Hôm trước, ở Podgorica (Montenegro), tôi có ghé nhà hàng Chi Le Ma ăn tô phở xào kiểu Hạ Long. Nhưng thiệt tình ngoài vị mặn kinh hoàng của loại nước tương xịt trên mớ bánh phở, tôi không chút ấn tượng gì hết.Tôi hỏi Marko, nhà hàng Istok có ngon không, nghe nói phở ở đó ăn cũng được. Marko cười tươi, cũng không đến nỗi. Tạm biệt anh chàng hướng dẫn viên cao nhồng, tôi bảo khi nào sang Việt Nam cứ nhắn, biết đâu lúc ấy tôi đang ở bển cũng không chừng. Không kịp về khách sạn tắm rửa, tôi mở Google Maps đi tới Istok - một nhà hàng có bán món phở.Tới nơi, bên ngoài hết chỗ, mà toàn khách Tây trẻ tuổi. Cảm giác xúc động ngập tâm hồn khi thấy mấy cái lồng đèn Hội An được treo trước cửa lung linh màu sắc. Trên tường, bảng hiệu 1 sao của Michelin 2024 kiêu hãnh đập ngay vào mắt. Bước vô trong, nhìn quanh, ngay bức tường chính, họ sắp xếp những đôi đũa dọc kèm cái nón lá. Phía bên này là những bức tranh cổ động thời bao cấp với những câu khẩu hiệu khiến tôi bật cười: "Trồng nhiều đỗ tương", "Phát triển chăn nuôi gà" và bức tranh "Hội chợ Hà Nội từ hai mươi bẩy tháng một đến mười một tháng chạp năm 1932" được treo trang trọng.Sau khi gọi tô phở bò kèm ly cam vắt và háo hức đợi chờ các kiểu, tôi hỏi nhân viên phục vụ, chủ quán này là người Việt Nam đúng không? Cậu bé Serbia lắc đầu, không phải đâu, ổng là người Serbia. Còn vợ anh ấy? Cũng Serbia luôn. Hai người không liên quan gì tới Việt Nam hết.Tô phở bò nóng hổi được bưng ra kèm ít cọng ngò, giá và mấy miếng ớt. Thịt bò họ làm kiểu barbacoa của người Mexico (thịt được bọc lại nướng thật chín, thật mềm, có thể kéo sợi, hoặc người ta đào cái hố dưới mặt đất rồi đốt lửa nướng cho thật mềm), kèm đĩa tương ớt, tương đen, và hai miếng chanh to. Cậu bé phục vụ bảo muốn ăn ngon thì bỏ một ít tương đen với tương đỏ vào phở, còn một ít để chấm thịt. Tôi phì cười khi nghe người Tây chỉ mình cách ăn phở.Tôi húp một miếng nước lèo với bao hồi hộp và mong đợi. Trời ơi mặn! Mặn không thể nào tả được! So với mấy đĩa thức ăn mặn chát bữa giờ thì cũng một chín một mười. Tôi hiểu vì sao tô phở nhỏ vậy mà được cho tới… hai miếng chanh. Không chần chờ gì nữa, tôi nặn hết vô. Nhờ thế mà vị mặn giảm đi rất nhiều lần.Trong vòng 10 phút, tôi đã húp tới miếng nước lèo cuối cùng. Không thể so sánh với những tô phở nóng hổi dọc chiều dài đất nước quê nhà hay nồi nước dùng ngọt dịu vị xương do chị tôi nấu ở Mỹ. Chỉ biết rằng đây là tô phở ở đất nước lạ xa, ít người Việt du lịch tới. Tại thành phố được xây dựng lên từ bao đổ nát của chiến cuộc, tôi đã ăn được tô phở nóng hổi và ngắm nhìn những hình ảnh thân quen trên các bức tranh treo tường.
FLC bị cưỡng chế thuế gần 1.270 tỉ đồng
Mạng xã hội những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ngập tràn các bài đăng tìm việc làm thời vụ tết cũng như tuyển người làm việc xuyên tết, đặc biệt tại các hàng quán TP.HCM.Dịp tết năm nay, quán cà phê Tiệm Nhà Mình của chị Minh Thảo, nằm trong con hẻm trên đường Bông Sao (P.5, Q.8) thông báo bán xuyên tết. Đây cũng là năm thứ hai quán phục vụ không nghỉ dịp này, từ lúc mở bán.Chị chủ cho biết quán mở bán cả đêm giao thừa lẫn những ngày đầu năm. Sau đó, quán sẽ đóng cửa ít ngày để chỉnh trang, chuẩn bị để mở cửa trở lại phục vụ khách tốt hơn. Chuyên bán các loại trà trái cây với giá trung bình 27.000 đồng, vào dịp tết, quán tăng giá lên vài nghìn đồng, thành 30.000 đồng/ly."Mình người Sài Gòn nên dịp tết đến, ở đây với mình quá quen thuộc nên cũng hơi chán. Mình khởi nghiệp quán vào năm ngoái và cũng nghĩ dịp tết không đi đâu nên quyết định bán luôn tết. Một phần là để kiếm thêm thu nhập, một phần khi khách hàng qua quán, mình cũng có thể tiếp chuyện với khách dịp đầu năm", chị chủ tâm sự.Để phục vụ tốt hơn cho khách, có nhân viên làm xuyên tết cùng với chị Thảo. Chị cho biết mức lương của nhân viên làm ngày này sẽ được nhân 3 lần. Năm ngoái, ngày tết, đặc biệt vào đêm giao thừa khách đông đúc. Chị cũng hy vọng năm nay sẽ buôn bán đắt khách.Tương tự, quán trà sữa của anh Minh Huy nằm ở đường 32A, cư xá Phú Lâm D (P.10, Q.6) cũng dán băng rôn phía trước quán, thông báo sẽ phục vụ khách xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Quán chuyên phục vụ các món trà sữa, cà phê, trà trái cây với mức giá dao động từ 20.000 - 40.000 đồng tùy loại, tùy nhu cầu của khách. Đặc biệt dịp tết năm nay, quán dự định không tăng giá đồ uống."Vào thời điểm này, một số hàng quán khác đóng cửa, xung quanh khu vực quán mình cũng không có nhiều quán, mình cũng phục vụ thêm tô tượng cho khách nên năm ngoái bán tết, có nhiều người đến. Hy vọng năm nay tiếp tục nhận được sự ủng hộ của khách", anh chủ cho biết.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Chắc chắn về quê rồi!Tôi ở lại làm KhácMức lương nhân 3 khi làm việc vào dịp Tết Nguyên đán là một trong những yếu tố để anh Thanh Nam (24 tuổi), quê Vĩnh Long quyết định ở lại làm việc trong một quán cà phê ở Q.Phú Nhuận.Đây cũng là lần đầu tiên chàng trai trẻ làm việc xuyên tết. Anh Nam cho biết không nhất thiết vào dịp tết, trong năm anh có nhiều cơ hội về thăm nhà nên năm nay chàng trai quyết định có một trải nghiệm mới mẻ hơn."Mình và mọi người trong quán rất gắn bó với nhau, như gia đình. Thêm vào đó, trong quán có nhiều hoạt động đón năm mới đêm giao thừa cho khách và nhân viên, nên mình cũng không thấy buồn", anh chia sẻ thêm.Trong khi đó, anh Phước (22 tuổi, ngụ Q.8) thì đang lướt trên nhiều hội nhóm việc làm thời vụ tết để tìm một công việc phù hợp. Ban đầu, anh chàng quyết định về quê Cà Mau như những năm trước để đón tết cùng gia đình. Tuy nhiên, anh đã thay đổi quyết định vào phút cuối khi người thân của anh quyết định năm nay lên TP.HCM đón tết. "Mình ở nhà với cô và cha mẹ sẽ lên chơi ngày tết này. Mình định xin vào làm thời vụ ở quán cà phê gần nhà để có thêm tiền. Lướt thấy lương tết nhân 3, nên mình ưu tiên những nơi nào gần nhà và uy tín", anh chia sẻ.Trong khi đó, anh chủ một quán ăn ở Q.Tân Phú (TP.HCM) thì chia sẻ vì thiếu nhân sự nên thay vì hoạt động nhiều chi nhánh, anh gom nhân viên lại làm trong một quán dịp tết. Anh cũng thuê thêm nhân viên thời vụ để bưng bê món ăn ra cho khách.Anh cho biết tương tự như nhiều hàng quán khác, anh trả cho nhân viên mức lương nhân 3. Hiện anh đã đủ người làm và đã lên danh sách để chuẩn bị đón khách chu đáo cho tết này.