Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bật tăng, vì sao?
Sáng 11.3, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chủ trì buổi họp thường kỳ đánh giá công tác chỉ đạo điều hành, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2.2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 3.2025.Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Sở Tài chính cho hay, theo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn là 8.311 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 2.929 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 5.382 tỉ đồng). Đến nay, đã phân bổ chi tiết cho các ngành, địa phương là 7.290 tỉ đồng (đạt 88%), kế hoạch vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết 1.021 tỉ đồng.Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2 tháng đầu năm 2025 là 3.432 tỉ đồng (đạt 14% dự toán là 25.000 tỉ đồng), giảm 28% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, thu nội địa 3.934 tỉ đồng (19% dự toán, tăng 1% so với cùng kỳ).Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2 tháng đầu năm 2025 là 3.051 tỉ đồng, đạt 9% dự toán, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, chi đầu tư phát triển 897 tỉ đồng, chi thường xuyên 2.153 tỉ đồng.Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 2 tháng đầu năm có những tín hiệu tích cực. Tính đến ngày 26.2, toàn tỉnh có 180 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 11,11% so với cùng kỳ), số vốn đăng ký đạt 599.743 tỉ đồng.Ngoài ra, trong 2 tháng, tỉnh Quảng Nam cấp mới 9 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 529.55 tỉ đồng; cấp mới 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký 12,34 triệu USD.Lũy kế đến nay, trên địa tỉnh hiện có 1.176 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực (tổng vốn đăng ký khoảng 230.000 tỉ đồng) và 207 dự án FDI còn hiệu lực (tổng vốn đăng ký khoảng 6,3 tỉ USD), tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.Ông Nguyễn Như Công, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, cho rằng tình hình thu ngân sách nhà nước giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, thu nội địa tăng nhẹ. Sự suy giảm này có thể phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu.Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề nghị làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ ổn định công tác. "Bây giờ ngồi đâu cũng nói chuyện sáp nhập, làm phân tâm tư tưởng. Tinh thần Trung ương chỉ đạo đến đâu chúng ta làm đến đó, không phân tâm", ông Dũng yêu cầu.Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ nhiều vướng mắc cho Quảng Nam; các bộ, ngành Trung ương cũng ủng hộ. Vì vậy, những nội dung Thủ tướng kết luận có khả năng sẽ hoàn thành sớm hơn kế hoạch.Ông Dũng yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành tập trung tìm cách giải quyết các dự án chậm tiến độ nhiều năm gây lãng phí và giải ngân vốn đầu tư công.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng gợi ý các sở ngành tập trung giải quyết, để các dự án của Thaco (dự kiến đầu tư trong năm nay gần 4.000 tỉ đồng) khởi công đúng kế hoạch. Đồng thời, tìm cách cùng Hoiana tiếp tục đầu tư thêm 1 tỉ USD; cùng Hyosung đầu tư 100 triệu USD và Karcher đầu tư 100 triệu USD…"Bây giờ chúng ta đôn đốc, đồng hành với họ. Nếu chúng ta làm tốt, các dự án lớn đầu tư vào khoảng 50.000 tỉ đồng nữa thì mới có con số tăng trưởng 10% trong năm 2025", ông Dũng nói.Người đứng đầu UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu trong thời gian thực hiện chủ trương sáp nhập dừng việc mua xe công, giao Sở Tài chính tham mưu điều chuyển một số xe công từ các sở sáp nhập cho các nơi còn đang thiếu.Giáo dục giới tính học đường: Lá chắn phòng tránh xâm hại tình dục
Không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể dẫn đến mệt mỏi, cáu kỉnh và một loạt các vấn đề khác”.
Công trình kéo dài, gây nguy hiểm
Tuy nhiên, vì có quá nhiều người trẻ đem "loa kẹo kéo" đến biểu diễn ca nhạc đã khiến không ít bạn trẻ cảm thấy ngán ngẩm. Nhất là khi các nhóm đứng hát ở những vị trí quá gần nhau.
Ngày 22.2, tại H.Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái - giai đoạn 2. Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận Phạm Văn Hậu; Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam; Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Bộ Công thương, Cơ quan phát triển Pháp (AfD)... tới dự.Dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án thuộc Công trình năng lượng, nhóm A, cấp đặc biệt, được xây dựng tại H.Bác Ái và H.Ninh Sơn. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 21.000 tỉ đồng, được thu xếp từ vốn vay và vốn của EVN.Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái là công trình thủy điện tích năng đầu tiên được xây dựng tại VN có quy mô 4 tổ máy với công nghệ tích hợp 2 chiều tua bin - bom, máy phát điện - động cơ với tổng công suất lắp máy là 1.200 MW.Nhà máy này có nhiệm vụ phát điện phủ đỉnh với công suất lớn nhất 1.200 MW lên hệ thống điện quốc gia vào giờ cao điểm, bơm nước từ hồ dưới là hồ thủy lợi Sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm; góp phần làm phẳng biểu đồ phụ tải cho hệ thống điện với số giờ phát điện phủ đỉnh hàng ngày tối đa là 7 giờ. Công trình này còn có nhiệm vụ điều tần, chạy bù công suất và dự phòng quay cho hệ thống điện.Theo EVN, khu vực các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận tập trung cao nhiều dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) và tương lai có thêm các nhà máy điện hạt nhân, hoạt động của Thủy điện tích năng Bác Ái sẽ góp phần điều tiết công suất và ổn định nguồn điện khu vực.Cũng theo EVN, dự án được phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất, cụm công trình cửa xả nằm sâu trong lòng hồ thủy lợi Sông Cái đã được EVN triển khai thi công xây dựng từ tháng 1.2020, nghiệm thu hoàn thành vào tháng 3.2021, bảo đảm hoàn thành trước khi tích nước hồ sông Cái. Giai đoạn 2, dự án thi công công trình chính đảm bảo tiến độ phát điện tổ máy 1 vào tháng 12.2029; hoàn thành toàn bộ dự án năm 2030.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn, cho rằng Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Vì vậy, Dự án thủy điện tích năng Bác Ái có vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, giúp ổn định hệ thống, điều tần, là công cụ giúp điều độ hệ thống điện quốc gia vận hành ổn định, an toàn tin cậy trong bối cảnh hệ thống công suất lắp đặt của các nhà máy năng lượng sạch đang tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thiểu phát thải. Nhà máy thủy điện Bác Ái sẽ bơm nước từ hồ sông Cái lên hồ trên để tích trữ năng lượng vào giờ thấp điểm và phát lên hệ thống lưới điện quốc gia vào giờ cao điểm, vì vậy được xem như là một hệ thống tích trữ năng lượng lớn và hết sức có ý nghĩa khi được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2029 - 2030.Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cùng với 2 dự án điện hạt nhân, Dự án Nhà máy thủy điện Bác Ái khi được đưa vào khai thác sẽ biến Ninh Thuận là trung tâm điện sạch lớn nhất VN, thậm chí là lớn nhất khu vực Đông Nam Á."EVN cam kết chỉ đạo, phối hợp tốt với nhà thầu và các đơn vị tư vấn trên công trường để xây dựng công trình thủy điện tích năng Bác Ái bảo đảm chất lượng, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường và hoàn thành đúng tiến độ", ông Tuấn nói.Dịp này, EVN và liên danh các nhà thầu đã tặng tỉnh Ninh Thuận 1 tỉ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội, xóa nhà tạm cho người nghèo.
Tại sao nên làm điều này trước và sau khi 'yêu'?
Trước đó, ngày 24.2, Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24.2.2025 về việc tăng cường các giải pháp giảm lãi suất để thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.Tại cuộc họp, NHNN chỉ đạo các TCTD quán triệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi; tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơ cấu, tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu quả hơn nữa, tăng cường trách nhiệm xã hội, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả; thường xuyên báo cáo NHNN việc công bố và thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay. Thời gian tới, NHNN cho biết bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay, NHNN điều hành các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ TCTD đưa nguồn vốn huy động thành vốn tín dụng tập trung cho đầu tư phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.Theo đó, NHNN điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ và đảm bảo thanh khoản cho các TCTD cung ứng vốn ra nền kinh tế. Điều tiết tiền tệ chủ động, linh hoạt để hỗ trợ ổn định tỷ giá trong trường hợp cần thiết. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, chủ động sẵn sàng can thiệp thị trường nhằm ổn định thị trường ngoại tệ trước biến động của kinh tế thế giới và chính sách, chiến tranh thương mại, củng cố niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào đồng nội tệ. NHNN tập trung theo dõi sát động thái của hệ thống TCTD để điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiếp tục tăng cường đẩy mạnh tiết giảm chi phí hoạt động hơn nữa, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các giải pháp khác để phấn đấu hạ lãi suất cho vay; đồng thời tiếp tục yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân. Đồng thời kiểm tra đối với các NH đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi thời gian vừa qua; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các TCTD, nhất là việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. Cũng như xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, nhất là các trường hợp TCTD không công bố công khai thông tin lãi suất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN, các TCTD cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định của pháp luật. NHNN cho biết tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Chủ động, kịp thời điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế mà không cần TCTD phải đề nghị để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.