Dự báo thời tiết hôm nay 27.5.2019: Mưa lớn diện rộng, lốc, sét, mưa đá
Lễ hội Việt Nhật lần thứ 10 tại TP.HCM chủ đề "Cùng nắm chặt tay nhau - Đến tận mai sau" vừa khai mạc sáng nay, 8.3 tại Công viên 23.9, quận 1, TP.HCM thu hút hàng ngàn du khách hai nước. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cùng đoàn đại biểu hai nước thăm nhiều gian hàng tại đây, trong đó có gian hàng của JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, nghe giới thiệu về Trường ĐH Việt Nhật và nhiều dự án khác.Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, cho biết trong nhiều năm JICA đã và đang có cơ hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cương vị là cơ quan của chính phủ Nhật Bản triển khai các dự án hợp tác phát triển chính thức (ODA). Năm nay là lần thứ 4 JICA tổ chức gian hàng tại Lễ hội Việt Nhật. Các gian hàng của JICA được giới thiệu tại lễ hội nhằm mang các dự án hợp tác đến gần với công chúng hơn, thuộc 4 lĩnh vực: giáo dục, biến đổi khí hậu, phát triển cộng đồng và du lịch (cử tình nguyện viên Nhật Bản) và giao thông.Trong lĩnh vực giáo dục có Dự án nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Dự án hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ."Trường ĐH Việt Nhật (VJU - ĐH Quốc gia Hà Nội) là biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Nhật Bản được thành lập năm 2014. Từ năm 2015, JICA đã thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ trường đặt nền móng các chương trình đào tạo thạc sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 1.100 học viên và sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ của trường", ông Sugano Yuichi cho biết.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Hayashida Takayuki, chuyên gia JICA, điều phối viên Dự án hợp tác kỹ thuật nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU), cho biết tại trường đang có 6 chương trình bậc ĐH và 8 chương trình sau ĐH, các ngành học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội."Thế mạnh của Trường ĐH Việt Nhật là từ năm nhất, năm 2, sinh viên được tập trung học các môn học liên quan kỹ năng mềm, các kiến thức nhân văn, khuyến khích sáng tạo... trước khi sinh viên được học kiến thức chuyên môn vào năm 3, năm 4. Ngoài ra, tại trường thì sinh viên các ngành khác nhau, ở bậc thạc sĩ và cử nhân có thể cùng học tập, cùng nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trải nghiệm", ông Hayashida Takayuki cho hay.Ông Hayashida Takayuki cho hay thêm một ngành học đang được quan tâm tại VJU đó là ngành kỹ sư xây dựng, đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ, tại đây các sinh viên và học viên được học kỹ thuật xây dựng metro của Nhật Bản, được học hỏi, tham quan trên thực tế tại tuyến metro tại TP.HCM.Ông Hayashida Takayuki cho biết hiện nay Trường ĐH Việt Nhật đang nghiên cứu và có kế hoạch mở những ngành mới, chương trình đào tạo mới và đang chờ sự đồng ý, phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, để có thể tuyển sinh vào mùa thu 2025, cho năm học 2025-2026. Có thể kể tới như ngành nghiên cứu về châu Á (dạy bằng tiếng Anh); ngành hướng tới xây dựng và đào tạo nhân lực phục vụ ngành bán dẫn ở Việt Nam; ngành liên quan tự động hóa; ngành khoa học máy tính (đã có chương trình đào tạo cử nhân, trường đang cân nhắc mở chương trình đào tạo thạc sĩ). Tại lễ hội Việt Nhật 2025 hôm nay, bên cạnh các dự án về giáo dục, JICA còn trưng bày dự án về chương trình phái cử tình nguyện viên của JICA. Chương trình phái cử tình nguyện viên người Nhật sang Việt Nam đã được thực hiện trong vòng 30 năm qua với hơn 750 tình nguyện viên đã sang làm việc tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, phát triển cộng đồng...Và đáng chú ý là dự án xây dựng tuyến metro số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) được trưng bày và giới thiệu với du khách. Đây là một trong những dự án lớn nhất của JICA đã hoàn thành và bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 22.12.2024. Ngày mai, 9.3.2025, lễ khánh thành chính thức tuyến metro số 1 sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhiều chính khách 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.Ưu, nhược điểm Honda CR-V 2024: Đắt có xắt ra miếng?
Tại Hội thảo "Thơ & nhạc, tương sinh hay tương khắc?" do Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Âm nhạc TP.HCM tổ chức sáng 23.2 nhân Ngày thơ VN năm 2024, nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã có nhiều chia sẻ thú vị về hoàn cảnh ra đời các ca khúc phổ thơ nổi tiếng của ông.
Trần Quyết Chiến, Bao Phương Vinh và hành trình diệu kỳ đến chức vô địch thế giới
Một năm 2024 nhiều sự kiện ngập tràn cảm xúc đã khép lại, những người hùng vô địch AFF Cup 2024 đang tranh thủ dành vài ngày nghỉ quý giá bên gia đình, người thân đón cái Tết Ất Tỵ. Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh như mọi năm lại cùng bố mẹ từ Bình Dương trở về quê nhà Hải Dương đón mừng năm mới bên gia đình, họ hàng.Sau thời khắc giao thừa, chân sút ghi đến 23 bàn thắng cho CLB Bình Dương và đội tuyển Việt Nam trong năm 2024 đã chia sẻ tấm ảnh anh đi dạo ở quảng trường gần nhà kèm lời chúc chân thành: "Kính chúc mọi người năm mới an khang thịnh vượng!".Trong khi đó, không có lời dẫn cụ thể nhưng tiền đạo trẻ Bùi Vĩ Hào nhận được nhiều lời tấm tắc khi khoe những tấm ảnh hạnh phúc bình lặng bên bà xã trẻ của mình, sau 1 năm đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc trên sân cỏ.Hiện Bùi Vĩ Hào đang là ứng viên sáng giá cho giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2024, với 5 bàn thắng tại V-League 2023 - 2024, 1 bàn thắng ở Cúp quốc gia 2023-2024, cùng đội tuyển U.23 Việt Nam vào tứ kết giải U.23 châu Á 2024.Ở cấp độ đội tuyển Việt Nam, chân sút trẻ sinh năm 2003 tham dự vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, đặc biệt có đóng góp khá hiệu quả trong hành trình vô địch AFF Cup 2024 với nhiều trận được HLV Kim Sang-sik sắp đá chính.Trong khi đó, hậu vệ Vũ Văn Thanh nhận được nhiều trầm trồ khi khoe bộ ảnh đẹp lung linh, vừa thể hiện được khí chất mạnh mẽ lẫn sự tinh tế, quyến rũ của chàng "trai chưa vợ" trong bộ đồ truyền thống màu sáng khỏe mạnh."Chúc mừng năm mới 2025. Xin chúc cả nhà thật nhiều sức khỏe, vạn sự như ý, bình an và gặp thật nhiều may mắn", Văn Thanh chia sẻ trên trang cá nhân.Về phần mình, thủ thành Nguyễn Filip gây ấn tượng với tấm ảnh tập luyện đăng vào ngày 29 Tết Ất Tỵ, cho thấy anh đang rất quyết tâm rèn luyện, giúp giữ phong độ cao cho năm mới sẽ rất bận rộn trong màu áo CLB Công an Hà Nội và đội tuyển Việt Nam."Cầu thủ chuyên nghiệp không có 1 kỳ nghỉ đúng nghĩa. Dù là Tết hay Giáng sinh thì chúng tôi cũng thường không có quá nhiều điều kiện để làm những công việc khác. Rời ra chiếc găng tay và sân cỏ thì sẽ là quãng thời gian cho những buổi chạy bộ và tập gym thế này đây. Chúc mọi người chiều 29 Tết vui vẻ. Tối nay cùng quây quần xem Táo quân nhé!", thủ môn sinh năm 1992 chia sẻ.Phát hiện của HLV Kim Sang-sik trong năm 2024, khi từ vị trí hậu vệ biên bó vào trong trở thành sự lựa chọn số 1 trong vai trò trung vệ lệch phải, Phạm Xuân Mạnh cũng có lời chúc giản dị mà ý nghĩa gửi đến mọi người sau thời khắc giao thừa."Chúc mọi người năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an. Chào xuân 2025. Chúc mừng năm mới", Phạm Xuân Mạnh chia sẻ trên trang cá nhân.Được biết, phần lớn những người hùng AFF Cup 2024 sẽ chỉ có vài ngày ngắn ngủi nghỉ ngơi bên gia đình, khi nhiều đội bóng V-League nhanh chóng tập luyện trở lại từ ngày 31.1 (nhằm mồng 3 Tết Ất Tỵ).
Chia sẻ với một trang web thể thao của Slovenia, huyền thoại bóng rổ của đất nước này cho biết sẽ dự định tổ chức một trận đấu chia tay vào tháng 8 năm sau. Ở trận đấu này, Goran Dragic Foundation sẽ là đơn vị tổ chức với sự góp mặt của một số cầu thủ thi đấu tại NBA, trong đó có cả một đồng hương hiện đang thi đấu rất ấn tượng tại Dallas Mavericks là Luka Doncic.
'Mắt thần' Eyesight 4.0 trên Subaru Forester 2023 'lợi hại' cỡ nào?
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.