‘Nụ hôn tình bạn’ giữa 2 người khác giới có chính đáng?
Nhìn lại một năm đã qua, NSND Minh Vương chia sẻ ông thấy may mắn vì mọi thứ vẫn ổn, sức khỏe đảm bảo để hoạt động năng nổ, biểu diễn ở nhiều chương trình. Trong năm 2024, nam nghệ sĩ đã tổ chức được liveshow lớn. Ông vui vì chương trình thành công mỹ mãn, khán giả dành nhiều lời khen ngợi. "Tuổi này còn gặp khán giả, được hát và mang lại niềm vui, tiếng cười cho họ là niềm hạnh phúc. Một người nghệ sĩ được cống hiến trọn đời với sân khấu cải lương thì còn không mong đợi gì hơn", Minh Vương bày tỏ.Để có sự nghiệp thăng hoa, được khán giả yêu mến, nghệ sĩ Minh Vương cho rằng ngoài yếu tố may mắn thì bản thân cũng phải luôn nỗ lực, rèn giũa mỗi ngày. Ông quan niệm người nghệ sĩ ngoài tài năng cần giữ được cái tâm, cái tình để mọi người xung quanh yêu mến. "Người nghệ sĩ cần ý thức giữ tên tuổi, hình ảnh của mình. Cái hay, cái đẹp mình sẽ phát huy, còn những điều không vừa lòng thì cũng phải lựa lời để khéo léo, cân nhắc kỹ lưỡng, tránh làm tổn thương người khác", ông cho hay.Ở tuổi 75, NSND Minh Vương được khen vẫn giữ được phong độ, giọng hát ổn định với làn hơi khỏe, chất giọng truyền cảm như ngày nào. Nam nghệ sĩ nói may mắn được trời thương, Tổ đãi nên phong độ nghề khá tốt. Bên cạnh đó, ngôi sao cải lương đình đám của sân khấu miền Nam luôn ý thức phải giữ gìn giọng hát. Ông hạnh phúc khi mỗi lần gặp, khán giả vẫn ái mộ, chúc những lời lẽ tốt đẹp. Đứng trên sân khấu hơn nửa thế kỷ, vô số lần được vinh danh nhưng nam nghệ sĩ cải lương nói ông vẫn vui mừng, hạnh phúc mỗi khi nhận được lời khen từ khán giả. Giọng ca Nửa đời hương phấn bộc bạch: "Tình cảm của khán giả luôn là nguồn động viên lớn lao với người nghệ sĩ. Khi đi hát, khán giả luôn chúc tôi sức khỏe để có thể hát mãi cho mọi người nghe. Chính tình yêu thương này khiến tôi nhắc nhở mình phải giữ gìn để không phụ lòng mọi người. Bây giờ nếu có lời mời và cảm thấy mình đủ sức khỏe, tôi vẫn sẵn sàng biểu diễn để mang lời ca tiếng hát cho khán giả. Tuổi này rồi tôi không mong cầu gì nhiều, đi hát là để trả ơn khán giả". Sau khi trải qua biến cố bệnh tật, NSND Minh Vương nghiêm túc, kỹ lưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe. Mỗi năm, ông thường xuyên vào bệnh viện thăm khám, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nam nghệ sĩ cho hay: "Những gì ảnh hưởng đến sức khỏe, đến giọng ca, tôi đều bỏ, cũng không ăn uống bừa bãi. Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi sẽ uống một ly sữa nóng. Sau đó, tôi tập thể dục khoảng 10 - 15 phút, chủ yếu là đi bộ quanh nhà. Vào buổi chiều, nếu không đi diễn thì tôi tiếp tục tập thể dục. Lúc rảnh, tôi chăm sóc cây kiểng, đọc báo, trò chuyện với vợ. Nhờ tập luyện đều đặn, ăn uống khoa học, sức khỏe và giọng hát của tôi hiện tại vẫn còn tốt".Nhắc về cuộc sống hiện tại, nam nghệ sĩ chia sẻ ông tận hưởng tháng ngày bình yên, thoải mái bên vợ con. Ông thấy may mắn khi người bạn đời rất lo lắng cho mình, chăm sóc sức khỏe, lo từ miếng ăn đến giấc ngủ. Từng bộ trang phục nam nghệ sĩ mặc đều được bà xã tự đến tiệm chọn vải, may đo, lựa từng món phụ kiện để ông tự tin đứng trên sân khấu. NSND Minh Vương có 3 người con đều đã trưởng thành, có cuộc sống ổn định. Nam nghệ sĩ chia sẻ ở tuổi xế chiều, không niềm hạnh phúc nào bằng gia đình trên thuận dưới hòa, con cháu hiếu thảo. Sau nhiều năm tất bật theo các đoàn hát, ít được đón tết thảnh thơi, năm nay ông sẽ ở nhà đón tết cùng gia đình. "Tết là dịp để tôi quây quần bên gia đình. Tôi và vợ sẽ cùng nhau sắm sửa, mua hoa quả, cúng ông bà. Thời gian trước, khi sức khỏe còn tốt, tôi thường đi diễn xuyên tết, có khi về đến nhà đã gần sáng. Năm nay tôi sẽ đón giao thừa cùng gia đình. Sáng mùng 1, con cháu tụ họp đầy đủ, chúc tết ông bà, cha mẹ, mình lì xì mừng tuổi cho các cháu, nhiêu đó thôi đủ đáng quý rồi. Sau ba ngày tết, tôi mới đi hát", nam nghệ sĩ cho hay.Ngoài gia đình, NSND Minh Vương có một hội bạn là các nghệ sĩ, nhân viên hậu cần lớn tuổi từng gắn bó một thời. Mỗi tuần, họ lại tụ họp cà phê, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống, thỉnh thoảng giao lưu văn nghệ. "Hạnh phúc hiện tại của tôi là có sức khỏe, có gia đình, bạn bè, khán giả yêu thương. Còn sức khỏe thì tôi sẽ còn ca, khi nào người ta không còn mời mình nữa hoặc sức khỏe không cho phép nữa thì thôi", ông nói.Tài xế Toyota Yaris chạy ‘khôn lỏi’ và cái kết khiến dân mạng ‘hả hê’
Theo PhoneArena, Apple đang đối mặt với một vụ kiện mới liên quan đến công nghệ camera trên dòng iPhone 15. Theo đó, công ty chuyên về cảm biến camera SiOnyx đang cáo buộc Apple đã sử dụng trái phép công nghệ 'Pixel Isolation Elements' và 'Black Silicon' của họ để cải thiện khả năng chụp ảnh thiếu sáng trên iPhone 15.SiOnyx cho biết họ đã giới thiệu công nghệ này với Apple trong các cuộc họp kỹ thuật từ năm 2014, đặc biệt là trong một buổi thuyết trình chi tiết vào năm 2017. Giờ đây, họ tin rằng Apple đã 'ăn cắp' ý tưởng này để tích hợp vào hệ thống camera tiên tiến của iPhone 15, đặc biệt là trên phiên bản Pro Max.Tuy nhiên, Apple đã phản bác cáo buộc này, cho rằng SiOnyx vi phạm thỏa thuận bảo mật khi sử dụng thông tin được chia sẻ trong các cuộc họp làm bằng chứng trước tòa. Hãng khẳng định mọi thông tin trao đổi trong các buổi gặp mặt đều được coi là bí mật và không thể dùng để kiện tụng.Vụ kiện đang diễn ra căng thẳng với những diễn biến mới nhất. Tháng 11 năm ngoái, Apple từng yêu cầu tòa án bác bỏ vụ kiện vì thiếu bằng chứng, nhưng bị từ chối. Đầu tháng 1 này, Apple tiếp tục nỗ lực ngăn chặn một số phần của vụ kiện, trong khi SiOnyx vẫn kiên quyết với cáo buộc của mình.Camera là một trong những điểm tiếp thị bán hàng quan trọng nhất của iPhone 15 Pro Max, đặc biệt là khả năng chụp ảnh thiếu sáng vượt trội. Nếu SiOnyx thắng kiện, Apple có thể phải đối mặt với án phạt nặng hoặc phải trả phí bản quyền cho việc sử dụng công nghệ này.Ngược lại, nếu Apple thành công, vụ việc sẽ tạo tiền lệ quan trọng về cách thức xử lý thông tin bí mật trong các tranh chấp pháp lý giữa các công ty công nghệ.Đây không phải lần đầu tiên Apple vướng vào các vụ kiện liên quan đến bằng sáng chế công nghệ. Vụ việc với SiOnyx một lần nữa cho thấy cuộc chiến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ đang diễn ra khốc liệt như thế nào.
Cây thiêng bị cháy rụi mọc lá trở lại sau hỏa hoạn lịch sử Hawaii
Bộ Xây dựng sau hợp nhất sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng.Đồng thời, quản lý về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.Bộ Xây dựng hợp nhất có 19 đơn vị là tổ chức giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Văn phòng, Thanh tra, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Vụ Vận tải và An toàn giao thông, Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và vật liệu xây dựng.Các cục gồm: Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Phát triển đô thị, Cục Kết cấu hạ tầng xây dựng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam.4 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin, Báo Xây dựng, Tạp chí Xây dựng, Học viện Chiến lược, bồi dưỡng cán bộ xây dựng.Bộ GTVT cũng đề xuất các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng và các đơn vị thuộc Bộ GTVT tiếp tục hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Bộ Xây dựng hoàn thành việc sắp xếp tổ chức và ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị theo quy định.Riêng Vụ Quản lý doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động cho đến khi Bộ Xây dựng hoàn thành việc tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất đến hết năm 2030 phải sắp xếp theo hướng giải thể tổ chức này.Bộ Xây dựng thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ. Trong đó, có nhiệm vụ đặc thù quản lý nhà nước về xây dựng và GTVT gồm lĩnh vực xây dựng: quy hoạch, kiến trúc; phát triển đô thị; hoạt động đầu tư xây dựng; nhà ở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng.Lĩnh vực GTVT gồm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng. Hiện lĩnh vực sát hạch, cấp giấy phép lái xe đang được điều chuyển từ Bộ GTVT sang Bộ Công an quản lý.Nhóm 4 là nhiệm vụ chung về quản trị nội bộ gồm: quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; quản lý, tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư phát triển và xây dựng thuộc phạm vi quản lý của bộ.Hiện Bộ trưởng Bộ GTVT là ông Trần Hồng Minh, Bộ Xây dựng chưa có bộ trưởng sau khi ông Nguyễn Thanh Nghị được điều chuyển, bổ nhiệm làm Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.
Chàng trai chở mẹ đi phượt 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia
"Vì Ukraine liên tục từ chối gia hạn các thỏa thuận này, Gazprom đã bị tước mất khả năng kỹ thuật và pháp lý cung cấp khí đốt để vận chuyển qua ngã Ukraine kể từ ngày 1.1.2025. Việc cung cấp khí đốt của Nga để vận chuyển qua ngã Ukraine đã dừng lại vào lúc 8 giờ sáng theo giờ Moscow", Gazprom thông báo, theo Hãng tin TASS.Gazprom chỉ ra rằng các thỏa thuận vận chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm với công ty Naftogaz của Ukraine về hợp tác giữa các đơn vị khai thác hệ thống vận chuyển khí đốt của Nga và Ukraine đã hết hạn vào ngày 1.1. Thỏa thuận này quy định vận chuyển 40 tỉ m3 khối khí đốt của Nga qua ngã Ukraine mỗi năm. Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỉ m3 khí đốt qua Ukraine tới châu Âu vào năm 2023, giảm so với mức 65 tỉ m3 khi hợp đồng 5 cuối cùng bắt đầu vào năm 2020."Chúng tôi đã dừng trung chuyển khí đốt của Nga. Đây là một sự kiện lịch sử. Nga đang mất thị trường, họ sẽ phải chịu tổn thất về tài chính. Châu Âu đã đưa ra quyết định từ bỏ khí đốt của Nga", Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko nhấn mạnh trong một tuyên bố hôm nay, theo Reuters.Bộ Năng lượng Ukraine cũng nhấn mạnh việc vận chuyển khí đốt của Nga qua ngã Ukraine "đã bị dừng lại vì lợi ích an ninh quốc gia".Việc dừng trung chuyển khí đốt nói trên sẽ khiến Gazprom mất gần 5 tỉ USD doanh số bán khí đốt, trong khi Ukraine sẽ không thu được khoảng 800 triệu USD/năm phí trung chuyển từ Nga, theo Reuters.Việc dừng trung chuyển khí đốt của Nga qua ngã Ukraine đã được dự kiến diễn ra sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022. Ukraine đã kiên quyết không gia hạn thỏa thuận trong bối cảnh có xung đột quân sự.Nga hiện vẫn xuất khẩu khí đốt qua đường ống TurkStream ở biển Đen. TurkStream có hai tuyến - một tuyến cho thị trường nội địa Thổ Nhĩ Kỳ và tuyến còn lại cung cấp cho các khách hàng ở Trung Âu, trong đó có Hungary và Serbia, theo Reuters.Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga sau khi xung đột quân sự nổ ra ở Ukraine vào năm 2022 bằng cách tìm kiếm các nguồn thay thế. Những bên mua khí đốt còn lại của Nga thông qua Ukraine như Slovakia và Áo cũng đã sắp xếp nguồn cung thay thế.Moldova là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi việc trung chuyển khí đốt từ Nga qua ngã Ukraine dừng lại. Moldova cho hay nước này sẽ cần đưa ra các biện pháp để giảm 1/3 lượng khí đốt sử dụng.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của EU về diễn biến nói trên.