Yếu tố còn thiếu để phát triển kinh tế số Việt Nam
Kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra biến chứng, trong đó có nguy cơ tổn thương thận.Tin tức thời tiết hôm nay 6.5.2024: Miền Bắc mưa giông diện rộng
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lệnh ngừng tấn công đã được đưa ra ngay sau cuộc điện đàm giữa ông Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào hôm 18.3.Trong cuộc điện đàm, ông Putin đã chấp nhận đề xuất của ông Trump về việc các bên trong xung đột Ukraine kiềm chế tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày. Thông báo từ Điện Kremlin ngày 18.3 cho biết nhà lãnh đạo Nga đã "ngay lập tức" chỉ thị quân đội tuân thủ đề xuất này.Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong một tuyên bố vào hôm 19.3 rằng họ đã "nhận được lệnh từ Tổng Tư lệnh Tối cao về việc ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine".Theo Moscow, khi lệnh của ông Putin được đưa ra, "bảy UAV tấn công của Nga đang trên không, nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine liên quan đến khu phức hợp công nghiệp quân sự ở khu vực Mykolaiv".Để thực hiện lệnh này, hệ thống phòng không Nga đã phải "vô hiệu hóa" các UAV. Sáu máy bay không người lái đã bị hệ thống tên lửa Pantsir bắn hạ, và chiếc còn lại bị máy bay chiến đấu tiêu diệt.Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc rằng "chỉ vài giờ" sau cuộc điện đàm Putin-Trump, "Kyiv đã thực hiện một cuộc tấn công có chủ đích bằng ba UAV cánh cố định vào một cơ sở hạ tầng năng lượng tại làng Kavkazskaya thuộc vùng Krasnodar của Nga".
Đường hư hỏng nặng, đi lại khó khăn
TAND tối cao vừa có hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 266/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đề nghị đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù.Cụ thể, đối tượng được đề nghị đặc xá là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải có đủ: các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 266/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước; là người đang được tòa án có thẩm quyền quyết định cho tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù theo đúng quy định tại bộ luật Hình sự.Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù còn phải có nơi cư trú rõ ràng; quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù tính đến ngày 30.4.2025 vẫn đang có hiệu lực thi hành.Trong khi đó, đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá (theo quy định tại khoản 2 điều 3 Quyết định số 266/2025/QĐCTN của Chủ tịch nước) hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù để đáp ứng yêu cầu về đối nội hoặc đối ngoại của Nhà nước.Những người này phải thuộc một trong các trường hợp: có văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá; có văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế đề nghị đặc xá; có văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, các ban Đảng ở T.Ư, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị đặc xá.Theo hướng dẫn của TAND tối cao, hồ sơ đề nghị đặc xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm: phiếu đề nghị xét đặc xá cho người bị kết án, đơn đề nghị đặc xá của người bị kết án, bản cam kết của người có đơn đề nghị đặc xá, bản sao quyết định thi hành án của người bị kết án, bản sao quyết định (hoặc các quyết định) tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án đang còn hiệu lực tính đến ngày 30.4.2025, các văn bản, tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung…Hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù cũng tương tự.Khi nhận được văn bản thông báo ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá hoặc văn bản đề nghị đặc xá của các cơ quan, tổ chức như đã nêu, TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt thuộc quyền quản lý của tòa án mình.Chánh án TAND cấp tỉnh, chánh án tòa án quân sự cấp quân khu thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp về kết quả lập danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt để kiểm sát theo quy định.Sau khi nhận được kết quả kiểm sát bằng văn bản của viện kiểm sát cùng cấp, TAND cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu tổng hợp và gửi danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt về TAND tối cao trước ngày 1.4.2025 để TAND tối cao tổng hợp, xin ý kiến các cơ quan có liên quan, báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Liên quan đến virus viêm phổi tại Trung Quốc, tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 8.1, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, kết quả giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp từ 23.12 - 29.12 của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Trung Quốc ghi nhận tác nhân chủ yếu là virus cúm HMPV."Ngay sau đó, 4.1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định đây là bệnh thông thường và đạt đỉnh trong năm. Đây không phải sự kiện y tế bất thường như virus Covid-19", ông Tuyên nói.Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, HMPV lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn như hắt hơi sổ mũi nói chuyện. Khi nhiễm virus có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường như sốt ho, nghẹt mũi, có thể gây biến chứng viêm phổi. Bệnh tăng vào mùa đông khi thời tiết khô lạnh và dễ mắc với trẻ em, người già và người có bệnh nền.Các cơ quan y tế Trung Quốc xác nhận hiện tại hệ thống y tế không bị quá tải, tỷ lệ sử dụng bệnh viện ít hơn cùng kỳ. Nước này cũng không có tuyên bố và đáp ứng khẩn cấp về căn bệnh này. WHO cũng đánh giá đây là dịch bệnh theo mùa."Bộ Y tế khuyến cáo người dân cập nhật thông tin chính thức trên trang của bộ, tránh hoang mang, lo lắng", ông Tuyên nêu.Tại cuộc họp, ông Tuyên đã thông tin liên quan tới việc xử lý 2 dự án bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.Theo Thứ trưởng Tuyên, hai dự án bệnh viện này được triển khai từ năm 2014 theo quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.Hai dự án được thực hiện theo hình thức gói thầu EPC, vừa cung cấp thi công thiết bị công nghệ. Trong quá trình triển khai thi công gặp một số khó khăn vướng mắc, nên nhà thầu tạm dừng thi công từ 2018 đến nay.Ông Tuyên cho hay, theo chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua Bộ Y tế và các bộ ngành đã tích cực nghiên cứu rà soát tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Từ tháng 2.2023 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã tổ chức hơn 20 cuộc họp để giải quyết các vướng mắc khó khăn.Hiện Bộ Y tế đã hoàn thiện được phương án và trình Chính phủ. Từ đầu tháng 11.2024, các nhà thầu bắt đầu thi công trở lại. Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị thi công tiếp tục gỡ vướng cho 2 dự án. Dự kiến, 2 bệnh viện này sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2025.
LPBank đổi tên, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng 50%
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.