Ruộng bậc thang Bình Liêu vào mùa hút khách
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.Chấn động: Siêu phủi Cán Cris Chính thức gia nhập Theanh28 FC
Bên cạnh danh sách 10 ô tô đã qua sử dụng 5 năm đáng cân nhắc để lựa chọn, nghiên cứu mới nhất của iSeeCars dựa trên cơ sở phân tích giá của hơn 700.000 xe ô tô đã qua sử dụng và số km đã đi của hơn 368 triệu xe đã qua sử dụng… cũng phân tích, xếp hạng các dòng ô tô hybrid đã qua sử dụng 5 năm đáng cân nhắc để lựa chọn.Theo iSeeCars, trung bình mỗi chiếc ô tô hybrid đã qua sử dụng 5 năm có giá vào khoảng 23.652 USD và tuổi thọ trung bình còn lại là 8,6 năm tương ứng khoảng 2.735 USD cho mỗi năm sử dụng còn lại. Đáng chú ý, chiếm phần lớn các vị trí trong danh sách này là các mẫu ô tô hybrid của Toyota và Ford. Ông Karl Brauer, chuyên gia phân tích kiêm Giám đốc điều hành iSeeCars cho biết: "Toyota dẫn đầu ngành về lĩnh vực phát triển xe hybrid, điều này thể hiện ở việc hãng sản xuất ô tô này nắm giữ ba trong bốn vị trí trên mức trung bình về xe hybrid đã qua sử dụng 5 năm đáng tin cậy nhất với mức giá hợp lý nhất".Cụ thể, Toyota Prius đã qua sử dụng 5 năm là mẫu ô tô đáng cân nhắc nhất để chọn mua, khi có giá trị còn lại theo năm ở mức thấp nhất. Giá bán trung bình mỗi chiếc Toyota Prius sau 5 năm sử dụng vào khoảng 22.006 USD, trong khi đó tuổi thọ còn lại dự kiến của mẫu xe này lên tới 9 năm. Như vậy, nếu mua Toyota Prius đã qua sử dụng được 5 năm, trung bình mỗi năm chủ sở hữu mới của mẫu xe này mất khoảng 2.452 USD.Toyota Camry Hybrid xếp thứ hai trong danh sách những mẫu ô tô hybrid đã qua sử dụng 5 năm đáng cân nhắc để lựa chọn, khi có giá bán lại trung bình 23.364 USD và tuổi thọ còn lại dự kiến 9,4 năm, bình quân mỗi năm chủ mới sẽ mất khoảng 2.491 USD.Vị trí thứ ba thuộc về Ford Fusion Energi, khi mẫu xe này có giá bán lại trung bình 19.336 USD và tuổi thọ còn lại dự kiến 7,7 năm, bình quân mỗi năm chủ mới sẽ mất khoảng 2.521 USD. Trong khi đó, vị trí thứ 4 lại thuộc về một mẫu xe khác của Toyota là Avalon Hybrid. Mẫu sedan này có giá bán lại trung bình 28.901 USD và tuổi thọ còn lại dự kiến 10,8 năm, bình quân mỗi năm chủ mới sẽ mất khoảng 2.665 USD. Phiên bản Ford Fusion Hybrid chốt lại top 5, qua đó thiết lập thế áp đảo của Toyota và Ford trong danh sách này. Khác với bản Fusion Energi, phiên bản Fusion Hybrid có giá bán lại trung bình 17.808 USD và tuổi thọ còn lại dự kiến 5,3 năm, bình quân mỗi năm chủ mới sẽ mất khoảng 3.333 USD.Các vị trí còn lại trong danh sách những mẫu ô tô hybrid đã qua sử dụng 5 năm đáng cân nhắc để lựa chọn, gồm: Lexus RX 450h/450hL, Toyota Highlander Hybrid, Hyundai Sonata Hybrid và Ford Escape Hybrid với thông tin cụ thể như sau:
SK Hynix hé lộ ổ SSD 300 TB sẵn sàng cho kỷ nguyên AI
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…
Ngày 17.1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với việc Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam hoan nghênh việc Chính phủ Mỹ ngày 14.1 vừa qua đã quyết định đưa Cuba ra khỏi "danh sách các quốc gia được cho là tài trợ khủng bố" của Bộ Ngoại giao Mỹ cùng một số bước đi theo hướng giảm cấm vận đối với nước này."Lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực tiến tới bình thường hóa quan hệ Cuba - Mỹ, bao gồm việc Mỹ chấm dứt hoàn toàn các biện pháp bao vây cấm vận chống Cuba theo tinh thần các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân Cuba, vì hòa bình ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Mỹ và trên thế giới", bà Hằng khẳng định.Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 14.1 công bố sẽ xóa Cuba khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố. Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đã hoan nghênh quyết định của Mỹ đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia mà Washington cho là tài trợ khủng bố. Người đứng đầu ngành ngoại giao Cuba cho rằng Mỹ vừa có một động thái nghiêm túc, quan trọng và đúng hướng.Đảng Cộng sản Cuba cũng ra tuyên bố hoan nghênh quyết định của Washington, coi đây là thắng lợi của cuộc Cách mạng Cuba.
Cựu giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai lãnh án
Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) cho biết, hiện có 4 nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số tại Việt Nam chưa thực hiện quy định về đăng ký thuế thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.Cụ thể gồm: Công ty Agoda International Pte.Ltd (website công ty: https://www.agoda.com); Công ty Paypal Pte.Ltd (website công ty: https://www.paypal.com); Công ty AirBnb Ireland Unlimited (website công ty: https://www.Airbnb.com); Công ty Booking.com BV (website công ty: https://www.Booking.com).Trên cơ sở các quy định hiện hành và thực hiện yêu cầu về quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử dựa trên nền tảng số, Cục Thuế doanh nghiệp lớn (đơn vị được Tổng cục Thuế giao phân công quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài - PV) đã chủ động rà soát và tuyên truyền, hỗ trợ cũng như nhiều lần có văn bản đôn đốc, yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam thực hiện đăng ký thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.Tuy nhiên, đến nay, bên cạnh đại đa số các nhà cung cấp nước ngoài nghiêm túc thực hiện, vẫn còn một số nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thuế tại cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, trong đó có 4 nhà cung cấp nước ngoài nêu trên.Cục Thuế doanh nghiệp lớn đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, gồm: Bộ TT-TT, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an… phối hợp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp trong công tác quản lý đối với 4 nhà cung cấp nước ngoài Agoda, Paypal, AirBnb và Booking.Theo Tổng cục Thuế, năm 2024, kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong nước đạt 116.000 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.Năm 2024 đã có thêm 48 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký kê khai nộp thuế tại Việt Nam, nâng tổng số lên 123 nhà cung cấp nước ngoài khai, nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Tổng số thuế khai, nộp đạt 8.687 tỉ đồng, tăng 26% số thu cùng kỳ năm 2023.