Nobel Kinh tế 2023 vinh danh nghiên cứu về thị trường lao động nữ
Tại trụ sở Công an tỉnh Hà Giang, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an) đã thông báo quyết định bổ nhiệm đại tá Nguyễn Đức Thuận, Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Giang, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang.Trao quyết định và tặng hoa chúc mừng tân Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Nguyễn Đức Thuận, thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an, khẳng định đây là sự tin tưởng, ghi nhận của lãnh đạo Bộ Công an đối với quá trình phấn đấu, nỗ lực cống hiến trong sự nghiệp của đại tá Nguyễn Đức Thuận.Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị đại tá Nguyễn Đức Thuận nhanh chóng nắm bắt, tiếp nhận mọi công việc, tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm công tác, đoàn kết cùng lãnh đạo công an tỉnh chỉ đạo hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Cạnh đó, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cấp, ngành trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Phát biểu nhận nhiệm vụ, đại tá Nguyễn Đức Thuận cho biết, đây là vinh dự lớn, đồng thời cũng là nhiệm vụ rất nặng nề trước Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Ông Thuận hứa sẽ luôn nỗ lực, cố gắng hết mình, không ngừng học tập, tu dưỡng rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống; nguyện đem hết khả năng, trí tuệ và tâm huyết của mình chung sức, đồng lòng cùng tập thể lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang tập trung xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng công an tỉnh trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.Trước đó, trong kỳ họp khóa XVIII lần thứ 21 của HĐND tỉnh Hà Giang diễn ra ngày 30.12.2024, ông Phan Huy Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang, đã được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối 100%.Đồng Nai: Báo cáo ban đầu vụ ngộ độc tại Công ty TNHH De Chang Việt Nam
Đặc biệt, những người làm nghề tái chế luôn có sự đề phòng với những câu hỏi liên quan đến ô nhiễm bởi quan điểm của họ là "ô nhiễm nhưng có tiền".
Người Mỹ đi chợ hoa tết ở TP.HCM, lì xì tiền USD cho người Việt
Nghiên cứu do tiến sĩ, phó giáo sư Jenny Olson dẫn đầu, đã tuyển chọn 230 cặp đôi đã đính hôn hoặc mới kết hôn lần đầu và theo dõi trong hơn 2 năm. Lúc bắt đầu nghiên cứu, mọi người đều có tài khoản riêng. Độ tuổi trung bình là 28, quen nhau trung bình khoảng 5 năm và có quan hệ tình cảm trung bình 3 năm. 10% đã có con.
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Thanh tra Chính phủ đề nghị rà soát 38 điểm mỏ cát ở Vĩnh Long
Chiều 17.1, phiên tòa xét xử vụ án Sài Gòn Đại Ninh tiếp tục làm việc. Trước đó, đại diện viện kiểm sát đã đề nghị mức án đối với 10 bị cáo.Trong số các bị cáo, ông Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, bị đề nghị 7 - 8 năm tù về tội nhận hối lộ.Ông Hiệp bị cáo buộc nhận của "đại gia" Nguyễn Cao Trí 4,2 tỉ đồng, qua đó ưu ái cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Ông Hiệp cũng là một trong những lãnh đạo tỉnh đồng thuận với việc điều chỉnh kết luận thanh tra, từ kiến nghị thu hồi sang không thu hồi đối với dự án Đại Ninh.Tự bào chữa trước tòa, ông Hiệp thừa nhận hành vi, nhưng cho rằng mức án đại diện viện kiểm sát đề nghị với mình là quá nặng, đồng thời gửi lời xin lỗi chính quyền, nhân dân tỉnh Lâm Đồng.Đáng chú ý, bị cáo phân trần về bối cảnh phạm tội, khi một phần nguyên nhân xuất phát từ "tình thế tiến thoái lưỡng nan, không thể dừng được".Ông Hiệp nói "chịu sức ép" từ cố Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh (người bị cáo buộc nhận 10 tỉ của ông Trí, đã chết)."Tôi không muốn đổ tội cho người đã chết, nhưng thực tế anh Minh là người hối thúc rất nhiều khiến tôi rơi vào cái guồng xoay. Khi anh Minh xuất hiện ở Lâm Đồng là ai cũng biết dự án chắc chắn sẽ được gia hạn để tiếp tục triển khai khiến tôi bị chủ quan", ông Hiệp giải thích.Vẫn theo cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng, ngoài ông Minh thì bị cáo còn chịu sức ép từ "lãnh đạo cấp cao gợi ý, gửi gắm", do đó phải "chấp hành ý kiến của lãnh đạo cấp trên".Trình bày hoàn cảnh gia đình, ông Hiệp nói "380 ngày tạm giam vừa qua là sự trừng phạt rất lớn, rất thấm thía", đã thấy rõ được sai phạm của bản thân.Trước khi kết thúc phần tự bào chữa, ông Hiệp dừng lại một lúc rồi nói: "Cuối cùng đây là lời nói thật từ tấm lòng chứ không phải đãi bôi, nếu trong quá trình thụ án bị cáo có mệnh hệ gì thì bị cáo xin hiến xác cho y học, khoa học. Hôm nay có đại diện gia đình của bị cáo ở đây nên bị cáo sẽ chịu trách nhiệm về lời nói của mình".Một cựu lãnh đạo khác của tỉnh Lâm Đồng là Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy. Ông Quận bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù về tội nhận hối lộ.Ông Quận bị cáo buộc nhận 2,1 tỉ đồng của "đại gia" Nguyễn Cao Trí, qua đó cùng với ông Hiệp ưu ái cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh.Tự bào chữa tại tòa, ông Quận nhận thức hành vi của mình đã ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân, bày tỏ lời xin lỗi.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị luật sư của mình không bào chữa về tội danh vì thấy phần luận tội là đúng, chỉ trình bày về các tình tiết giảm nhẹ.Trước đó, trong phần thẩm vấn, ông Quận thừa nhận nhận tiền từ bị cáo Nguyễn Cao Trí. Chủ tọa hỏi ông Quận vì sao ông Trí phải đưa tiền cho bị cáo?Trả lời câu hỏi, ông Quận cho rằng đây là sự cảm ơn từ phía ông Trí, việc đưa tiền nhằm nhờ lãnh đạo tỉnh lưu tâm hơn đến dự án Đại Ninh. Tuy vậy, ông Quận cho rằng, dù không nhận tiền thì việc "tập trung chỉ đạo" cũng là trách nhiệm của mình, như với bất kỳ dự án nào khác.Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng khẳng định không đòi hỏi hay ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiền, mong được xem xét, cho hưởng khoan hồng.Tại bản luận tội, đại diện viện kiểm sát nhận định đây là vụ án điển hình cho sai phạm trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại. Các bị cáo đã câu kết với nhau để thực hiện hành vi trái pháp luật, qua đó hưởng lợi cá nhân bất chính.Nhiều bị cáo là người có chức vụ lãnh đạo tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng, có học hàm học vị cao, hiểu biết pháp luật, biết rõ việc làm nào là đúng và không đúng, cũng như hậu quả pháp lý phải đối mặt nếu cố tình làm sai. Tuy vậy, vì động cơ vụ lợi, những người này vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội.